Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục
[MINH HUỆ 23-04-2022] Một đêm tháng 3 năm 2002, tôi bị đánh thức bởi tiếng đánh đập và la hét thảm thiết. Lúc đó tôi đang bị giam giữ ở trong phòng giam tại một trại lao động cưỡng bức vì đến Bắc Kinh để nói lời công đạo cho Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Các tù nhân khác trong phòng giam xì xào rằng có ai đó bị bắt quả tang vì tội ăn trộm đậu phộng, những hạt đậu này đã được chúng tôi lột vỏ vào đêm hôm trước.
Trại lao động cưỡng bức này là một nông trường đậu phộng. Tù nhân thường lấy trộm đậu phộng để ăn, lấp đầy cái dạ dày trống rỗng, bởi họ phải làm việc với cường độ cao mà thức ăn lại thiếu thốn. Cán bộ nông trường thỉnh thoảng bắt gặp và đánh đập những ai cả gan làm điều đó.
Người quản giáo của trại lao động này có thân hình thấp bé và gầy gò, nhưng lúc đánh đập tù nhân thì ra tay tàn độc nhất, vì vậy ai cũng sợ anh ta.
Sáng hôm sau, khi đang trên đường ra đồng, một người đàn ông trong phòng giam khác đã nói chuyện với tôi. Anh ta kể rằng quản giáo đã đánh bạn của anh vào đêm qua nhưng lại khen ngợi tôi. Tôi rất ngạc nhiên, nên bèn hỏi lại: “Tôi đã từ chối ‘chuyển hóa’, vậy anh ta khen ngợi tôi vì điều gì?“
Anh ta thuật lại lời người quản giáo: “Những tên cặn bã các người không lấy đậu nguyên vỏ hoặc đã bóc ở khu gieo trồng, thì là khi thu hoạch, khi sấy khô thậm chí là cả trong kho. Hãy nhìn cái người học viên Pháp Luân Công kia, tôi đây đã để mắt đến hắn suốt thời gian qua, và các cán bộ khác cũng để mắt tới anh ta nữa. Nhưng anh ta chưa bao giờ lấy trộm dù chỉ một hạt đậu trong suốt hai năm bị giam ở đây. Kể từ khi nông trường này được xây dựng tới nay, đã có rất nhiều người qua tay tôi, và chỉ có duy nhất cái người Pháp Luân Công đó là chưa từng lấy một hạt đậu nào!”
Tôi đã nói rằng tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp và Sư phụ của chúng tôi đã dạy chúng tôi phải làm được Chân, Thiện và Nhẫn để trở thành một người tốt hơn. Dù ở hoàn cảnh nào hay ở đâu, dù vấn đề lớn hay nhỏ, chúng tôi luôn ước thúc bản thân phải tuân theo tiêu chuẩn đó của Pháp Luân Đại Pháp. Anh ấy nói: “Tốt! Thật sự tốt, học viên Pháp Luân Công thật tuyệt vời!”
Sau khi được trả tự do, tôi thuê lại mặt bằng của một cửa hàng nhỏ để bán gạo và ngũ cốc. Hàng xóm rất thích mua hàng của tôi vì tôi đã tạo dựng được uy tín tốt.
Một buổi sáng nọ, có một bà lão đến mua 5kg gạo rồi rời đi, nhưng một lúc sau bà ấy quay trở lại cửa hàng và nổi giận đùng đùng, nói: “Tôi đã nghĩ rằng ông là một người trung thực , nhưng hóa ra ông đã lừa dối tôi trong nhiều năm qua!” Bà ấy nói rằng khi về nhà cân lại bà phát hiện thiếu mất 250g gạo.
Tôi đi theo bà ấy lên căn hộ trên tầng sáu và bà ấy chỉ cho tôi thấy cái cân và trên đó đặt túi gạo đã mua, và cân dừng ở mức 4,75 kg. Tôi đã nói rằng chiếc cân của bà ấy có thể đã bị hỏng, nhưng bà ấy không đồng ý với tôi, nên chúng tôi quay trở lại cửa hàng.
Gạo nặng đúng 5kg khi cân bằng chiếc cân trong cửa hàng của tôi. Tôi lấy ra một quả cân tiêu chuẩn 1000 gam để hiệu chỉnh cân. Nó cho thấy 1000 gam chuẩn. Bà cụ tỏ ra khá lúng túng.
Tôi bình tĩnh nói: “Thưa bác, cháu là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, và cháu sẽ không cân thiếu cho khách hàng của mình đâu. Bác thấy đó, bác đã đi bộ lên xuống tầng 6 tận hai lần vào sáng nay, chắc hẳn bác rất mệt. Cháu sẽ tặng bác thêm nửa kg gạo khác và cháu sẽ mang đến nhà cho bác nhé”.
Về đến nhà, bà ấy cảm ơn tôi và mời tôi vào nhà. Tôi đặt túi gạo xuống và nói với bà ấy: “Cái cân của bác không chuẩn đâu, nếu bác [dùng nó] để bán hàng bác sẽ thiệt, còn nếu bác mua hàng, bác sẽ trả giá thấp hơn cho món hàng đó. Cháu biết bác cũng không muốn như vậy”. Bà ấy cảm ơn tôi một lần nữa và nói: “Pháp Luân Đại Pháp thực sự rất tốt!”
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/23/441511.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/13/201792.html
Đăng ngày 26-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.