Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-06-2022] Bà Thường Tân Hồng (một giáo viên trường dạy nghề, 66 tuổi) ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông đã liên tục bị sách nhiễu kể từ năm 2019 vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999.

Bởi bà Thường từ chối từ bỏ đức tin của mình, nên cảnh sát đã liên tục kéo tới nhà hoặc gọi điện cho bà. Họ dọa sẽ sách nhiễu bà hàng năm và nói rằng con của bà cũng bị cấm làm việc cho chính quyền (làm công nhân viên chức nhà nước được cho là rất ổn định mà mọi người đều cạnh tranh nhau để có một vị trí).

Sách nhiễu từ năm 2019-2020

Tháng 6 năm 2019, cảnh sát Lư Hân của Đồn Công an Hoa Viên đã gọi điện cho bà Thường và yêu cầu bà ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. “Nếu bà ký tuyên bố, chúng tôi sẽ không làm phiền bà nữa và con của bà sẽ không bị liên lụy.”

Bà Thường nói với anh ta rằng bà không làm gì sai khi tu luyện Pháp Luân Công và từ chối ký.

Lư đã gọi điện cho chồng bà Thường vài lần vào năm 2020 và cố gắng bắt ông phải gây sức ép với bà. Lư cũng gọi điện cho bà Thường và yêu cầu bà ký vào tuyên bố, nhưng bà một lần nữa từ chối.

Sách nhiễu trong năm 2021

Chủ tịch công đoàn Từ Kế Quý của Học viện Kỹ thuật Lai Vu nơi bà Thường làm việc đã nói chuyện với bà vào ngày 11 tháng 5 năm 2021. Từ nói rằng Ủy ban Chính trị Pháp luật quận Lai Vu (một cơ quan ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ giám sát cuộc bức hại) đã gặp ông ta và chỉ đạo ông ta thu thập tên của tất cả nhân viên đã và đang tu luyện Pháp Luân Công.

Từ nói nhà trường được yêu cầu liên hệ với tất cả học viên có tên trong danh sách để hỏi xem liệu họ có đồng ý từ bỏ Pháp Luân Công hay không. Những người ký vào tuyên bố từ bỏ tu luyện sẽ được xóa bỏ hạn chế việc đi tàu điện ngầm hay xe lửa và con họ sẽ không bị liên lụy.

Khi bà Thường lập luận rằng Hiến pháp Trung Quốc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của công dân, Từ trả lời rằng chính quyền cộng sản trung ương không cho phép người dân tu luyện Pháp Luân Công. Ông ta nói thêm rằng đối với các đảng viên ĐCSTQ, tín ngưỡng của họ chính là Đảng.

Bà Thường nói với Hứa: “Tôi không làm gì sai khi chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công. Danh sách tà giáo do Bộ Công an và Quốc Vụ viện ban hành không có Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện Phật gia và việc tôi tu luyện là hợp pháp.”

Từ trả lời: “Đây không chỉ là việc của bà. Nó ảnh hưởng tới trường học nữa. Nếu [vì bà mà] chúng ta không thể nhận được giải thưởng đã đăng ký, thì mỗi nhân viên sẽ bị mất ít nhất 20.000 nhân dân tệ tiền thưởng. Mọi người sẽ không hận bà sao?”

Bà Thưởng nói: “Bản thân chính sách liên lụy này của chính quyền là sai trái. Họ đang khiến quần chúng nhân dân phạm tội với Pháp Luân Công.”

Ngày hôm sau, Từ đã tìm bà Thường và nói rằng ông ta đã báo cáo cuộc đối thoại của họ lên hiệu trưởng Đào và Ủy ban Chính trị Pháp luật quận Lai Vu. Họ đồng ý rằng chỉ cần bà Thường không tham gia bất kỳ hoạt động Pháp Luân Công nào, bà có thể tự do làm bất cứ điều gì tại nhà để duy trì sức khỏe. Bà Thường vẫn từ chối ký vào biên tuyên bố từ bỏ đức tin của mình theo yêu cầu.

