Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở Thiên Tân, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-06-2022]

Name: Đỗ Anh Quang (杜英光)
Giới tính: Nam
Tuổi: 50
Thành phố: Không rõ
TỈnh: Thiên Tân
Nghề nghiệp: Giáo viên tiểu học
Ngày qua đời: 9 tháng 11 năm 2021
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: 30 tháng 1 năm 2001
Nơi giam giữ cuối cùng: Trại Cưỡng bức Lao động Song Khẩu

Ông Đỗ Anh Quang, một cựu giáo viên tiểu học, đã bị liệt và sức khỏe yếu sau khi sống sót qua 2,5 năm bị tra tấn vô cùng tàn bạo ở trong trại lao động vì tu luyện Pháp Luân Công. Trong hai thập niên tiếp theo, ông Đỗ vừa phải vật lộn với sức khoẻ kém vừa phải sống lang thang để trốn khỏi bàn tay cảnh sát. Ông đã qua đời vào ngày 9 tháng 11 năm 2021, ở tuổi 50.

Ông Đỗ quê gốc ở Thiên Tân. Ông Đỗ cùng với mẹ là bà Vương Ngọc Linh và em gái là cô Đỗ Anh Huy đã tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Cả ba người đều được trải nghiệm sự hồi phục sức khoẻ nhanh chóng và họ tự yêu cầu bản thân sống chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999 chỉ bởi sự phổ biến sâu rộng của nó, ông Đỗ đã nhiều lần bị bắt và giam giữ tại nhiều cơ sở khác nhau. Sự tra tấn mà ông phải chịu ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Song Khẩu là vô cùng khủng khiếp, bao gồm đốt hai bàn tay bằng thuốc lá, đâm kim vào móng tay, miệng và mũi dính đầy phân, cũng như bị trói trong những tư thế gây đau đớn trong suốt nhiều giờ đồng hồ.

Lính canh Đông Tú Hoà từng nói với tù nhân Từ Quang Sinh (người được giao nhiệm vụ giám sát ông Đỗ), rằng anh ta sẽ được giảm án nếu tra tấn ông Đỗ đến chết.

Dưới đây là chi tiết về những sự tra tấn mà ông Đỗ đã phải chịu đựng.

Bị tra tấn trong Trại tạm giam

Tối ngày 30 tháng 1 năm 2002, ông Đỗ đã bị bắt tại nhà. Cảnh sát lục soát nhà và tịch thu sách cùng băng tiếng (audio) các bài giảng của Pháp Luân Công.

Vào hôm sau, sau khi ông bị đưa đến trại tạm giam quận Vũ Thanh, một tù nhân đã lệnh cho ông từ bỏ Pháp Luân Công. Khi ông từ chối, người này đã đánh ông trong hơn 10 phút. Một tù nhân khác đã thúc đầu gối vào phần đùi phía ngoài của ông, khiến hai chân ông bị tê và đau đớn.

Khi tù nhân thấm mệt, thay vì đánh ông thì họ cầm một chiếc ghế gỗ dài và đập vào chân ông. Họ tiếp tục đánh ông vì ông vẫn kiên định đức tin. Một số tát vào mặt ông và người khác dùng lòng bàn tay chặt vào cổ ông.

Sau khi đánh đập thêm một tiếng, tù nhân bắt ông Đỗ phải đứng dựa vào tường với lưng cúi 90 độ, hai chân duỗi thẳng và đầu ngón tay chạm vào đầu ngón chân. Ông bị ép phải duy trì tư thế này trong hai tiếng, khiến cơ thể ông đau đớn và cảm thấy mất phương hướng.

Toàn thân ông bị thương do tra tấn. Hai chân sưng vù và tê bì. Ông không thể ngồi để đi vệ sinh trong ba ngày. Ông cũng gặp khó khăn khi mặc và cởi quần.

Trong hai tuần tiếp theo, tù nhân tiếp tục đánh và lăng mạ ông hòng ép ông từ bỏ Pháp Luân Công nhưng ông không nhượng bộ.

Trung tâm tẩy não

Ngày 15 tháng 2 năm 2001, các quan chức thị trấn đã nói chuyện với ông Đỗ để gây áp lực khiến ông từ bỏ Pháp Luân Công. Vì ông từ chối nên họ đã đưa ông đến một trung tâm tẩy não đặt trong một doanh trại quân đội lúc 11 giờ đêm.

