[MINH HUỆ 28-2-2007] Nhìn từ bên ngoài, Trại Nữ Lao động Cưỡng bách Nanmusi tại thành phố Tự Công, tỉnh Tứ Xuyên, xem giống như một nơi đẹp đẽ. Đi vào cửa, người ta nhìn thấy cây xanh tạo nên một phong cảnh dễ thương. Nhưng đó chỉ là để cho du khách viếng thăm nhìn thấy. Nơi đó thật là một địa ngục trần gian. Nhất là, đó là một trung tâm tà ác mà các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại.
Tôi sẽ kể cho chư vị nghe về sự bức hại tàn bạo mà tôi đã mục kích, nghe, hoặc kinh nghiệm qua từ 2005 khi tôi bị bắt và gửi đến nơi này. Tôi đặc biệt muốn người ta biết về các sự kiện của cuộc bức hại đang xảy ra cho các học viên Đại Pháp. Có những tội ác tày trời xảy ra sau lưng cái phong cảnh đẹp đẽ này.
Có tám đội ngũ cỡ trung trong trại nữ Nanmusi. Trong số chúng, đội ngũ số 7 và 4 là chỉ để bức hại các học viên. Hiện nay, vẫn còn có hơn 50 học viên đang chịu sự bức hại tàn bạo trong hai đội ngũ này.
Có ba kiểu bức hại áp dụng trên các học viên: “bức hại ác nghiệt”, “mới chuyển đến, ” và “chuyển đến sở làm việc.” Sự bức hại nghiêm trọng nhất là “bức hại ác nghiệt”. Các học viên bị chuyển từ “mới chuyển đến” và “chuyển đến sở làm việc” đến sự “bức hại ác nghiệt” nếu họ cứ kiên định trong sự tập luyện Pháp Luân Công. Mỗi học viên bị ba hoặc bốn tù nhân hình tội theo dõi, và mỗi lời và hành động là bị ghi lại. Các tù nhân này đặc biệt được huấn luyện cho mục đích đó. Họ được điểm và được giảm bản án khi họ bức hại các học viên Đại Pháp; nếu không làm vậy, chính họ sẽ bị phạt. Vì vậy, họ làm hết sức của họ.
Phương pháp bức hại chủ yếu nhất là bao gồm tẩy não, lấy đi tất cả các tự do cá nhân, đặt các học viên trong những điều kiện sống rất kém, cưỡng bách lao động cường độ, và tra tấn, có lúc đi đến kết quả là tàn tật hoặc cả chết.
1. Tẩy Não
Phương pháp tẩy não gồm có những yếu tố sau đây:
a. Tập Pháp Luân Công, học và thuộc lòng các sách Đại Pháp và kinh văn của Sư phụ là đều bị cấm.
b. Buộc các học viên tập luyện một số hình thức khí công tà trong một giờ đồng hồ mỗi sáng. Các học viên bị chửi mắng hoặc đánh đập nếu họ từ chối.
c. Buộc các học viên viết ra ‘Ba tuyên bố’ (“tuyên bố hối hận, ” “tuyên bố bảo đảm, ” “phơi bày và chỉ trích [Pháp Luân Công]), ” và cái gọi là “hiểu biết về lý thuyết”).
d. Buộc các học viên học cái mà họ gọi là sách Phật và Công giáo, cũng như các điều thoá mạ Sư phụ và Đại Pháp. Đối với những người mà không biết đọc, các tù nhân mà trước kia là học viên mà đã bị ‘chuyển hoá’ đọc các sách cho họ.
e. Buộc các học viên mắng chửi Sư phụ và Đại Pháp.
2. Tự do cá nhân bị lấy mất
Các học viên không được phép nói chuyện hoặc đi lại tự do và không được phép nói chuyện với các khách viếng thăm về sự bức hại mà họ đang trải qua trong trại lao động. Họ sẽ bị phạt nếu các luật này bị vi phạm.
