Bài viết của Tân Vũ Liên (hóa danh), một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đại Lục
[MINH HUỆ 26-03-2022] Gần đây khi đọc bài viết “Một bức thư mà cảnh sát đã photo và chuyển đi khắp nơi (Phần 1)” trên trang Minh Huệ tiếng Trung, tôi đã có thêm rất nhiều động lực. Tôi nảy ra ý tưởng muốn giảng chân tướng cho ban giám hiệu nhà trường – nơi tôi đã từng làm việc trước đây, bằng việc viết một lá thư kể cho họ về khoản tiền lương đã không được chi trả, do niềm tin của tôi vào Pháp Luân Đại Pháp.
Tôi đã mất mười ngày để viết bức thư và gửi một bản cho ban giám hiệu trường học và một bản nữa cho ban điều hành cấp trên của trường. Nhờ sự gia trì của Sư phụ Lý (Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp), tôi đã loại bỏ được tâm sợ hãi. Giờ đây, tôi đã ngộ được rằng, phàm làm bất cứ điều gì cũng nên nghĩ cho người khác trước.
Vào ngày 20 tháng 2, kế toán của trường đã điện thoại để thông báo cho tôi về việc sẽ chi trả số tiền lương 3.000 đô la cho tôi hàng tháng, bắt đầu từ tháng Hai này trở đi.
Cuối cùng, băng tuyết đã tan chảy sau 20 năm ròng. Nhiều chúng sinh đã lựa chọn thức tỉnh sau khi họ đọc được lá thư của tôi. Ban giám hiệu nhà trường đã xử sự rất hợp tình hợp lý. Việc làm này cũng giúp các công nhân viên chức khác trong trường, thậm chí là cả gia đình họ một tương lai mỹ hảo. Tất cả điều này đã được an bài một cách sáng suốt, bởi trí huệ và sự bi vĩ đại của Sư phụ chúng ta. Con rất biết ơn Ngài. Xin đa tạ hồng ân của Sư phụ!
Sau đây là một đoạn trích trong bức thư của tôi.
Về việc giữ lại 35 tháng lương của tôi
Xin gửi lời chào tới Hiệu trưởng Tăng và các bộ phận điều hành trong ban giám hiệu Nhà trường,
Các vị vẫn khỏe chứ?
Tên tôi là Tân Vũ Liên (hóa danh) 69 tuổi, một giáo viên đã về hưu. Tôi kiến nghị về việc nhà trường đã từ chối chi trả khoản lương trong khoảng thời gian 35 tháng (từ tháng 7-2000 đến tháng 5-2003) của tôi.
Tôi không vi phạm bất kỳ kỷ luật hay quy định nào từ phía trường đề ra, nhưng vì tôi đã tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và không từ bỏ tín ngưỡng của mình, nên tôi đã bị Ban điều hành nhà trường từ chối trả lương cho tôi. Tôi muốn nhân cơ hội này để phản ánh với ban lãnh đạo, và đưa ra lý do vì sao tôi không đồng tình với các vị. Dù muốn dù không, ai cũng không thể phủ nhận câu hỏi: “Tại sao Pháp Luân Đại Pháp vẫn đứng vững bất chấp cuộc bức hại tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong hơn 20 năm qua?” Các vị muốn biết lý do vì sao không?
Hy vọng các vị bình tâm và lắng nghe những lời từ tận đáy lòng của tôi. Tôi sẽ chia sẻ cho các vị những câu chuyện trong công việc và cuộc sống hàng ngày, từ khi tôi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn 20 năm trước. Tôi mong các vị sẽ đưa ra quyết định mà không mang theo những định kiến về việc tôi đã trở thành người tốt như thế nào? Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ra sao? Và tin rằng Pháp Luân Đại Pháp là đúng đắn? Vì vậy, tôi đã viết bức thư này!
