Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-07-2022] Tôi sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, một đất nước bị cai trị bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nên ngay từ thời thơ ấu tôi đã bị đầu độc bởi tư tưởng vô thần luận và tà thuyết tiến hóa luận. Trải qua những năm tháng tu luyện Đại Pháp, mặc dù tôi đã nhận thức được rất nhiều vấn đề liên quan đến vô thần luận, nhưng mãi cho đến khi đọc Hồng Ngâm IV của Sư phụ vài lần tôi mới thực sự ngộ ra được rằng tất cả những gì Sư phụ giảng trong các bài giảng Pháp đều là chân thực và thực sự tồn tại. Tôi có cảm giác như khắp vũ trụ này đâu đâu cũng tràn đầy các vị Phật, Đạo, Thần và không gian nơi nhân loại sinh sống chỉ là một nơi vô cùng nhỏ bé ở trong đó.

Vô thần luận, tiến hóa luận và quan niệm hiện đại là nhân tố căn bản ngăn trở chúng ta đề cao trong tu luyện

Thuyết vô thần và thuyết tiến hóa cùng với ý thức hệ hiện đại đã hạn chế tư duy và nhận thức của con người đối với những giả tướng nhìn thấy được bằng mắt thịt trong trường không gian này của con người. Hậu quả là người ta rất khó tin vào những gì mà mắt họ nhìn không thấy hay những điều mà khoa học hiện đại chưa nhận thức tới được.

Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta cần đột phá những chướng ngại trong tư duy và lý luận đã được hình thành trên cơ sở của thuyết vô thần, thuyết tiến hóa và ý thức hiện đại biến dị.

Khi chúng ta không đủ tín niệm kiên định vào Đại Pháp, đó chính là dấu hiệu của việc chúng ta vẫn chưa được đồng hóa với Pháp. Chúng ta không thể chỉ nhận thức những bài giảng của Sư phụ ở trên bề mặt mà không thể ngộ được những nội hàm và chân lý ở tầng thâm sâu hơn của Pháp. Khi thực sự nhận thức được tầng ý nghĩa sâu sắc của Đại Pháp một cách lý trí, chúng ta sẽ nhận ra việc thiên mục có nhìn thấy được hay không sẽ không còn quan trọng nữa, bởi vì một khi đã ngộ được Pháp lý rồi thì tầm nhìn của chúng ta còn cao hơn nhiều so với những gì có thể thấy thông qua thiên mục. Những gì thiên mục nhìn thấy được cũng rất hữu hạn trong khi đó thể ngộ chân chính đối với Pháp lý của Đại Pháp là to lớn vô biên.

Cách nhận thức như vậy đối với nguyên lý của Đại Pháp có thể giúp chúng ta tu luyện một cách lý trí với một tâm thái bình thản hơn. Mặc dù thân thể thường nhân ở nơi đây nhưng tâm trí và chân ngã chúng ta thuộc về vũ trụ và đồng tại với Thần Phật.

Đừng dùng lý của người thường để suy xét vấn đề

Các học viên Đại Pháp nên xem xét các việc trên cơ điểm của Pháp thay vì dùng những định nghĩa hay lý giải của người thường. Ví dụ, khi người khác đối đãi tốt với chúng ta thì chúng ta thường cảm thấy rất cao hứng và biết ơn, nhưng trên thực tế chúng ta đã phải dùng đức của mình mà giao hoán.

Có người có thể làm tổn thương chúng ta cả về thể chất, tinh thần hay mất mát về vật chất khiến chúng ta bất hạnh. Nhưng trên thực tế, người đó đã cấp đức cho chúng ta, thanh trừ nghiệp lực và giúp chúng ta đề cao tâm tính cũng như tăng công. Nếu chúng ta cảm thấy đau buồn vì những mất mát này mà không cảm ơn họ, vậy thì chúng ta vẫn còn ôm giữ những quan niệm người thường.

