Bài viết của Xuân Duyên (hóa danh), đệ tử Đại Pháp tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 17-09-2022] Nhiều năm qua, cảnh sát và cán bộ khu phố thường xuyên sách nhiễu tôi. Cán bộ và người dân ở thôn này cũng có người chưa minh bạch chân tướng, họ lén lút theo dõi và báo cảnh sát, tôi muốn ra ngoài làm chút việc cũng khó. Để thoát khỏi tình trạng này, tôi nghĩ cần phải làm rõ việc này và đường đường chính chính giảng chân tướng cho họ.

1. Tìm đến cảnh sát và cán bộ khu phố để giảng chân tướng

Một hôm, tôi gọi điện cho đồn trưởng và yêu cầu họ cử người đến nhà tôi, vì tôi có chuyện quan trọng cần nói. Bên đồn cử đến hai cảnh sát, ngoài ra còn có Trưởng Ban quản lý trật tự xã hội họ Trần, Bí thư thôn họ Lưu, trưởng thôn họ Thạch, Trưởng Ban an ninh v.v. Và hơn 10 người nữa ngồi nghỉ dưới bóng cây ngoài cửa. Tôi giảng chân tướng thật lớn để mọi người nghe thấy: Pháp Luân Công là gì, Đại Pháp hồng truyền ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khắp nơi trên thế giới cùng chúc mừng “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” và “Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp”, học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới khởi kiện Giang Trạch Dân. Tôi còn tặng họ mấy cuốn sách nhỏ chân tướng. Tôi nói: “Vào dịp năm mới, đệ tử Đại Pháp toàn cầu gửi lời chúc mừng đến Sư phụ Đại Pháp. Ngoài ra còn có những người bên các ban ngành của Đảng, chính phủ và quân đội, các ban ngành bên công an, viện kiểm sát và tòa án, các trường cao đẳng đại học và hàng vạn người dân cũng gửi lời chúc mừng.” Cảnh sát, cán bộ khu phố và dân làng đều im lặng lắng nghe, không ai phản bác.

Khi cảnh sát và cán bộ khu phố ra về, đã có dân làng nói với tôi: “Anh nên cẩn thận chút, hai cảnh sát kia có mang máy ghi âm.” Tôi nói: “Sao ông không nói tôi sớm? Nếu sớm biết, tôi cũng muốn họ ghi âm và quay phim, tôi sẽ nói trước ống kính, để họ mang về cho đồn trưởng và người khác cùng xem, bằng như họ giúp tôi lan truyền chân tướng.” Kể từ hôm đó, tôi không còn thấy người nào theo dõi mình nữa.

2. Giảng chân tướng cho những người can nhiễu tôi khởi kiện Giang Trạch Dân

Cuối tháng 5 năm 2015, tôi đã gửi đơn kiện Giang Trạch Dân cho Viện kiểm sát Tối cao và Viện kiểm sát cấp tỉnh qua đường bưu điện. Ngày 3 tháng 11 năm 2015, Trưởng Ban quản lý trật tự khu phố địa phương (Phòng 610) họ Phùng (nữ, ngoài 30 tuổi) và viên cảnh sát họ Ngô (nam, khoảng 30 tuổi), cùng với Trưởng Ban an ninh cấp thôn họ Quách đã đến nhà tôi. Họ nói đến đăng ký danh sách những người khởi kiện Giang Trạch Dân. Đầu tiên họ hỏi tôi: “Ông bắt đầu luyện Pháp Luân Công khi nào? Ông đã khởi tố Giang Trạch Dân chưa?” Họ lấy ra biểu mẫu đăng ký “Cơ quan Công an ngăn chặn những cá nhân tùy tiện vu cáo người khác ở khu vực Long Cảng”, yêu cầu tôi “đăng ký” và thừa nhận hành vi “tùy tiện vu cáo”. Tôi đã từ chối ký tên. Sau đó, tôi lấy ba túi tài liệu đã chuẩn bị sẵn (mỗi túi có hơn 20 tài liệu khác nhau) lần lượt đưa cho họ xem, trong đó bao gồm chân tướng về “1.400 cái chết”, “Vụ tự thiêu Thiên An Môn”, “Đại Pháp hồng truyền thế giới” v.v. Tôi yêu cầu mỗi người lấy một túi, gồm cả “đơn kiện” của tôi, hơn nữa tôi còn yêu cầu họ ký tên làm chứng là đã nhận tài liệu của tôi và tên cụ thể của tài liệu.