I. Đối xử tốt với những người khác
Con người là giống loài có trí tuệ bậc cao. Dù ai đó tư lợi cá nhân, họ vẫn có những ràng buộc về mặt đạo đức và nhận thức về những điều nên hay không nên làm. Đây là nền tảng của sự ổn định xã hội. Nếu họ từ bỏ những tiêu chuẩn đạo đức và chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân, điều đó sẽ dẫn tới nguy hiểm cho xã hội, quốc gia và người dân. Vì vậy, chúng ta có thể nhìn nhận đạo đức của một người từ cách họ coi trọng lợi ích cá nhân như thế nào?
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp chú tâm vào việc thực hành theo các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp là kim chỉ nam cho tôi trong ứng xử hàng ngày. Khi chiểu theo những nguyên tắc áp dụng vào thực tế cuộc sống, đó gọi là tu luyện, đơn giản như vậy thôi! Nhân đây, tôi cũng muốn chia sẻ với các vị hai câu chuyện từ quá trình tu luyện của tôi về cách tôi đã từ bỏ tâm ích kỷ của mình.
Chuyện nhặt tiền dưới đất
Tôi đã nhìn thấy các đồng 10 tệ hoặc 20 tệ rớt dưới đất nhiều lần nhưng tôi chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ nhặt chúng lên. Tôi hiểu vũ trụ có quy luật “bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất“ (không mất thì không được, muốn được thì ắt phải mất). Vì tôi không lao động để có số tiền đó, nên chúng không thuộc về tôi.
Một ngày nọ, tôi nhìn thấy tờ 10 nhân dân tệ rớt trên phố. Một người phía sau tôi cũng nhìn thấy và nhanh chóng đi tới giẫm lên tờ tiền, như thể muốn đề phòng việc tôi sẽ nhặt lên trước cậu ấy vậy. Tôi bất động tâm. Nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẽ nhặt lên ngay, dù đó chỉ là đồng 1 tệ và sẽ cảm thấy phấn khích vì điều này.
Chuyện may đồ
Vào một ngày, tôi đặt ba bộ đồ ở chỗ một người thợ may. Cô ấy đòi 230 tệ, nó hơi đắt theo tôi nghĩ. Nhưng tôi không mặc cả. Tôi để cô ấy lấy số đo và tôi trả trước tiền cọc.
Tới ngày hẹn, tôi đến lấy đồ và phát hiện ra chiếc váy không đúng kiểu mà tôi đặt. Người thợ may thấy tôi không ưng ý và nói sẽ giảm giá cho tôi. Tôi nói với cô ấy rằng đây không phải là vấn đề tiền bạc, tôi chỉ không thích kiểu dáng nó như thế này. Cô ấy nhận lỗi và nói rằng sẽ sửa lại cho tôi.
Nhưng người thợ may luôn than rằng cô ấy bận bịu công việc và trì hoãn thời gian nhiều lần. Tôi không oán giận hay trách cứ cô ấy. Các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp luôn chú trọng vào việc hướng nội khi gặp vấn đề. Tôi đã suy xét về nó và tìm ra vấn đề ở bản thân mình. Một người tu luyện phải luôn quan tâm và biết nghĩ đến người khác, nhưng tôi đã không làm tốt điều này. Nếu tôi không chịu nhận món đồ mà cô ấy đã may, cô ấy sẽ chịu thiệt và mất 80 nhân dân tệ.
Tôi nói với cô ấy: “Không sao đâu, con không cần phải sửa lại chiếc váy này cho bác nữa. Bác sẽ lấy cái ban đầu với giá cũ nhé”. Dù cho cô ấy không giảm giá cho tôi. Tôi cũng không để ý và rời đi với bộ đồ đã may.