Nếu chúng ta suy xét sự việc đối lập với quan niệm con người thì sẽ có thể vượt ra khỏi người thường và không ngừng bước về phía Thần. Chúng ta biết rõ những quan niệm hiện đại ngày nay chính là trái ngược hẳn với Pháp lý ở tầng thứ cao hơn, vậy nếu chúng ta có thể dùng Pháp lý cao tầng mà nhìn nhận mọi việc thì sẽ không ngừng đề cao nhanh chóng. Tuy nhiên, dùng Pháp lý cao tầng đo lường sự việc không đồng nghĩa với việc phản đối những luân lý truyền thống mà Thần đã đặt định cho nhân loại.

Không bận tâm thị phi, được mất, đúng sai

Khi mâu thuẫn đến, đôi khi chúng ta không thể hướng nội vô điều kiện hay suy nghĩ thấu đáo vấn đề. Tôi tin chắc rằng trước đây chúng ta đều đã từng rơi vào những tình huống tương tự như vậy. Nguyên nhân chính là chúng ta thường xem mình như người thường và nhìn nhận các việc từ góc độ người thường. Nói một cách thẳng thắn, chúng ta có xu hướng trước hết phán xét ai đúng ai sai mà quên mất rằng mình là một học viên Pháp Luân Đại Pháp và điều đầu tiên cần làm là lùi lại một bước và hướng nội tìm vấn đề ở bản thân.

Bất cứ khi nào mẫu thuẫn xảy đến, chúng ta cần thay đổi quan niệm bản thân và ngộ được rằng đây chính là lúc cần thay đổi để trở nên tốt hơn. Thậm chí ngay cả khi chúng ta không biết rõ đó là chấp trước gì chúng ta cũng cần bình tĩnh xử lý vấn đề và hướng nội bởi vì ở đó luôn luôn có cơ hội để đề cao tâm tính.

Nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc ai đúng ai sai, chúng ta đã mắc kẹt trong quan niệm người thường và cho phép nó điều khiển bản thân mình. Chủ ý thức của chúng ta phải thanh tỉnh và kiểm soát những gì mình cần làm. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể đề cao khi mâu thuẫn tới.

Toàn tâm toàn ý kiên định tín Sư tín Pháp

“Đức tin” không chỉ là một khái niệm hay lý tưởng, đức tin chân chính là sự thể hiện tín niệm kiên định bất phá vào chân lý cao hơn dẫu cho chúng ta không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Hầu hết người ta có lý do chính đáng để tin vào những sự việc cụ thể trước mắt, ví dụ như giải quyết vấn đề khó khăn hay đạt được lợi ích nào đó. Cơ sở của niềm tin đó là “nhìn thấy mới tin” vì họ chỉ tin tưởng vào những gì mình tận mắt chứng kiến.

Tuy nhiên, đức tin của một học viên Pháp Luân Đại Pháp là tín tâm vào Sư phụ và Pháp, là điều kiện căn bản để đề cao và thăng hoa trong tu luyện. Tín tâm đó dựa trên việc buông bỏ và phủ nhận những quan niệm nơi người thường của chúng ta, và tín tâm kiên định vào Đại Pháp. Đức tin vô điều kiện đến từ phần thâm sâu nhất của chân ngã đã được đồng hóa với Đại Pháp. Sự thăng hoa từ nội tâm và thể ngộ vượt lên hết thảy những gì ngôn từ thế gian có thể diễn đạt. Cảm giác đó hoàn toàn khác hẳn với việc nhìn thấy mới tin.

Là những học viên Đại Pháp tu luyện đã nhiều năm, thông qua học Pháp chúng ta biết rằng có vô số chư Phật, Đạo, Thần ở các tầng không gian khác đang dõi theo quan sát nhất tư nhất niệm và cử chỉ ngôn hành của chúng ta. Thế nhưng, liệu chúng ta có thực sự tin vào điều này không?