Trong hai tháng bị giam ở trung tâm tẩy não, ông liên tục bị ép xem các chương trình lăng mạ Pháp Luân Công và viết các báo cáo tư tưởng.

Vì ông từ chối đọc những cuốn sách lăng mạ Pháp Luân Công, lính canh đã bắt ông đứng úp mặt vô tường trong nhiều giờ, đây là một hình thức tra tấn thường xuyên trong thời gian ông bị giam. Có lúc ông phải đứng trong nghiêm (tư thế quân đội) với ngón chân và mũi chạm vào tường, các ngón tay duỗi thẳng xuống hai bên quần, và cơ thể giữ ở tư thế đứng thẳng.

Một hình thức tra tấn khác là ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ với hai tay đặt trên hai đầu gối, thân trên thẳng và mở mắt. Có lúc ông phải đứng hay ngồi dựa vào tường đến tận 3 giờ sáng và bị đánh thức dậy lúc 5 giờ 30 phút sáng. Ông chỉ được cung cấp một lượng thức ăn ít ỏi.

Một buổi tối, cảnh sát họ Hoà đưa ông Đỗ đến một căn phòng và cố ép ông xé tấm ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công. Ông đã kiên quyết từ chối và bị tát vào mặt nhiều lần cho đến khi chảy máu miệng. Hoà cũng dùng một cây gậy đồng đánh vào vai phải ông khiến áo của ông bị rách và vai sưng lên.

Vài ngày sau, cảnh sát Thuý cũng đánh vào hai tay và hai đùi của ông Đỗ bằng một cây gậy đồng khiến chân ông có những vết bầm tím sâu. Khi giám đốc trung tâm tẩy não họ Sài đến kiểm tra tình trạng của ông, thay vì cho ông được chữa trị y tế, Sài lại túm tóc và đánh đập ông cho đến khi bản thân Sài thấm mệt.

Bản án lao động cưỡng bức

Ông Đỗ bị chuyển về trại tạm giam quận Vũ Thanh vào ngày 15 tháng 4 năm 2001. Sau đó ông bị lãnh án 18 tháng lao động cưỡng bức với cáo buộc “phá hoại trật tự xã hội”. Ông bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Song Khẩu vào ngày 18 tháng 5, và tại đây, ông còn bị tra tấn tàn bạo hơn vì kiên định đức tin.

Cấm ngủ

Vào ngày đầu tiên ở trại lao động, lính canh cưỡng chế ông Đỗ và những học viên khác ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ đến tận 3 giờ sáng, sau đó đánh thức họ dậy vào lúc 5 giờ 30 phút sáng. Sau hai đêm bị cấm ngủ, năm học viên bị đưa đến trại lao động cùng với ông Đỗ đều bị ép viết một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, chỉ có ông Đỗ là vẫn kiên định.

Dưới sự xúi giục của lính canh, tù nhân Trần Học Vũ đưa ông đến một căn phòng và lệnh cho ông đọc một bài báo lăng mạ Pháp Luân Công, nhưng ông từ chối. Trần tát vào mặt, bắt ông cúi người về phía trước và đánh ông bằng một cây gậy hơn một giờ đồng hồ.

Trong mười ngày tiếp theo, tù nhân không cho ông ngủ và bắt ông phải ngồi trên sàn nhà. Mỗi khi ông nhắm mắt, tù nhân sẽ đánh và không cho ông dùng nhà vệ sinh. Một tù nhân nặng khoảng 85 kg đã giẫm lên chân ông và hét lên: “Chúng tôi sẽ cho ông được mát-xa kiểu Thái”. Chân ông nổi đầy cục u cứng và trong hơn một tháng, việc đi lại càng trở nên khó khăn hơn với ông.

Bị ấn vào gầm giường và trói lại

Trưởng tù nhân Tôn Khải cũng tra tấn ông Đỗ để kiếm điểm thưởng từ lính canh. Anh ta đẩy ông vào dưới gầm của một chiếc giường nhỏ, khiến ông không thể ngẩng đầu hay ngồi thẳng. Tôn còn đập hai cánh tay của ông Đỗ vào khung giường kim loại.

a563eaa89dc0f5e4bf4cb816e3f34380.jpg

Tranh minh hoạ tra tấn: Nhét dưới gầm giường

Sau đó Tôn lôi ông ra khỏi gầm giường, rồi nhiều tù nhân đè ông nằm sấp mặt xuống sàn trong khi Tôn lăn một thanh gỗ lên hai chân ông khiến ông đau đớn tột cùng.

