Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đông Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-02-2022] Tôi bắt đầu tu luyện vào đầu năm 2012. Tôi từng có một đại lý điện thoại, sau đó vì khách hàng thường thích SIM số đẹp nên tôi nhập thêm từ phòng kinh doanh của hệ thống.

Cũng chính vì vậy nên khi đi nhập hàng tôi thường sẽ chọn những thẻ SIM có số cuối là 6,8,9 và thường loại bỏ những thẻ có số 4 ở cuối. Đôi khi nhân viên phòng kinh doanh bận rộn nên thường gọi tôi đến hỗ trợ, vì vậy khi nhập hàng họ thường cho tôi những số đẹp hơn người khác.

1. Số điện thoại nào cũng có thể kinh doanh được

Vào một buổi sáng, Tiểu Vương từ phòng kinh doanh đến cửa hàng của tôi để phát tờ rơi, vừa đúng lúc tôi muốn nhập thêm thẻ SIM, liền hỏi có số mới rồi phải không? Tiểu Vương trả lời có rồi. Buổi trưa tôi đến phòng kinh doanh, Tiểu Lưu là người phụ trách bốc số đã về nhà ăn cơm nên đồng nghiệp trực ban nói tôi đợi một lát. Tôi thuận tiện hỏi SIM mới rồi phải không? Người này nói đã về từ buổi sáng. Sau khi Tiểu Lưu quay lại, tôi tìm cậu ấy hỏi chuyện, cậu ấy nói: Hàng còn chưa về, bốc số cái gì chứ? Toàn là SIM sim số 4, mà số cuối cũng là 4. Lúc đó tôi nghĩ đây chẳng phải là ngang nhiên nói dối sao? Tôi rất muốn vạch trần cậu ấy. Nhưng tôi lại nghĩ mình là người luyện công thì phải nhẫn nhịn nên tôi nói sẽ chọn lấy vài số vậy. Mười mấy SIM tôi chọn hầu như đều có ba số 4 trong đó.

Bước ra khỏi phòng kinh doanh, tôi mang theo tâm trạng không vui, trong tâm nghĩ mình sẽ không làm giúp họ nữa, nhưng lại nghĩ là một người tu luyện, gặp chuyện trước tiên phải tìm nguyên nhân ở bản thân, không có chuyện gì là ngẫu nhiên, tôi nghĩ đến Pháp lý mà Sư phụ giảng trong mục “Chuyển hóa nghiệp lực”. Tôi lập tức không còn tức giận nữa, trong tâm nghĩ lại có cơ hội để đề cao rồi, không thể bỏ lỡ cơ hội này được.

Sau khi trở về cửa hàng, kết quả là những số đó đều bán hết chỉ trong một buổi chiều. Khi đó khách hàng đến mua cũng không kén chọn, chỉ nói cho tôi mua hai số, hoặc cho tôi mua ba số. Trước đây, để bán được mười số điện thoại phải mất đến ba, bốn ngày mới bán hết, nếu là những số không đẹp thì đến cả mười ngày, nửa tháng mới có thể bán được.

Ngày hôm sau tôi lại đến nhập thêm hàng, tôi không đòi hỏi gì, vậy mà tất cả số mà Tiểu Lưu đưa cho tôi đều là số đẹp. Tôi biết nếu tôi không tu luyện Đại Pháp, tôi nhất định sẽ có thành kiến với họ, sẽ không vừa mắt với họ và rất có thể họ cũng sẽ làm khó tôi.

2. Câu chuyện về sửa chữa điện thoại

Có một vị khách là người cùng làng với dì tôi, người này mua một chiếc điện thoại di động từ cửa hàng tôi vào cuối mùa thu năm 2012. Đến tháng 11, anh ấy nói điện thoại dì tự sập nguồn một lần, muốn đưa cho tôi sửa lại, tôi đồng ý. Nhưng anh ấy lại nói để thử khởi động lại xem sao, vì cũng không chắc chắn điện thoại có vấn đề hay không.

Đến đầu năm 2013, anh lại đến cửa hàng tôi, nói điện thoại có vấn đề, cần sửa. Nhưng lúc đó anh ấy lại bận việc, nói hai ngày sau sẽ đến sửa sau, tôi đồng ý và nói tháng ba này tôi sẽ chuyển sang nơi khác làm công việc mới, tôi hy vọng anh ấy sẽ sớm đến cửa hàng, bây giờ vẫn còn bảo hành nên chỉ cần trả chi phí gửi phát. Nếu để quá tháng ba thì rất có thể sẽ không thuận tiện lắm, anh ấy đồng ý với kiến nghị của tôi. Nhưng đến tận cuối tháng ba khi tôi chuyển công việc khác, anh ấy vẫn chưa mang điện thoại đến sửa.

