Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại New Zealand
[MINH HUỆ 23-07-2022] Ngày 20 tháng 7 năm 2022, các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở New Zealand đã tổ chức một lễ thắp nến tưởng niệm bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Auckland. Họ bày tỏ lòng thương xót đối với các học viên Pháp Luân Công đã thiệt mạng do cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong 23 năm qua. Khi màn đêm buông xuống, từng ánh nến trong gió lạnh mùa đông soi sáng câu chuyện đáng chú ý của một học viên đã qua đời vì đức tin. Những người đi qua cũng bấm còi để thể hiện sự ủng hộ của họ.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, chính quyền của Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch bức hại Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) và các học viên trên quy mô toàn quốc. Các học viên đã bị ĐCSTQ bức hại bằng nhiều hình thức tra tấn khác nhau. Sự độc ác mà chính quyền Trung Quốc thể hiện là ngoài sức tưởng tượng.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp sống chiểu theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp Luân Đại Pháp có lợi cho xã hội và quốc gia. Bằng việc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp, ĐCSTQ không chỉ bức hại người dân Trung Quốc mà còn cả người dân thế giới, bởi vì nó đi ngược lại các giá trị phổ quát và phá vỡ các tiêu chuẩn đạo đức.
Các học viên kêu gọi người dân Trung Quốc nhìn thấu bản chất tà ác của ĐCSTQ và thoái Đảng để họ được an toàn khi ĐCSTQ bị tiêu diệt.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở New Zealand thắp nến tưởng niệm bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc, hôm 20 tháng 7 năm 2022
Một số học viên đã chia sẻ những gì họ phải chịu đựng trong cuộc bức hại – những đau khổ mà họ đã trải qua.
Một bác sỹ của trường đại học phải chịu bức hại
Bà Trương Hãn Văn và các học viên khác thể hiện lòng thương xót các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết, bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc
Bà Trương Hãn Văn là một bác sỹ của một bệnh viện trực thuộc trường đại học, và bà từng bị mắc nhiều chứng bệnh khi mới 30 tuổi. Bà đã đến gặp một số bác sỹ, nhưng bệnh của bà ngày càng trầm trọng hơn. Giờ đây, bà cảm thấy may mắn vì đã biết đến Pháp Luân Đại Pháp. Bà đã khỏi bệnh ngay sau khi bắt đầu tu luyện, và thế giới quan của bà đã thay đổi về căn bản. Bà đã học cách trở thành một người tốt bằng cách tuân theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn.
Bà và con gái của mình đã giương một biểu ngữ có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn hảo” khi đến thăm Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 12 năm 2000. Cảnh sát đã đá họ xuống đất và lôi họ vào xe cảnh sát. Trong xe, họ vung dùi cui và đánh vào mặt và đầu các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Mặt và mũi của các học viên bị sưng tấy và dàn dụa máu. Một số người còn bị gãy ngón tay.
Bà Trương đã bị giam giữ phi pháp tại một trung tâm tẩy não vào mùa đông năm sau, và bị giam trong trại lao động cưỡng bức trong hai năm.
Trong một lần, bà bị tra tấn bằng phương pháp gọi là “Treo trên dây” trong trại lao động cưỡng bức. Các lính canh vặn cánh tay bà ra sau lưng và đưa về phía cổ. Sau đó, họ trói tay và cổ tay bà bằng một sợi dây và quấn sợi dây đó quanh cổ bà. Họ cũng dùng dây thừng quấn quanh hai cổ chân bà và sau đó buộc dây ở chân và dây quấn cổ với nhau. Cơ thể bà buộc phải uốn cong 180 độ. Bà không được phép dựa vào tường. Sau một thời gian ngắn, cánh tay của bà trở nên tím đen do các mạch máu bị tắc nghẽn. Cứ sau vài phút, họ lại nới lỏng sợi dây rồi đột ngột siết chặt lại. Cơn đau trên xương bả vai và xương ức của bà rất dữ dội. Đồng thời các lính canh còn đánh và đá bà. Ngay sau đó bà đã ngất đi vì quá đau.