Một lần khác, Tôn ép ông Đỗ ngồi trong thư thế kiết già. Anh ta dùng dây thừng trói hai tay ông Đỗ và sau đó trói cổ ông bằng dây thừng khác để đầu ông gần chạm vào ngực.

Sau khi Tôn cởi trói cho ông hai giờ sau đó, anh ta đưa ông đến một căn phòng khác đang có lính canh Triệu Trường Thanh đợi ở đó. Tù nhân ép ông cởi áo và sau đó dùng một cây gỗ đánh nhiều lần vào cánh tay trái của ông cho đến khi nó bầm tím. Vết tích của lần tra tấn này vẫn rõ mồn một sau nhiều tháng.

Tra tấn và cấm ngủ khiến ông cảm thấy lạnh và tê bì. Cuối cùng, khi phát hiện ông bị sốt cao, lính canh cũng cho ông ngủ vào ban đêm.

Hai lòng bàn tay bị đốt bằng thuốc lá

Nhiều ngày sau, tù nhân ra lệnh cho ông Đỗ đứng thẳng với hai tay duỗi thẳng và lòng bàn tay hướng lên trên. Họ đặt hai điếu thuốc đã cháy vào lòng bàn tay của ông và để đó trong năm phút. Tù nhân gọi hình thức tra tấn này là “Tiên nhân cầm đào”.

Hai mụn nước lớn đầy dịch xuất hiện ở hai lòng bàn tay của ông. Tù nhân đã dùng kim chọc vỡ các vết phồng rộp, khiến phần thịt dưới của bong bóng nước lở loét, để lại hai cái lỗ lớn trong lòng bàn tay của ông. Hai tay của ông sưng lên nghiêm trọng.

Tù nhân muốn đưa ông đến phòng khám của trại lao động để chữa trị nhưng lính canh Dương Chí Thu đã ngăn lại vì sợ việc tra tấn bị lộ tẩy. Anh ta nói: “Chỉ là vết bỏng nhỏ, không có vấn đề gì!”

Một lính canh khác là Đỗ Dĩnh Hân thấy hai tay sưng phồng của ông thì cố tình lệnh cho ông đập ruồi ngoài hành lanh vào ban đêm hơn hai giờ đồng hồ. Một tháng sau, vết bỏng trong lòng bàn tay của ông mới lành lại.

Đá

Lính canh Nguỵ Nguy đấm vào má ông Đỗ để lệnh cho ông viết các tuyên bố bảo đảm. Anh ta liên tục đấm đến khi mặt ông Đỗ sưng khủng khiếp và ông không thể nhận ra mình khi soi gương.

Trong một hình thức tra tấn khác, Nguỵ lệnh cho ông Đỗ đứng ở lối vào của căn phòng, sau đó anh ta lùi lại vài bước và đột nhiên chạy đến đá vào ngực ông. Ông Đỗ bị ngã xuống sàn gạch men và đầu bị đập xuống sàn.

Đâm kim vào khe móng tay

Trong mùa đông lạnh giá, tù nhân lột áo khoác của ông Đỗ và ép ông đứng trong một căn phòng tối, lạnh chỉ mà chỉ được mặc một lớp quần áo mỏng. Ông lại bị cấm ngủ trong vài ngày và bị nhét xuống gầm giường. Để gia tăng sự đau đớn, tù nhân đã nhét một cây gậy gỗ vào giữa lưng ông và giường, ấn cây gậy vào đầu và lưng ông, sau đó giẫm lên hai tay ông và dùng một cây kim đâm vào các khe móng tay của ông.

2004-10-27-weifang13.jpg

Minh hoạ tra tấn: Đâm kim vào khe móng tay

Đóng băng

Khi tra tấn không làm suy yếu ý chí của ông Đỗ, lính canh bắt đầu đánh vào tay trái của ông bằng một thanh gỗ cho đến khi nó bầm tím và sưng lên.