Vào cuối năm 2013, tôi nghe mẹ nói anh ấy đã đến gặp dì tôi và nói rằng điện thoại mua từ chỗ tôi dùng không tốt. Tôi nhờ dì chuyển lời đến nếu anh ấy muốn sửa điện thoại tôi sẽ tìm người sửa, nếu điện thoại có thể sửa được thì tôi sẽ gửi điện thoại đi, còn nếu không thể sửa được, tôi sẽ đổi cho anh ấy. Suy nghĩ lúc đó của tôi là điện thoại của cửa hàng tôi xác thực có vấn đề, mặc dù anh ấy đã bỏ lỡ thời gian bảo hành, nhưng tôi vẫn sẽ hỗ trợ. Sau đó, dì chuyển lời lại, anh ấy nói tôi là một người tốt. Vì khi đó người thân của anh ấy đột nhiên phát hiện ra bị ung thư nên anh ấy không để tâm đến chuyện sửa điện thoại mà thời gian bảo hành điện thoại cũng qua lâu rồi nên anh ấy định không mang đi sửa nữa.

Nếu như tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi chắc chắn sẽ không xử trí như vậy, tôi sẽ không có suy nghĩ “nếu không sửa được thì sẽ hoàn lại”; nếu là trước đây có lẽ tôi sẽ nói: “Là lỗi của anh, anh trách ai được chứ!”. Nhưng sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi không còn đi phân trần ai đúng ai sai nữa, tôi nghĩ cho dù hoàn lại cho anh ấy cũng không sao cả, cũng chỉ vài trăm tệ thôi mà.

Tu luyện Đại Pháp thật là tốt, quả đúng là lùi một bước biển rộng trời cao, tu thiện thật sự có ích.

3. Khi tôi thay đổi, mẹ chồng của tôi cũng không còn kén chọn nữa

Mẹ chồng tôi là người thích quản mọi việc, thích mua sắm, luôn cho rằng đồ người khác mua không tốt bằng bà tự mua và những chuyện khác bà cũng nghĩ như vậy. Cho dù bà làm sai thì cũng có nguyên nhân trong đó. Thời gian lâu dần, người nhà đều hiểu tính này của bà nên chồng và dì lớn thường nói “trong giỏ của bà không có lấy một quả hỏng”, ý tứ là mọi thứ của bà đều là tốt nhất còn vấn đề đều thuộc về người khác. Dần dần, việc mua sắm trong nhà trở thành công việc của bà và mọi người chỉ cần đưa tiền cho bà.

Tôi đã tu luyện Đại Pháp nên mọi việc đều phải nghĩ cho người khác trước, vì vậy tôi luôn cố gắng không tính toán với bà, chủ động đưa tiền cho bà tiêu. Khi bà mua thứ gì đó, bà thường nói với bọn trẻ là bà mua thứ này, thứ kia còn mẹ không mua gì cho các con cả. Nghe thấy vậy trong tâm tôi tự bổ sung thêm một câu: Mẹ không có công việc thì lấy đâu ra tiền chứ? Chẳng phải là tiền của cả nhà sao, trong đó cũng có tiền của con. Tôi thường cảm thấy ủy khuất, còn nghĩ: Mình còn lo mẹ ngại khi đề cập đến chuyện tiền bạc nên toàn chủ động đưa tiền, làm việc gì cũng nghĩ cho mẹ trước, sao mẹ không biết trân trọng chứ? Mình đã không tính toán thiệt hơn rồi mà mẹ còn gây chuyện nữa!

Khi tôi càng nghĩ như vậy bà lại càng gây thêm chuyện, việc gì tôi làm cũng không thuận mắt bà, bà soi xét tôi, dạy dỗ phàn nàn khi tôi làm sai. Bà còn nói với chồng tôi lý lẽ của mình, chứ không bao giờ đề cập đến những chỗ không đúng. Nghĩ đến việc mình là người tu Đại Pháp, tu thiện, tôi không nên nói những lời lẽ không hay về bà. Nhưng thời gian lâu dần, chồng tôi cảm thấy những lời mẹ chồng tôi nói đều đúng, tôi lại cảm thấy thật ủy khuất.

