[MINH HUỆ 23-1-2007] Ngày 14 tháng giêng 2007, tôi đang đi trên bờ đê tại Yujiatou, quận Yangyuan, thành phố Vũ Hán, thì trời bắt đầu mưa nhẹ hột. Tôi nhìn thấy một nhà chòi với hàng ghế, nên tôi đi vào trong đó tránh mưa. Thình lình, nhiều người chạy ra khỏi một toà nhà ba tầng bên kia đường, mà bao bọc bởi một hàng rào kẽm gai. Họ tra hỏi tôi và gọi điện thoại khẩn cấp đến cảnh sát để kêu các viên chức đến bắt tôi. Họ mang tôi đến sở cảnh sát, và chiều hôm đó, tôi có thể rời khỏi sở cảnh sát. Sau đó, tôi nghe nói là toà nhà đó là trung tâm tẩy não Yangyuan, một nơi giam giữ các học viên Pháp Luân Công. Sau đây tôi xin kể lại sự việc xảy ra ngày hôm ấy.
Tôi đang ngồi trong nhà chòi vào khoảng 8 giờ sáng. Khoảng 10 phút sau, hai người đàn ông và bốn người đàn bà chạy ra khỏi toà nhà có kẽm gai. Họ mặc đồ thường phục, dù một người trong họ xem như là lính an ninh. Một người trong họ tự xưng là cảnh sát viên. Y hỏi những người trong nhà chòi xem họ là ai và đòi xem giấy tờ cá nhân của họ. Y nói trong điện thoại cầm tay của y, “Có không ít học viên Pháp Luân Công nơi đây. Hãy mang đến một chiếc xe và đến nơi này gấp. Hãy chận hai bên đường và bắt tất cả họ.” Tôi nhìn thấy trời không còn mưa nữa, nên bắt đầu rời nhà chòi. Ngay lúc bấy giờ, ba người đàn ông và bốn người đàn bà bao vây tôi. Họ cho rằng tôi muốn rời đi để báo tin cho các học viên khác và muốn bắt tôi.
Họ hỏi tôi làm gì nơi này. Tôi nói tôi chỉ là đi ngang qua đây. Họ muốn xem thẻ cá nhân của tôi. Tôi nói, “Các người không có quyền làm như vậy.” Họ hỏi tại sao. Tôi nói, “Tôi không có phạm luật nào cả. Có cái luật Trung Quốc nào nói rằng người ta không có quyền đi trên đường không? Có một dấu hiệu gì trên đường mà nói rằng cái đường này cấm không được đi ngang qua không?” Sau đó tôi cố rời đi. Một trong những lính đó chụp lấy tôi, và một người khác muốn kéo tay tôi ra sau lưng. Trong khi tôi xô xát với họ, một tay áo tôi bị rách. Họ kéo tôi trở lại nhà chòi. Một người trong họ chận cùi chỏ của y trên ngực tôi và buộc tôi đứng cạnh một cây cột. Họ bao vây tôi và kêu tôi hợp tác và nói với họ tên của tôi. Họ nói, “Có ích lợi gì mà ông phát chính niệm? Ông vẫn ở nơi này.” Tôi không nói một lời nào. Sau đó họ nói ý là tôi cố báo tin cho các học viên khác điều gì xảy ra nơi đây. Tôi hỏi họ có chứng cớ gì không. Họ không biết nói sao và hăm doạ tôi, “Chúng tôi có quyền bắt ông.” Tôi nói với họ một cách nghiêm chỉnh, “Đó là sai luật.”