Chỉ khi chúng ta giữ vững tín tâm kiên định vào Sư phụ và Đại Pháp thì mới có thể thực sự buông bỏ được những nhân tâm người thường. Lột bỏ từng lớp từng lớp vật chất dơ bẩn, tâm trí sẽ ngày càng thanh tỉnh, trí huệ ngày càng sâu sắc hơn và chúng ta sẽ tự nhiên ngộ được những Pháp lý Sư phụ giảng là chân lý. Đức tin đó sẽ khích lệ chúng ta tinh tấn trong tu luyện.

Dùng chính niệm để nhìn nhận Cựu thế lực và Đảng Cộng sản Trung Quốc

Kể từ khi Đảng cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Đại Pháp và các đệ tử Đại Pháp vào năm 1999, Trung Quốc ngập tràn trong khủng bố đỏ. Hơn 20 năm qua, Trung Cộng dưới sự thao túng của cựu thế lực vẫn tiếp tục những đợt bức hại hết lần này đến lần khác.

Sau khi đọc các cuốn sách “Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản” và “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta,” chúng ta biết rằng bóng ma cộng sản tà ác đang đóng vai trò là kẻ hủy diệt thế giới. Bất luận an bài ban đầu của cựu thế lực như thế nào, chúng ta không nên thừa nhận và tuân theo an bài của chúng. Nếu chúng ta chính hành theo những yêu cầu khác nhau của Đại Pháp ở các tầng thứ khác nhau thì an bài của cựu thế lực là vô hiệu và sự tồn tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc nơi thế gian sẽ không khác gì một thứ đồ trang trí. Tuy nhiên, an bài của cựu thế lực quả thực đã đóng vai trò rất tàn ác trong cuộc bức hại các đệ tử Đại Pháp.

Tất cả chúng ta đều biết trạng thái tu luyện và tình huống ở địa phương mình. Trong bất cứ trường hợp nào chúng ta cũng không nên đối xử với những đảng viên hay những người ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc bằng quan niệm người thường bởi vì họ cũng là những người cần được cứu độ, và Đại Pháp sẽ an bài những biện pháp thích hợp ở từng thời điểm đối với những kẻ không còn xứng được cứu. Trong quá trình tu luyện và đề cao bản thân, chúng ta cần tập trung vào việc cứu độ được càng nhiều chúng sinh càng tốt.

Cẩn thận với tâm biện giải

Thông thường khi ở trong mâu thuẫn hay một loạt những khó nạn, chúng ta đều biết đây là lúc để cải thiện tâm tính và tống khứ chấp trước con người để có thể thực sự thăng hoa nhanh chóng nhưng tại sao chúng ta không thể đạt được đề cao hoặc chỉ cải thiện một chút và rất chậm chạp?

Một nguyên nhân quan trọng là chúng ta có xu hướng tự đặt ra tiêu chuẩn thấp để biện minh cho những gì mình làm một cách cố ý hoặc vô ý. Sự thực thì cái “tôi” muốn biện giải đó không phải là bản ngã chân chính của chúng ta, nhưng cái giả ngã đó không muốn bỏ cuộc và không muốn bị tiêu diệt. Bởi vậy chúng ta cần học Pháp thật tốt và đảm bảo rằng chủ ý thức của chúng ta luôn làm chủ chính mình mọi lúc mọi nơi. Chỉ khi làm được vậy chúng ta mới có thể nghiêm khắc với bản thân và thực sự tống khứ chấp trước người thường. Đây mới thực sự là tu luyện. Nói cách khác, học Pháp vô cùng quan trọng để định hình được tâm thái của bản thân cho phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp.

Trên đây chỉ là một vài thể ngộ hiện tại xin chia sẻ cùng các đồng tu. Vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì trên đây chưa phù hợp với Pháp.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (Thực tu, Hồng Ngâm).

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/6/445846.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/10/202177.html

Đăng ngày 01-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share