II. Quan hệ với những người hàng xóm
Chuyện sửa ống nước
Một ngày nọ, người hàng xóm của chúng tôi sống ở tầng dưới đã lên phản ánh với chồng tôi rằng: “Nhà vệ sinh của nhà anh bị rò rỉ. Đường ống bên trong tường bị bể rồi. Nếu nhìn từ bên ngoài thì anh sẽ không biết được đâu”. Chồng tôi phớt lờ cô ấy. Cô hàng xóm lời qua tiếng lại với chồng tôi và hai người cãi nhau. Khi ấy, ông đang bận chơi mạt chược và không muốn lãng phí thời gian của mình. Ông ấy cũng không muốn gặp rắc rối hoặc tốn tiền để sửa chữa nó.
Sau đó, người hàng xóm đề cập với tôi về việc tường nhà cô ấy bị ngấm nước. Tôi xin lỗi và nói với cô ấy sẽ nhanh chóng gọi thợ đến sửa. Cô ấy đề nghị sẽ trả tiền cho việc này. Tôi cho rằng điều đó không ổn thỏa. Ống nước trong nhà tôi bị rò rỉ và đó là lỗi phía nhà tôi, vì vậy chính tôi sẽ thanh toán.
Thợ sửa chữa đã đến vào hôm sau và khắc phục sự cố.
Chuyện vệ sinh hành lang
Hầu hết không ai chịu lau chùi hành lang chung trong tòa nhà nơi chúng tôi sống. Mọi người chỉ dọn sạch không gian trước cửa phòng họ. Tôi đã từng hành động như thế. Nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã dọn dẹp hành lang và cầu thang nơi tôi đi ngang mỗi ngày. Tôi thậm chí dọn sạch tất cả các hành lang và cầu thang trong tòa nhà. Tôi xem đó như trách nhiệm của mình. Thỉnh thoảng tôi quét dọn hành lang và cầu thang bộ từ tầng một đến tầng sáu. Đặc biệt là sau Tết Nguyên Đán, hành lang và cầu thang đầy rẫy xác pháo và tro bụi. Tôi quét từng tầng, từng tầng cho đến hết. Tôi đã tốn khá nhiều thời gian mới xong việc.
Căn hộ đối diện chỗ tôi đã có người dọn vô ở. Người hàng xóm này thường đặt thùng rác ở cầu thang tầng 4. Tôi đã tự đem rác của họ đi bỏ. Năm ngoái họ đã sửa lại nhà vệ sinh. Những bao xi măng và cát bị bỏ ngổn ngang dưới gầm cầu thang, chỉ một phần ba chỗ chúng được sử dụng, và mỗi bao nặng tới 100kg. Chúng được để lại đó trong một thời gian rất dài. Cả chủ nhà cũng không hỏi đến. Tôi đã nhờ con trai giúp tôi chuyển chúng đi. Con trai tôi không quan tâm và tỏ ra bực dọc, nó cho rằng tôi thích lo chuyện bao đồng. Tôi lần lượt hạ từng bao, từng bao xuống. Bởi vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi có thể vác chúng, mặc dù tôi đã gần 70 tuổi.
II. Sẵn sàng giúp đỡ người khác
Chuyện trên phố
Một ngày nọ, tôi đi ngang qua một quầy hàng, nơi mọi người xếp hàng để thanh toán hóa đơn tiền điện. Một người đàn ông đang ngồi ăn bún và đột nhiên ngã ra đất. Tôi chạy đến chỗ ông ấy và cố gắng đỡ ông ngồi dậy, nhưng ông ấy không mở mắt. Cú ngã đã khiến ông ấy rơi vào trạng thái hôn mê.
Tôi đã tự dùng biện pháp của mình để cứu ông ấy. Tôi vực thân trên của ông tựa vào người tôi và nói vào tai ông rằng: “Này bác, xin bác hãy niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo và Chân Thiện Nhẫn hảo. Bác sẽ ổn ngay thôi”. Tôi đã lặp đi lại vào tai ông. Dần dần ông đã tỉnh lại. Một số người rất đỗi kinh ngạc. Họ không biết rằng chính tôi đã cứu người này. Bất chấp mọi người suy nghĩ thế nào, ông ấy đã tỉnh dậy vì nghe được chín chữ chân ngôn mà tôi niệm. Sau đó, xe cấp cứu đến và đưa ông đi.