Khi tỉnh lại, bà thấy tóc, mặt và cổ đều ướt. Mặt và mũi của bà đỏ ửng và sưng tấy vì bị véo. Có một loại thuốc không rõ nguồn gốc trên khóe miệng của bà. Sau đó, lính canh đưa bà đến một bệnh viện để buộc bà tiêm một loại thuốc không rõ nguồn gốc. Bà đã không thể nâng cánh tay của mình lên hoặc chăm sóc bản thân trong ba năm sau đó.
Ngạt thở ba lần: Suýt mất mạng
Bà Trình Tịnh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1994. Bà đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Đại Pháp nhiều lần. Bà đã bị bắt sáu lần và bị giam giữ tổng cộng trong hai năm rưỡi.
Các lính canh đã đánh đập bà một cách tàn nhẫn. Bà bị bầm tím khắp người. Mặt bà sưng tấy cả tuần liền. Họ siết cổ bà bằng một biểu ngữ, khiến bà gần như ngạt thở ba lần. Họ duỗi tay chân bà ra và xích vào khung gỗ. Họ dùng kim chích vào bà. Họ dùng giày da đá bà và giẫm lên mặt bà. Họ lột quần áo của bà chỉ để lại đồ lót, còng tay bà ra sau lưng rồi bắt bà ở ngoài trời vào những đêm băng giá. Khi trời rạng sáng, giám đốc trại lao động cưỡng bức treo bà lên một chiếc vành bóng rổ với hai cái còng tay trong khi chân bà lơ lửng trên không. Tay bà trở nên tê cứng. Mãi đến khi tay bà chuyển sang tím đen, họ mới thả bà xuống.
Bà Trình đã tuyệt thực để phản đối việc bức hại. Vì vậy, bà đã bị bức thực dã man nhiều lần. Mỗi lần như vậy, mũi bà lại chảy rất nhiều máu và bà đau đớn tột cùng. Khi mãn hạn tù, trại lao động cưỡng bức tiếp tục bức hại bà với lý do bà không chịu “chuyển hóa”. Bà không được thả cho đến khi bị ốm nặng. Cân nặng của bà khi trở về nhà chỉ còn dưới 40 kg. Da bà có nhiều chỗ bị nứt nẻ và bong tróc. Bà cảm thấy tức ngực và khó thở. Bà bị rụng tóc. Trí nhớ của bà cũng bị suy giảm.
Huấn luyện viên quần vợt bị tra tấn
Ông Trương Tô là một huấn luyện viên quần vợt. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1994, và đã từ bỏ được nhiều thói quen xấu. Gia đình ông trở nên hạnh phúc, hòa thuận. Sau khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, ông đã bị bắt bảy lần và bị giam giữ trong tổng thời gian tám năm. Ông đã bị tra tấn bằng nhiều loại dụng cụ tra tấn khác nhau nhằm cố gắng khiến ông từ bỏ đức tin. Các phương pháp tra tấn bao gồm đánh đập tàn bạo, tát, chửi mắng, bức thực, bỏ thuốc độc vào thức ăn của ông, làm nhục ông bằng cách lột hết quần áo, trừng phạt bằng cách bắt ngồi trong thời gian dài, cấm ngủ, không được điều trị y tế khi ông ốm nặng, và lao động khổ sai trong nhiều giờ. Ông còn suýt bị thu hoạch nội tạng. Cha của ông Trương đã qua đời khi biết về những sự tra tấn và ngược đãi mà con trai mình phải trải qua.
Ông kêu gọi mọi người trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã kéo dài 23 năm, và chào đón một Trung Quốc mới không có Đảng Cộng sản.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/23/446648.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/26/202444.html
Đăng ngày 28-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.