Họ đã đồng ý ký tên làm chứng. Thế nhưng, lúc tôi đi lấy giấy bút và con dấu, thì họ lại bỏ chạy, tôi lớn tiếng gọi họ quay lại, nhưng họ vẫn lái xe bỏ đi. Tôi cảm thấy tiếc vì họ vẫn chưa nhận túi tài liệu này.

Một thời gian sau, tôi mang túi tài liệu đến đồn cảnh sát tìm đồn trưởng họ Lưu. Khi đó, đồn trưởng đã nổi giận: “Ông dám đến đồn công an tuyên truyền Pháp Luân Công à? Tôi gọi điện kêu đội quốc bảo bắt ông bây giờ!” Trong tâm tôi nói với Sư phụ: “Sư phụ à, con phải cứu ông ta.” Ông Lưu gọi điện nhiều lần, nhưng không ai nghe máy, ông đành bất lực nói: “Ông đến phòng làm việc của tôi!” Ông Lưu tâm tình kích động, thao thao bất tuyệt, nói toàn những chuyện ngoài lề: “Này! Ông xem tranh chấp Biển Đông, chủ nghĩa đế quốc Mỹ tiêu vong nhưng tim tôi không chết, một khi chiến tranh nổ ra, ông có yêu nước hay không?” Tôi lấy ra một túi tài liệu và nói: “Cha con Giang Trạch Dân là Hán gian bán nước, bản đồ cho thấy diện tích lãnh thổ bị bán lớn gấp mấy chục lần diện tích Đài Loan. Tôi hỏi ông có yêu nước hay không?” Ông Lưu im lặng, chẳng nói tiếng nào.

Tôi lấy ra từng cuốn tài liệu và giới thiệu ngắn gọn: đây là Vụ tự thiêu Thiên An Môn, 1.400 cái chết v.v. Đồn trưởng Lưu im lặng lắng nghe. Lúc tôi giới thiệu đến tài liệu Giang Trạch Dân ra lệnh mổ sống nội tạng, ông Lưu đã hỏi tôi: “Mổ sống nội tạng ư? Ông đã nhìn thấy chưa?” Tôi nói: “Việc này lẽ nào lại làm công khai ngoài phố? Lại nói, chẳng nhẽ ông chưa nhìn thấy thì nó không tồn tại à? Có người nói Trái Đất hình tròn, nhưng tôi chưa nhìn thấy. Trái Đất mà tôi nhìn thấy là nơi có núi cao nước thấp, chỗ cao chỗ thấp không giống nhau. Nếu ai nói Trái Đất hình tròn thì tôi nói anh ta nói láo. Nếu ai nói quả bóng hình tròn thì tôi tin, vì tôi đã nhìn thấy quả bóng. Nếu ai nói trên Trái Đất có nước Mỹ thì tôi không tin, tôi nghĩ anh ta bịa đặt, vì tôi chưa thấy nước Mỹ.” Đồn trưởng Lưu không nói tiếng nào.

Khi tôi giới thiệu bức ảnh chụp lúc tôi bị bức hại đến gầy như que củi, đồn trưởng Lưu bèn nói: “Ảnh này không giống ông!” Tôi liền nói: “Tôi bị bức hại ở trại lao động, cân nặng giảm còn 30kg, vì tôi vẫn còn hơi thở nên được người ta vác ra ngoài, ông nói xem nhìn giống tôi sao?” Lần này, ông Lưu chỉ nhận một ít tài liệu, nhưng ông ấy từ chối ký tên làm chứng đã nhận tài liệu.