Một tháng sau, vào ngày 10 tháng 6, một cảnh sát của Đồn Công an Hoa Viên đã gọi cho bà Thường và yêu cầu bà tới văn phòng của họ mà không nêu lý do. Sau khi bà Thường liên tục gặng hỏi, cảnh sát tiết lộ rằng họ yêu cầu bà đến để ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, và họ sẽ xóa bà khỏi danh sách của chính phủ cũng như ngừng liên lạc với bà nếu bà ký tên. Bà Thường kiên quyết từ chối lần nữa.

Một số lãnh đạo nhà trường gồm Từ, Phó Bình (phó bí thư nhà trường), Tôn Oánh (trưởng ban tuyên truyền) và Nhậm Lỗi (trường khoa của bà Thường) đã tổ chức một buổi họp với bà vào ngày 8 tháng 7. Họ nói rằng họ mới nhận được văn bản mật do chính quyền trung ương ban hành. Tất cả đều đã đọc nó và thay mặt Ủy ban Chính trị và Pháp luật gửi thông điệp đến bà.

Họ nói rằng theo văn bản mới ban hành, nếu bà Thường vẫn không viết tuyên bố cam kết từ bỏ Pháp Luân Công theo yêu cầu trước ngày 10 tháng 8, họ sẽ đưa bà tới một trung tâm tẩy não để “giáo dục” thêm vào giữa tháng 8. Nếu vẫn không chuyển hóa được bà, họ sẽ bắt giữ và sa thải bà. Họ cho bà thời hạn vào cuối tháng 8 năm 2021 để hoàn thành “nhiệm vụ”. Không rõ liệu bà Thường có bị đưa tới trung tâm tẩy não hoặc bị đuổi việc hay không.

Sách nhiễu trong năm 2022

Ngày 23 tháng 5 năm 2022, cảnh sát gọi điện cho bà Thường lần nữa và vẫn yêu cầu bà viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công.

Ngày 1 tháng 6, Vương Tử Hòa của Cục Giáo dục quận Lai Vu đã dẫn theo 5 người tới nhà bà Thường và nhắc lại nhiều lần rằng chính phủ không cho phép bà tu luyện Pháp Luân Công. Họ nói, nếu bà muốn duy trì sức khỏe thì bà có thể tìm pháp môn khác để luyện.

Bà Thường cố gắng giảng chân tướng cho họ, rằng Pháp Luân Công dạy người ta làm người tốt và đây là pháp môn tu luyện của Phật gia. Bà cũng nói bản thân bà từng mắc rất nhiều căn bệnh như ung thư vú, viêm khớp dạng thấp và viêm dạ dày mãn tính. Sự dày vò về thể xác đã khiến cuộc sống của bà vô cùng tuyệt vọng. Tu luyện Pháp Luân Công đã cho bà cuộc đời mới và giúp bà xử lý tốt hơn các mối quan hệ gia đình, đặc biệt với mẹ chồng. Các viên chức liên tục nói rằng chính phủ không cho phép tu luyện và họ thúc giục bà suy nghĩ thêm về điều đó.

Bức hại trong quá khứ

Kể từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, bà Thường đã bị sách nhiễu không ngừng vì kiên định đức tin.

Trong vài tháng đầu của cuộc bức hại, bà không được làm việc và phải nghỉ phép. Sau đó, nhà trường chuyển bà tới một nhà máy in với mức lương thấp nhất. 6 tháng sau, họ mới cho phép bà đi dạy trở lại.

Sau đó, bà Thường đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị bắt giữ. Bà bị giam đến cuối năm 2000. Sau khi nhà trường gọi điện, bà quay trở lại làm việc, nhưng đã bị cảnh sát bắt và giam giữ. Sau khi bà trốn thoát, lãnh đạo nhà trường đã lừa bà quay lại và hứa sẽ để bà tiếp tục công tác. Bà đã quay lại trường theo lời hiệu trưởng, nhưng lại bị bắt giữ một lần nữa và bị kết án 3 năm lao động cưỡng bức. Nhiều bệnh cũ của bà đã tái phát do sự ngược đãi trong trại lao động và bà đã được tạm tha y tế.

Sau khi ở nhà vài tháng, bà Thường bắt đầu làm việc tại thư viện nhà trường. Tháng 11 năm 2002, bà đã bị bắt giữ lần nữa trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16 và bị giam giữ trong trung tâm tẩy não vài tuần.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/5/444517.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/19/201878.html

Đăng ngày 20-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share