Trong một lần khác, tôi nhìn thấy một người đàn ông nằm bất động trên đường khi tôi đang đi ngang qua một bệnh viện địa phương. Tôi cho rằng ông ấy bị té do bệnh tình tái phát. Mọi người đi qua và không ai để ý đến người đàn ông. Không ai quan tâm xem ông ấy có bị làm sao không? Tôi đến cạnh ông và hỏi xem chuyện gì đã xảy ra, nhưng không có tiếng đáp lại. Tôi để ông dựa vào đầu gối mình. Tôi thì thầm vào tai ông ấy “làm ơn hãy nghe tôi, hãy niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo. Rồi ông sẽ ổn thôi”. Tôi lặp lại nhiều lần. Ông ấy đã hồi tỉnh lại. Ông vô cùng hốt hoảng khi không thể tìm thấy chiếc điện thoại di động của mình. Nó nằm cách đó 2m, tôi đến nhặt giùm và đem trả cho ông.
Là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, tôi sao có thể làm ngơ trước tình huống đó!
Chuyện trên xe buýt
Tôi thường hay nhường chỗ ngồi của mình cho những người cao tuổi hơn tôi, những người khuyết tật hoặc những người có trẻ nhỏ đi cùng trên xe buýt. Một ngày nọ, một cô gái trẻ bồng con nhỏ bước lên xe và tôi đề nghị cô ấy đến ngồi chỗ của tôi. Những người thanh niên trên xe đều thờ ơ, không ai muốn nhường chỗ ngồi của họ cho cô gái.
Trông thấy những người trẻ tuổi đã không nhường chỗ ngồi của họ, thay vào đó lại là một bà cụ lớn tuổi đi làm việc này, một hành khách đứng cùng đến trò chuyện với tôi. Cô ấy nói, bác có một khí chất cao quý và ăn mặc hợp tuổi. Bác trông ấn tượng với cháu. Chắc hồi còn trẻ bác phải là người phụ nữ xinh đẹp lắm. Tôi đeo khẩu trang và nghĩ rằng người đó là ca ngợi vẻ đẹp từ hành động tử tế của tôi, dù cô ấy không nhìn thấy diện mạo tôi thế nào. Thiện lương chính là vẻ đẹp mà chỉ có thể vun trồng thông qua tu dưỡng.
IV. Cư xử chân thành với mọi người mà không đòi hỏi báo đáp
Đồng nghiệp dạy chung với tôi
Tôi là giáo viên dạy toán ở trường. Tôi luôn muốn mình nổi trội bằng mọi giá, mục đích là nhằm gây ấn tượng tốt với phụ huynh học sinh. Tôi muốn các phụ huynh phải xem trọng tôi và hy vọng nhận được quà cáp từ họ. Tôi đã cố gắng tỏ ra là người mạnh mẽ khi ở cùng đồng nghiệp. Nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã chuyển biến từ căn bản. Pháp Luân Đại Pháp yêu cầu các học viên phải làm việc chu toàn trong mọi chuyện và không tranh đấu vì lợi ích cá nhân.
Tôi được làm việc với Giáo viên Vương (bí danh) trong ba năm cuối trước khi tôi nghỉ hưu. Cô ấy là một giáo viên chủ nhiệm trẻ tuổi. Cô ấy có một đứa con nhỏ và khá tất bận với công việc gia đình. Tôi đã tìm cách giúp đỡ cô ấy. Tôi đến trường sớm mỗi ngày và dọn dẹp văn phòng và đun nước. Tôi hướng dẫn các em học sinh dọn dẹp lớp học và thu dọn bài vở sau khi tan học. Tôi không nề hà bất cứ công việc gì được giao. Khi ban giám hiệu nhà trường muốn tôi thuyên chuyển công tác, Cô Vương không đồng ý. Cô ấy nói với mọi người rằng cô ấy sẽ từ chức nếu tôi bị chuyển đi. Vì vậy, tôi được giữ lại và tiếp tục làm việc cùng cô. Chúng tôi rất hợp tính nhau.