Khoảng một giờ đồng hồ sau, họ kêu cảnh sát đến. Không bao lâu sau, hai cảnh sát viên đến và hỏi tôi điều gì xảy ra. Tôi nói với họ là tôi chỉ đi ngang qua đây. Vì trời mưa, tôi đi vào nhà chòi để chờ tạnh mưa. Tôi nói những người này đã bóp tôi nghẹt thở, xé áo tôi, và bắt tôi đứng nơi cột này. Các cảnh sát viên nói, “Tôi không cần biết về điều này. Tôi cần kiểm soát thẻ cá nhân của ông.” Tôi nói, “Ông không có quyền. Thật không tin nổi!” Cảnh sát viên nói, “Tôi nghi ngờ là ông có làm điều gì sai.” Tôi nói, “Tôi cũng nghi ngờ ông lắm. Ông đang tạo bất ổn trong xã hội. Không có tội ác gì đã xảy ra nơi đây, nhưng ông nghi ngờ tôi và muốn bắt tôi. Ông đang tạo một sự kiện và đang làm cho xã hội bất ổn.” Ông ta nói, “Tôi đang cố thi hành mệnh lệnh. Ông không hợp tác với chúng tôi, và đó là cản trở công việc. Tôi phải thi hành mệnh lệnh.” Tôi nói với y, ”Chư vị đang bắt cóc tôi!” Y nói, “Bắt cóc là gì?” Tôi nói, “Tôi không có phạm một luật pháp nào cả. Nhưng chư vị đang dùng uy lực để mang tôi đi. Đó là bắt cóc.” Hai cảnh sát viên, mỗi người một bên, đẩy tôi đi từ đầu đến cuối đê, qua khỏi đường rầy xe lửa, vào trong một xe cảnh sát. Trong xe, tôi nói với các cảnh sát, “Các anh thật là đáng thương. Các anh vẫn còn đang giúp những người xấu làm những điều xấu. Các anh cả cũng không để yên một người đã 60 tuổi.”
Khi chúng tôi đi đến sở cảnh sát, trời đã trưa. Các cảnh sát viên đi ăn trưa. Họ không cần biết tôi có đói hay không. Một cảnh sát viên nói, “Hãy ngồi xuống. Đừng có động đậy.” Tôi nói, ”Tôi không phải ngồi nơi đây. Tôi phải đi về nhà.” Một cảnh sát viên khác nói, “Bây giờ chúng tôi hiền lành. Nếu là trước đây thì chúng tôi đã dùng cùi điện giật ông rồi.” Tôi ngồi nơi đó một lúc. Tất cả cảnh sát viên trông chừng tôi đều rời đi. Tôi có thể thấy có ba cảnh sát viên trong phòng trực. Tôi bước ra khỏi cửa chính và leo lên một chiếc xe buýt.
Sau này tôi suy nghĩ lại toàn câu chuyện và sau đây là các ý niệm của tôi:
1. Nếu một cảnh sát viên nghi ngờ một người, y có thể bắt người đó tuỳ ý. Không có luật nào như vậy trên thế giới, cả tại Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không theo luật pháp. Làm sao chúng có thể nói là điều khiển đất nước bằng luật pháp được?
2. Dựa trên cuộc đối thoại của họ, họ nhắm vào các học viên Pháp Luân Công. Nhưng tôi không thể hiểu được vì sao họ sợ các học viên Pháp Luân Công đi ngang qua trại tẩy não đến như vậy. Tại sao họ cần bắt những người này? Họ cả nghi ngờ những người đi qua đường. Tại sao những chỗ như vậy lại được canh giữ trầm trọng như vậy? Hơn nữa, các học viên Pháp Luân Công là một nhóm người hiền lành mà không đi ra ngoài để tạo rắc rối. Nếu họ đi ngang qua nơi này thì có điều gì sai đâu?
Phải chăng vấn đề là các học viên này muốn nói với dân chúng về cuộc bức hại? Phải chăng đó là vì sao các chính quyền sợ họ đến như vậy? Tôi nghĩ đúng là như vậy. Phải chăng vì họ không muốn người ta biết về cuộc bức hại? Họ mướn trộm cướp để làm những điều xấu một cách bí mật. Ví dụ, họ gọi cái trung tâm tẩy não là “Trung tâm Giáo huấn Luật pháp.” Họ không dám treo bảng hiệu ở bên ngoài nó. Bên trong họ thi hành sự tra tấn tàn ác vô nhân đạo. Phải chăng đó là điều họ lo sợ?
3. Vẫn còn có một nhóm người nhỏ mà không biết sự thật và bị gạt và đầu độc bởi các lời dối gạt của ĐCSTQ. Một số người chỉ là chạy theo quyền lợi cá nhân và làm tất cả chỉ vì tiền. Nhiều người bây giờ đã hiểu bản chất tà ác của ĐCSTQ và không còn bị chúng lừa dối nữa. Sự kiện mà tôi có thể rời khỏi sở cảnh sát một cách bình an cho thấy rằng nhiều cảnh sát viên đã biết được sự thật và không muốn làm kẻ giúp đỡ ĐCSTQ. Tôi còn nhớ một người nổi tiếng đã có nói, “Chư vị có thể gạt một nhóm người trong một thời gian, nhưng chư vị không thể gạt họ mãi mãi.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/1/23/147457.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/3/1/83109.html
Đăng ngày 16-03-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.