Mấy năm nay tôi hạ sinh hai bé, đứa bé không may bị ngã, nếu như mẹ chồng tôi ở nhà trông cháu thì đó là lỗi của cháu, chứ không phải do bà. Nếu như tôi ở nhà, bà sẽ nói đó là lỗi của tôi. Tôi càng giải thích thì bà càng nói tôi sai mà còn hơn thua với bà, nếu là bà trông bà sẽ không bao giờ để bọn trẻ bị ngã chỗ này, đụng chỗ kia. Nói tóm lại là bà không bao giờ sai, con trai và cháu bà cũng không sai, lỗi sai đều nằm ở con dâu là tôi.

Có lần tôi trò chuyện với chị dâu bên nhà mẹ đẻ, chị nói thay vì sống chung với mẹ chồng tôi hãy mua nhà rồi dọn ra ở riêng. Tôi nói với chị, ba chồng mới qua đời, mẹ chồng lại chăm sóc bọn trẻ từ nhỏ đến lớn, giờ để bà sống một mình, tôi sợ bà sẽ không chịu được, tôi đã tu Đại Pháp rồi, mặc dù bà đối xử với tôi không tốt, nhưng tôi cũng không thể bỏ mặc bà, cứ để xem xét sau vậy. Vì trong tâm tôi vẫn cảm thấy mình đúng, nên dù tôi có nghĩ cho mẹ chồng trước thì bà vẫn kén chọn, trách tôi có vấn đề, cư xử không phải phép, nên có những lúc tôi không giữ vững tâm tính mà tranh luận với bà. Có lúc tôi còn nghĩ những ngày tháng như thế này bao giờ mới kết thúc, tôi thật sự không cách nào nhẫn nhịn được nữa. Khi không có việc gì bà cũng tìm con tôi và chồng tôi nói rằng tôi chỗ này không đúng, chỗ kia không phải.

Tôi nghĩ mình phải hướng nội tìm, trước hết tìm nguyên nhân ở bản thân. “Việc gì mình cũng nghĩ cho mẹ trước, nghĩ đến cảm nhận của mẹ, sao mẹ không cảm kích chứ?” Suy nghĩ này của tôi sao lại giống như cách giao dịch của người thường vậy? Phận làm con phải hiếu kính cha mẹ, việc chủ động đưa tiền cho bà là điều cần làm. Còn tâm thái muốn người khác cảm kích, chẳng phải là đang so bì với thói quen “ăn bám” không tốt của xã hội thời nay sao? Tại sao tôi lại không muốn bà nói tôi thế này thế kia? Bà đối với tôi không tốt, chẳng phải là đang cấp đức cho tôi, còn tôi đối với bà tốt, hiếu kính với bà, tôi sẽ không mất đức phải không? Khi đó đã là mối quan hệ trao đổi – đền bù rồi, bà đâu nợ gì tôi, tôi còn muốn bà cảm kích sao?

Tôi là người tu luyện, cảm thấy ủy khuất, thấy bất bình, vậy chẳng phải coi bản thân là người thường sao? Cảm giác không thoải mái trong tâm đó chẳng phải là cơ hội để tôi đề cao tâm tính sao? Thường ngày cảm thấy mình làm gì cũng đều tốt, không nhìn vào khuyết điểm của bản thân, những mâu thuẫn với mẹ chồng chẳng phải giúp tôi nhìn ra vấn đề sao? Tôi nên cảm kích bà mới phải. Còn suy nghĩ, những ngày tháng như thế này bao giờ mới đến hồi kết? Cơ hội như thế này có nhiều không? Còn bao nhiêu nữa? Tôi còn không biết trân quý nó sao? Bà dùng đức của mình để đổi lại cơ hội cho tôi đề cao, ồ, là tôi sai rồi, là tôi sai rồi. Biểu hiện của tôi thật không xứng với sự lo lắng, hao tâm của Sư phụ.

Đến nay, dù mẹ chồng nói tất cả mọi điều bà làm đều tốt, nói lỗi sai của tôi, tôi đều không cảm thấy gì, không còn giải thích, cũng không tức giận. Sau khi tôi thay đổi như vậy, bà cũng thay đổi, trở nên tốt hơn, không soi xét và cũng không nhắm vào tôi nữa, với mọi người cũng như vậy, gia đình tôi trở nên hòa thuận hơn. Thật sự là cảnh chuyển theo tâm! Khi tâm thái của bản thân thay đổi tốt lên, thì hoàn cảnh xung quanh cũng theo đó mà thay đổi.

Tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi làm một người tốt, sâu trong nội tâm cảm thấy tự do tự tại.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/14/440045.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/23/201926.html

Đăng ngày 14-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share