Về chuyện học sinh lớp tôi
Tôi rất dễ nổi nóng với những học sinh cá biệt không đạt điểm cao và trừng phạt chúng, điều này khiến chúng bị tổn thương. Chúng thích chống đối và không thiết tha việc học. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi nhận ra rằng tôi phải dạy dỗ các học trò của mình một cách lý trí, để cải biến từ tận sâu trong tâm can của chúng. Dù học sinh trở nên khó dạy thế nào, nhưng tôi là nguyên nhân sâu xa. Tôi nên hướng nội khi gặp vấn đề và không được mất kiên nhẫn với tụi nhỏ. Sau đó, tôi xem xét về những hành động của mình đã xa rời Pháp như thế nào và tôi nhanh chóng chính lại điều đó. Các học sinh dần dần trở nên ngoan hơn. Sức mạnh của lòng từ bi là vĩ đại, thù thắng. Khi tôi thiện đãi chúng, học trò sẽ dễ dàng lắng nghe tôi giảng. Chúng trở nên dễ chịu và sáng tạo hơn trong việc học. Trẻ nhỏ rất dễ dàng tiếp nhận những giá trị tốt đẹp và trở nên ngoan ngoãn hơn.
Khi tiết học bắt đầu, học sinh của tôi ngay lập tức giữ trật tự. Chúng chăm chú lắng nghe tôi giảng, nên thường đạt điểm cao trong các bài kiểm tra cuối học kỳ và trong các kỳ thi đua khác. Học sinh lớp tôi thường là đạt điểm cao nhất. Tôi không tìm kiếm hư vinh, danh vọng đến với tôi khi tôi biết làm việc chăm chỉ. Phụ huynh học sinh rất cảm kích tôi khi họ thấy con mình trở nên trung thực, học được những đức tính tốt đẹp và đạt thành tích cao trong học tập. Họ tặng quà để bày tỏ lòng biết ơn nhưng tôi đều lịch sự từ chối. Tôi nói với họ rằng tiền lương chính là phần thưởng tốt nhất, để xứng trách với trách nhiệm của người giáo viên là giáo dục học sinh thành tài. Đôi khi tôi không thể từ chối lòng tốt, vì vậy tôi đã tặng lại những món quà có giá trị tương đương cho con của họ. Các bậc phụ huynh kháo nhau rằng, thời buổi này hiếm có giáo viên nào tốt như cô ấy.
Các học sinh rất tôn trọng tôi nhưng chúng cũng e sợ tôi. Một ngày nọ đang đi trên phố thì có người tiến tới chào tôi. “Cô đã từng gặp cậu chưa nhỉ?” Tôi hỏi. Cậu ấy nói rằng cậu ấy là học sinh kém nhất trong lớp mà tôi dạy khoảng mười tám năm trước. Chúng tôi trò chuyện sôi nổi trong một khoảng thời gian. Cậu ấy hiện đã kết hôn và làm quản lý một đơn vị. Thật an ủi, khi biết rằng cậu ấy vẫn nhớ đến cô giáo tiểu học của mình sau nhiều năm.
……
Pháp Luân Đại Pháp là Phật Pháp chân chính và là pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật gia. Không giống như các nhà sư từ xa xưa, họ rời bỏ thế tục và tu hành trong các chùa chiền. Tuy nhiên, các học viên Pháp Luân Đại Pháp thì chọn lựa tu luyện trong xã hội đời thường. Nếu người đời biết đối xử tử tế với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, chúng sinh sẽ được ban phước, bình an và đắc được phúc báo.
Ngạn ngữ cổ của Trung Quốc có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy tháp Phù Đồ”.
Tân Vũ Liên (hóa danh)
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/26/440428.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/20/199981.html
Đăng ngày 13-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.