3. Điều kiện sinh sống kém
Thể theo luật lệ nhà tù, mỗi tù nhân phải nhận được 300 đồng để sinh sống, nhưng chỉ có 100 đồng được đưa ra. Đồ ăn cho các học viên chỉ có nước súp, rau luộc, và đồ ăn đã hư. Nhà tù cố tình không biết đến luật lệ vệ sinh thực phẩm và giữ lại các món ăn. Năm 2003, trong trọn một tuần lễ, các học viên không được phép đi tắm rửa lau chùi và phải ăn với bàn tay.
4. Bức hại qua lao động cưỡng bách gia tăng
Có năm loại lao động: thêu hoa trên vải (như là vải trải giường, màn và vải bàn ăn); b. làm đồ chơi; làm đồ trang trí cho áo quần; làm tóc giả; và khiêng vác và di chuyển các món đồ (ra và vào từ xe vận tải). Mỗi người có một số lượng công việc lao động ấn định mà họ phải thi hành, và họ không được phép ngưng hoặc đi ngủ trước khi nó được làm xong. Nếu họ xong sớm, thì họ phải giúp những người làm việc chậm hơn. Các công việc bắt đầu từ 7:30 sáng, và kết thúc vào 11:00 giờ đêm (năm 2005 nó còn tệ hơn – họ phải xong công việc mỗi ngày vào lúc 2:00 sáng). Cả trừ đi một giờ rưỡi để cho ba bữa ăn mỗi ngày, số lượng thời gian làm việc mỗi ngày là từ 13.5 cho đến 15 giờ.
5. Tra tấn đến tàn tật vĩnh viễn hoặc chết
Thời hạn giam bị gia tăng và hình phạt các học viên mà không hợp tác với những đòi hỏi vô lý của lính canh, kể cả những người mà từ chối bị ‘chuyển hoá’, từ chối viết Ba Tuyên Bố, bị bắt gặp đang tập công hoặc bị bắt gặp đang đọc tài liệu Đại Pháp, và những ai mà không xong các công việc giao phó. Các hình phạt bao gồm đánh đập tàn nhẫn, mà tạo thành tàn tật vĩnh viễn hoặc chết. Các phương pháp tra tấn chủ yếu nhất mà các lính canh dùng bao gồm: buộc các học viên ngó mặt vào vách và buộc họ đứng trong một thời gian thật dài lâu, buộc họ ngồi trong thế kiết già và cột họ với giây thừng; dậm chân lên các học viên, đốt vú họ bằng hột quẹt hoặc thuốc lá, gây nhức ngực các học viên với giây chun, tấn công các phần kín của họ bằng cái chổi chùi nhà cầu, đánh đập các học viên tàn nhẫn dùng chổi chà hoặc cây treo áo, châm điện giựt họ với cùi điện, và nhốt họ trong xà lim.
6. Các vụ đặc biệt về bức hại các học viên Đại Pháp
Năm 2004, vì một học viên từ thành phố Thành Độ từ chối bị ‘chuyển hoá’, các lính canh ra lệnh cho nhiều tù nhân hình tội cởi áo quần của cô và tấn công âm hộ của cô với cái chổi. Tất cả tù nhân đều nghe tiếng kêu khóc của cô.
Năm 2004, vì cô Yang Zhengru từ thành phố Deyang ca bài hát, “Pháp Luân Đại Pháp hảo, ” cô bị châm điện cho đến bất tỉnh.
Năm 2003, cô Luo Ruizhen từ thành phố Luzhou từ chối bị ‘chuyển hoá’, các lính canh ra lệnh cho 32 tù nhân đi theo cô khắp nơi và thay phiên nhau đánh cô cho đến khi bất tỉnh.
