Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-07-2022] Ngày 7 tháng 6 năm 2022, một kỹ sư công nghệ thông tin cao cấp về hưu đã bị đưa ra xét xử phi pháp vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã tự làm chứng cho phần bào chữa của mình và không nhận tội.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Bà Trương Yến Yến là một cư dân 68 tuổi ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Bà đã bị bắt vào ngày 9 tháng 9 năm 2021, sau khi bị trình báo vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công trong một khu dân cư. Cảnh sát đã tịch thu các sách, tài liệu Pháp Luân Công, máy tính và máy in của bà.

Cảnh sát đã cho bà Trương tại ngoại một năm với cáo buộc “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, một cái cớ tiêu chuẩn được chính quyền cộng sản Trung Quốc sử dụng để khép tội các học viên Pháp Luân Công. Bà phải nộp 2.000 nhân dân tệ tiền bảo lãnh.

Bởi bà Trương từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, cảnh sát đã chuyển hồ sơ vụ án của bà tới Viện Kiểm sát quận Huyền Vũ vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, và cơ quan này đã nhanh chóng khởi tố bà.

Khâu Chấn Đông của Công an quận Huyền Vũ và Tôn Trung Châu của Đồn Công an Hậu Tể Môn đã nhận được điện thoại của của các học viên Pháp Luân Công hải ngoại vào tháng 6 năm 2022, kêu gọi họ hủy bỏ vụ án của bà Trương. Họ rất tức giận và đe dọa sẽ bỏ tù bà Trương.

Bào chữa trước tòa

Tòa án quận Huyền Vũ đã xét xử bà Trương vào ngày 7 tháng 6. Luật sư mà bà thuê từ nơi khác đã bị cấm vào Nam Kinh do các biện pháp chống dịch của địa phương. Luật sư địa phương không được phép bào chữa vô tội cho bà. Bà phải hủy bỏ việc thuê luật sư và tự biện hộ cho bản thân trước tòa.

Thẩm phán chủ tọa Phương Điền và hai thẩm phán viên (chưa rõ tên), thư ký Hứa Mộng Giảo, công tố viên Trần Lệ Phương và một chấp hành viên đã tham gia phiên xét xử. Khu vực dành cho những người đến nghe xét xử (dự thính) chật kín người, nhưng bà Trương không biết họ là ai.

Đầu phiên tòa, khi thẩm phán Phương xác thực danh tính của bà Trương, bà Trương cũng yêu cầu được biết tên của hai thẩm phán còn lại, nhưng thẩm phán phớ lờ yêu cầu của bà.

Công tố viên chỉ đọc một bản danh sách những đồ vật bị tịch thu của bà Trương, những thứ bị cảnh cát chụp mũ là “vật phẩm truyền bá tà giáo”, chứ không trình vật chứng ra trước tòa.

Bà Trương yêu cầu công tố viên đưa tài liệu Pháp Luân Công trước tòa để đối chất. Bà nói thêm rằng số tài sản bị tịch thu không được liệt kê vào danh sách bằng chứng truy tố như máy tính và máy in, thì cảnh sát nên trả lại cho bà. Công tố viên đã giữ im lặng.

Bà Trương tiếp tục hỏi công tố viên rằng trong biên bản giám định số tài liệu Pháp Luân Công mà cảnh sát quy chụp là “vật phẩm truyền bá tà giáo” kia có chữ ký hay không. Bà hỏi công tố viên hai lần, nhưng đều không nhận được câu trả lời. Khi bà định hỏi công tố viên về tính hợp pháp của biên bản giám định vật chứng, công tố viên đã ngắt lời bà.

Sau đó, công tố viên đã buột miệng nói rằng Pháp Luân Công là tà giáo. Bà Trương đã trách ông ta, bà chỉ ra rằng Pháp Luân Công không nằm trong danh sách những tổ chức tà giáo do Bộ Công an ban hành. Bà nói thêm rằng lệnh cấm sách Pháp Luân Công cũng được Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc dỡ bỏ vào năm 2011.

Công tố viên nói chen vào, rằng ai đó có thể xác định bất kỳ tổ chức nào là tà giáo, nếu nó có hành vi phù hợp với đặc trưng của một tà giáo. Bà Trương ngay lập tức phản bác, nói rằng ở Trung Quốc không có điều luật nào nói rằng Pháp Luân Công là phạm pháp. Một người không thể bị trừng phạt vì thực hiện một hành vi nào đó mà luật không cấm. Không ai có thể và một người không thể tự ý đưa ra quyết định như vậy, vì chỉ có cơ quan lập pháp mới có thẩm quyền tuyên bố một tổ chức nào đó phi pháp hoặc dán nhãn tổ chức đó là một tà giáo.

Công tố viên không thể phản bác lại và giữ im lặng

Thẩm phán chủ toạn yêu cầu bà Trương đưa ra thông báo của Tổng cục xuất bản Trung Quốc về việc dỡ bỏ lệnh cấm sách Pháp Luân Công. Bởi bà không có thông báo bản cứng, nên thẩm phán đã bác bỏ nó và nói rằng bà không thể sử dụng nó làm bằng chứng bào chữa.

Sau đó, công tố viên cáo buộc bà Trương “bí mật phát tán tài liệu bị cấm.” Bà một lần nữa phản bác: “Tôi hoàn toàn có thể công khai phân phát những tài liệu chân tướng đó, nhưng nếu tôi làm vậy thì có lẽ chưa kịp phát nổi một tờ đã bị các vị bắt rồi. Vì cuộc bức hại nên tôi không có lựa chọn nào khác.”

Khi bà Trương tiếp tục lập luận rằng tu luyện Pháp Luân Công và lên tiếng cho pháp môn là quyền tự do tín ngưỡng của mình, thẩm phán đã ngắt lời bà và trách bà quảng bá Pháp Luân Công trước tòa. Thẩm phán không cho bà đọc xong phần trình bày cuối cùng của mình và dừng phiên xét xử mà không công bố phán quyết.

Thông tin liên lạc của các cá nhân tham gia bức hại bà Trương:

Lý Kiến Hoa (李建华), cảnh sát cấp cao, Công an quận Huyền Vũ: +86-18913861900
Tôn Trung Châu (孙中洲), cảnh sát, Đồn Công an Hậu Tể Môn: +86-1732798182386
Phương Điền (方田), thẩm phán, Tòa án quận Huyền Vũ: +86-25-83185115
Trần Lệ Phương (陈丽芳), công tố viên, Viện Kiểm sát quận Huyền Vũ

(Thông tin liên lạc của các thủ phạm tham gia bức hại khác có trong bản gốc tiếng Hán.)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/8/445944.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/16/202277.html

Đăng ngày 22-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share