Sau đó, tôi mang túi tài liệu gửi cho Sở tư pháp và Ban quản lý trật tự khu phố. Nhân viên phụ trách của hai phòng ban (hai người này giấu tên họ và đã từng sách nhiễu tôi) vừa nhìn thấy tôi, họ liền biểu đạt một kiểu tâm thái: “Này ông anh, chúng tôi không còn cách nào, chúng tôi chỉ là ‘chấp hành chỉ thị cấp trên’, sức khỏe chúng tôi không tốt, cũng chỉ vì miếng cơm manh áo thôi.” Tôi nói: “Tôi hiểu hoàn cảnh của các ông. Tôi chỉ là muốn các ông đọc những tài liệu này.” Như vậy, họ đã đồng ý: “Chúng tôi nhất định sẽ đọc kỹ.” Trong đó còn có chiếc đĩa vạch trần vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn. Ở hai phòng ban này, còn có nhiều nhân viên trẻ khác cũng đồng ý xem tài liệu.

3. Giảng chân tướng ở đại đội quốc bảo

Có một lần, tôi lái xe máy đi phun chữ chân tướng ở hai bên đường, tôi đã bị cảnh sát phát hiện và truy đuổi. Mặc dù tôi đã chạy thoát, nhưng vẫn bị họ ghi biển số xe. Về sau có một lần, tôi đến hội chợ tìm việc làm thêm, ở đó người xe qua lại nhộn nhịp, trong lúc tôi không chú ý, có hai chiếc xe cao cấp đột nhiên dừng ở bên đường. Vài cảnh sát mặc thường phục đã lén lút xuống xe và cuỗm mất đồ nghề của tôi, đồng thời họ bắt tôi về đại đội quốc bảo của Cục Công an. Thình lình bị bắt cóc, ban đầu tôi cũng thấy hơi hoảng, nhưng tôi lập tức trấn tĩnh, liền nhớ mình là đệ tử Đại Pháp, cần có chính niệm, trong tâm không được hoảng loạn. Nhờ vậy, tôi đã nhớ đến một bài thơ của Sư phụ:

”Đại Pháp bất ly thân
Tâm tồn Chân Thiện Nhẫn
Thế gian Đại La Hán
Thần quỷ cụ thập phân“
(Uy đức, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

Đại Pháp chẳng ly thân
Trong tâm: Chân Thiện Nhẫn
Đại La Hán cõi người
Quỷ thần sợ mười phần

Trên đường về đồn, tôi đã nhẩm thuộc bài thơ này. Hễ có thời gian thì tôi nhẩm đọc. Tôi cũng không biết mình đã nhẩm nó bao nhiêu lần. Chính niệm dần dần mạnh lên, tôi cảm thấy cả người được bao trùm trong trường năng lượng cự đại. Tôi nhìn cảnh sát, trong tâm thấy họ thật đáng thương.

Ở đại đội quốc bảo, viên cảnh sát họ Lý bắt đầu thẩm vấn tôi như sau.

Cảnh sát: Ông tên gì? Biển số xe của ông bao nhiêu? Ông còn luyện Pháp Luân Công không? Ông đã từng làm việc phạm pháp và việc xấu nào? “Thực sự cầu thị”, ông kể hết ra xem!

Tôi nói: Tôi chưa từng làm việc xấu, cũng không có phạm pháp. Tôi luyện Pháp Luân Công có thể nâng cao đạo đức, tăng cường sức khỏe, hơn nữa tôi còn làm rất nhiều việc tốt …

Cảnh sát: Không được! Không cho phép nói về Pháp Luân Công, “thực sự cầu thị”, chỉ kể những việc xấu ông đã làm thôi!

Tôi nói: Sau khi tôi luyện Pháp Luân Công, giúp người là niềm vui, không nhặt của rơi …

Cảnh sát: Không cho phép nói về Pháp Luân Công, chẳng phải tôi đã nói với ông rồi sao? Không cho phép nói về Pháp Luân Công! Tôi chẳng biết gì về Pháp Luân Công. Tôi chỉ biết triết học, duy vật, biện chứng; ông cũng chẳng biết gì về những thứ này! “Thực sự cầu thị”, ông kể hết việc xấu đã làm xem nào!