Năm 2003, một học viên bị đánh đến chết tại Đội số 7. Đối với các viên chức, cái chết đó được báo cáo như là ‘chết vì bệnh’. Sau vụ đó, các tù nhân đều bị buộc ký tên đồng ý không phơi bày sự kiện là học viên này đã bị đánh đến chết. Nếu không, bản án sẽ gia tăng.
Năm 2006, cô Wang Qinghong bị đánh tàn nhẫn bởi các tù nhân vì cô từ chối bị ‘chuyển hoá’.
Vào tháng tám 2006, vì cô Yang từ thành phố Guang’an không chịu để bị ‘chuyển hoá’, cô bị tra tấn tần nhẫn và trở nên ốm vô cùng. Lính canh ra lệnh cho các tù nhân châm chích cô với các cây kim cho đến khi cô bị liệt. Năm 2006, cô Yang Shaopei từ Thành Đô từ chối bị “chuyển hoá, ” vì vậy cô bị tra tấn nặng nề đến độ cô bị suy hoá tinh thần. Mặt của cô đầy vết thẹo vì những sự đánh đập tàn nhẫn không ngừng.
Cô Tong Guoqing từ thành phố Yueshan từ chối bị “chuyển hoá, ” và cô bị buộc làm việc suốt ngày mỗi ngày, và thường bị đánh đập tàn nhẫn. Cô bị tra tấn nặng nề và trở nên ốm còn da bọc xương.
Năm 2005, cô Ye Peiqi từ vùng Wutongqiao, thành phố Yueshan, thoát khỏi ổ quái vật nhưng sau này bị bắt lại. Cô bị đánh đập tàn nhẫn và trở nên loạn đầu óc. Bản án tại trại lao động của cô bi gia tăng thêm một tháng.
7. Trại lao động cũng bức hại các tù nhân mà tội nghiệp cho các học viên
Trong lúc đầu năm 2006, có một tù nhân từ thành phố Xichang trong đội số 3. Công tác lao động chỉ định cho cô ta là làm đồ chơi, và cô không có tham gia vào việc tra tấn các học viên Đại Pháp. Vì không hoàn tất công tác chỉ định, cô thường bị chửi mắng và đánh đập tàn nhẫn. Cô không chịu nổi và tự vẫn, nhưng lính canh báo cáo là cô chết vì bệnh.
Trại lao động đã dấu tất cả các tội lỗi trên trước mắt công chúng. Họ cố không để lọt ra ngoài bất kỳ tin tức nào. Mỗi khi các học viên bị tra tấn, đều luôn là trong những phòng kín, như vậy các tiếng kêu la khóc lóc có thể được nghe thấy nhưng không thể nhìn thấy. Để cho các tin tức không lọt ra ngoài nhà tù, các học viên bị buộc nói, “Chúng tôi bình yên, ” với các người thăm viếng và không được phép yêu cầu giúp đỡ. Trước khi các khách viếng thăm, các học viên được huấn luyện cách trả lời các câu hỏi. Đối với các học viên mà đạt đến hạn kỳ cuối bản án mà vẫn từ chối ‘chuyển hoá’, họ không được thả ra, mà chỉ là chuyển đến các vùng hoặc nhà tù khác.
Danh sách những kẻ bức hại:
Giám đốc Yang, nam, hơn 50 tuổi
Thư ký của Hội đồng ĐCSTQ của Sở Điều Khiển Li Zhiqiang, hơn 50 tuổi
Giám đốc sở Điều khiển Li Qi, nữ, hơn 30 tuổi
Lính cảnh sát từ Đội thứ 7: Wu Minghui, Li Xiurong, Wang Hongmei và Lan gì đó
Lính cảnh sát từ Đội số 4: Fang Xiaoqing, Zeng Jun, Liao Xiaolin, Li Ziming và Chen Xiaoting, Hemei.
Đội thứ 7: 86-832-5212174
Đội thứ 4: 86-832-5212443 86-832-5212610
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/2/28/149864.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/3/17/83612.html
Đăng ngày 03-04-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.