Khi ông Đỗ không thể nhấc tay lên, tù nhân đã trói ông vào cầu thang đối diện một cửa sổ để mở trong thời gian dài. Ông run rẩy vì gió lạnh, và bị sốt trong đêm hôm đó và nó kéo dài vài ngày.

Bất chấp tình trạng của ông, lính canh vẫn ép ông tham gia một phiên tẩy não để xem các chương trình tuyên truyền. Biết quá rõ về những ngược đãi mà mình có thể phải đối mặt, ông Đỗ đã từ chối xem và hô lên: “Tất cả những điều này là dối trá! Mọi người đừng tin gì cả! Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Tù nhân đã bịt miệng ông và lôi ông đến một căn phòng tối.

Cuối tháng 4 năm 2002, lính canh dùng dùi cui điện sốc điện ông. Họ cấm ông ngủ hơn một lần vào giữa tháng 5. Ông bị ép ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ vào ban đêm và có lúc phải thức nguyên đêm. Có đêm ông chỉ ngủ được một tiếng, và những đêm khác ông không được ngủ. Sự tra tấn này kéo dài hơn một tháng.

Sự hủy hoại thể xác do tra tấn

Ngày 19 tháng 7 năm 2002, tù nhân đánh đập ông trong một thời gian dài. Họ ấn ông xuống đất và xối nước vào mũi ông và đánh vào bụng ông. Họ tra tấn ông nhiều giờ cho đến khi ông ngất đi.

Sự tra tấn này khiến ông yếu đi rõ rệt và việc đi lại càng thêm khó khăn và không thể tiểu tiện được. Có lần ông bị ngất ở trong nhà vệ sinh, tù nhân đã khiêng ông ra. Bụng ông sưng phồng và đau đớn, ông cảm thấy như có một vật nặng đang kéo xuống thắt lưng. Ông rên rỉ nhưng lính canh bảo tù nhân hãy cho ông tập thể dục. Mỗi bước chân lại khiến ông bị đau đớn khủng khiếp, nhưng tù nhân vẫn ép ông đi tiếp, khiến ông vô cùng thống khổ.

Một tuần sau, lính canh đưa ông đến một bệnh viện để kiểm tra. Ông được phát hiện bị cổ trướng, sưng tấy dạ dày và tá tràng, và tuyến tiền liệt gặp vấn đề.

Một ngày nọ, ông tình cờ nghe lính canh Đông Tú Hoà nói với tù nhân Từ Quang Sinh (người được giao nhiệm vụ giám sát ông) rằng: “Tôi sẽ giảm án cho anh nếu anh tra tấn Đỗ Anh Quang đến chết.”

Miệng và mũi dính đầy phân

Trong tháng 2 năm 2003, trại lao động đã tổ chức nhiều phiên tẩy não nhắm vào các học viên. Một đợt tra tấn nhắm vào ông Đỗ đã bắt đầu, bao gồm sốc điện bằng dùi cui điện, trói lên và đổ nước lạnh lên người ông.

Ông Đỗ đã tuyệt thực để phản bức hại và đã bị treo lên, lột quần áo ấm và chân bị ngâm vào một thùng nước đá lạnh.

Sau đó lính canh đã trói ông vào một cái giường, đổ nước lạnh lên người ông và bật quạt với tốc độ tối đa để gió thổi vào người ông. Một lính canh nói: “Trời lạnh quá, hãy đắp chăn cho ông ấy.” Tù nhân đã ngâm một cái chăn vào nước lạnh và đắp lên người ông. Sự tra tấn này kéo dài ba tiếng đồng hồ.

Trong thời gian này, trưởng đội lính canh họ Phạm đã đến để kiểm tra việc tra tấn. Họ không cho ông Đỗ ngủ vào ban đêm mà trói ông vào một cái ghế và lệnh cho tù nhân bôi phân vào miệng và mũi ông.

Tù nhân đã đấm vào mũi ông Đỗ để ông khiến ông phải mở miệng ra, rồi nhét phân vào miệng ông.

Lính canh Phó Chấn Thị cũng dùng ống tiêm bơm nước mù tạt vào mũi ông Đỗ. Họ tra tấn ông hơn 20 ngày. Ông Đỗ vẫn kiên định đức tin và từ chối viết tuyên bố từ bỏ tu luyện, bởi vậy thời hạn lao động của ông bị kéo dài thêm một năm.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/7/444610.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/17/201853.html

Đăng ngày 21-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share