Tôi hỏi: “Thực sự cầu thị” là ý gì?

Cảnh sát: “Thực sự cầu thị” chính là nói hết ra những việc xấu ông đã làm.

Tôi nói: Về câu “Thực sự cầu thị”, tôi hiểu khác ông.

Cảnh sát: Không được nói sang chuyện khác! “Thực sự cầu thị”, ông phải trình bày rõ vấn đề!

Lúc đó tôi nghĩ: Tình huống trước mắt mình quá bị động, cảnh sát nghĩ rằng họ đang đứng ở lập trường “thẩm vấn”, còn tôi đứng ở lập trường “bị thẩm vấn”. Ngay cả một câu hoàn chỉnh, tôi cũng không được nói, vậy làm sao có thể giảng chân tướng đây? Tôi phải thay đổi trạng thái này, điều chỉnh vai diễn, từ bị động sang chủ động, thay đổi mối quan hệ giữa tôi và cảnh sát thành quan hệ giữa “người cứu độ” và “người được cứu độ”. Nghĩ tới đây, tôi bèn nói với cảnh sát: “Ông chẳng biết tí gì về Pháp Luân Công thì làm sao quản Pháp Luân Công? Ông không nắm rõ vấn đề “Thực sự cầu thị” thì làm sao nói cho hiểu được? Nếu ông muốn nói chuyện thì phải nghe tôi trình bày những vấn đề này trước. Nếu không thì tôi không nói nữa.

Cảnh sát: Không được!

Tôi nói: Tôi có quyền nói chuyện, nếu ông không cho tôi nói thì từ bây giờ tôi không nói nữa.

Cảnh sát: Không được! Ông không được nói về Pháp Luân Công. Ông chỉ có thể trình bày sự việc thôi.

Tôi nói: Vậy tôi không nói nữa.

Cảnh sát: “Thực sự cầu thị”, ông phải nói rõ, tại sao ông không nói chuyện? Tại sao không nói chuyện?

Tôi im lặng khoảng 3 phút, chính niệm nhìn chằm chằm vào cảnh sát.

Cảnh sát chịu không nổi, bèn nói: Nếu tôi để ông nói thì chuyện gì ông cũng nói được phải không?

Tôi nói: Nếu ông để tôi nói thì chuyện gì tôi cũng nói được, với điều kiện tiền đề là ông không được ngắt lời tôi.

Cảnh sát: Được thôi, vậy ông nói đi.

Như vậy, tôi đã đạt được “thỏa thuận nói chuyện” với cảnh sát. Tôi đã giành được cơ hội giảng chân tướng về phần mình, đồng thời dẫn dắt cảnh sát theo lối nghĩ của mình. Khi đó, mạch suy nghĩ của tôi liền đến. Tôi bắt đầu từ chỗ giải thích cụm từ “thực sự cầu thị”.

Tôi nói: Đầu tiên, tôi xin giải thích một chút thế nào là “thực sự cầu thị”. Trước hết, tôi chia cụm này thành 3 phần: 1) Thực sự, 2) Cầu, 3) Thị. Đầu tiên nói về “thực sự”. Hết thảy sự vật tồn tại trong vũ trụ chúng ta đều gọi là “thực sự” (sự thật), hễ là sự việc và sự vật tồn tại khách quan trên thế giới thì đều gọi là “thực sự”. “Cầu” chính là do con người đi điều tra, tìm hiểu, nghiên cứu. “Thị” chính là kết luận, kết quả; hay là Đạo lý, lý lẽ.

Năm 1992, Sư phụ Lý Hồng Chí bắt đầu truyền Pháp Luân Công từ Trường Xuân, chỉ trong 7 năm ngắn ngủi đã có trên 100 triệu người tu luyện. Pháp Luân Công lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm chỉ đạo, đồng thời kèm theo 5 bài công pháp nhẹ nhàng tuyệt đẹp. Công pháp này có thể khiến người tu luyện nhanh chóng phục hồi sức khỏe, đề cao phẩm chất đạo đức. Nhân tâm hướng thiện, đạo đức hồi thăng, gia đình hòa thuận, xã hội ổn định. Người tốt việc tốt nhiều vô số kể, mọi người đều nói học viên Pháp Luân Công còn tốt hơn cả Lôi Phong. Rất nhiều tờ báo, đài phát thanh và đài truyền hình trong nước đã từng báo cáo về việc này.

Tuy nhiên, Giang Trạch Dân xuất phát từ tâm đố kỵ, ông ta đã xúi giục La Cán (Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật) trấn áp Pháp Luân Công, can nhiễu học viên Pháp Luân Công luyện công. Đứng trước đối đãi bất công, học viên Pháp Luân Công đã dùng phương thức bình hòa lý tính để phản ánh tình huống đến các cấp chính phủ. Sau khi quan chức các cấp nghe được chân tướng sự thật, họ đã điều chỉnh lại những bài báo cáo không đúng sự thật ở các nơi. Vốn dĩ sự việc này nên kết thúc rồi. Tuy nhiên, những người như Giang Trạch Dân, La Cán v.v. Vẫn không chịu chết. Họ tiếp tục bí mật điều tra Pháp Luân Công, hòng mưu toan chụp mũ “tà giáo” cho Pháp Luân Công. Vì vậy, ở khắp nơi đã liên tiếp xuất hiện tình huống cảnh sát can nhiễu học viên Pháp Luân Công luyện công, còn có một số địa phương đánh đập và bắt bớ các học viên. Trong đó, Ủy viên trưởng Kiều Thạch cũng nhận được trên 1 nghìn bức thư phản ánh tình huống cảnh sát sách nhiễu Pháp Luân Công ở khắp nơi. Sau khi Kiều Thạch nghỉ hưu, “không còn làm quan nên nhẹ thân”, ông ấy cũng rất hứng thú đối với “cao trào khí công” thời đó. Đối mặt với thư phản ánh của học viên Pháp Luân Công, ông đã cho người thành lập nhóm điều tra đi tìm hiểu Pháp Luân Công trong vòng nửa năm, và cuối cùng đã báo cáo lên trung ương, trong đó có một câu ghi thế này: “Pháp Luân Công đối với quốc gia và người dân chỉ có trăm điều lợi, không có một điều hại nào.” Nhân câu chuyện về Kiều Thạch, chúng ta hãy quay lại vấn đề “thực sự cầu thị”.

“Thực sự” chính là tình huống Pháp Luân Công mới truyền ra 7 năm nhưng đã phát triển rầm rộ. “Cầu” chính là Kiều Thạch đi điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu; chứng minh Pháp Luân Công là một công pháp tốt.
“Thị” chính là kết quả Kiều Thạch thu được: “Pháp Luân Công đối với quốc gia và người dân chỉ có trăm điều lợi, không có một điều hại nào.”

Đây chính là quá trình “thực sự cầu thị” hoàn chỉnh mà Ủy viên trưởng Kiều Thạch đã làm.

Tôi đã giảng chân tướng hơn 1 tiếng đồng hồ. Về cơ bản, tôi toàn nói về tình huống Pháp Luân Công hồng truyền ở Trung Quốc và trên thế giới. Viên cảnh sát quả nhiên không nói lời nào, chỉ im lặng ngồi nghe. Tôi nói được một lúc, cảnh sát ngạc nhiên hỏi: “Trình độ văn hóa của ông thế nào?” Tôi nói: “Vào thời Cách mạng Văn hóa hỗn loạn, tôi từng đi học, nhưng không có trình độ văn hóa. Tuy nhiên, tôi lại được khai mở trí huệ nhờ tu luyện Đại Pháp.” Cảnh sát nói: “Vậy ông có từng phạm pháp gì chưa?” Tôi nói: “Tôi chưa từng làm bất cứ việc gì phạm pháp.” Cảnh sát nói tiếp: “Vậy ông về đi.”

Hơn 4 giờ chiều hôm đó, tôi đã đường đường chính chính bước ra khỏi Cục công an.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/9/17/面對騷擾-主動講真相-446675.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/18/203921.html

Đăng ngày 16-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share