Bài viết của Liên Thanh, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Sơn Đông, Đại Lục

[MINH HUỆ 29-05-2022] (Tiếp theo Phần 1)

Hiệu trưởng vào cửa liền gọi ‘chị dâu’

Đó là vị hiệu trưởng mà tôi đề cập ở phần trước, khi bắt đầu giảng chân tướng cho ông ấy, ông ấy không ngẩng đầu cũng không mở mắt, hoàn toàn chẳng quan tâm. Tôi không vì vậy mà động tâm, tôi biết ông ấy bị những lời dối trá đầu độc mới như vậy. Ban đầu ông ấy không nghe, tôi cũng không nản lòng, khi bước vào phòng hiệu trưởng, thoạt nhìn có cảm giác sạch sẽ, nhưng nhìn kỹ hơn thì phát hiện có bụi bám mặt sau sofa và bàn ghế trong phòng, tôi bèn tìm một tấm giẻ lau giúp ông ấy lau chùi sạch sẽ. Tôi nghe nói ông ấy bị đau lưng, nên tôi đã mang cho ông ấy thiết bị điều trị đau lưng của chồng tôi, và nhắc ông ấy phải thường xuyên phơi khô chăn ga gối đệm.

Dần dần ông ấy không bài xích khi tôi nói nữa, tôi nói với ông ấy rằng, trước đây tôi chẳng làm được việc gì, bệnh khắp thân, sau khi tu luyện thì lập tức khỏe mạnh, đối với những chân tướng này thì ông ấy tin. Nhưng ông ấy lại nói: Cuốn sách nhỏ của các vị toàn nói dối (ý chỉ nội dung phơi bày bức hại). Tôi bèn nói cho ông ấy nghe về hàng chục kiểu tra tấn cực hình mà bản thân từng chịu đựng trong thời gian bị bắt giam phi pháp ở trại cải tạo lao động, ông ấy rất sốc, không ngừng hỏi điều này, hỏi điều kia. Tôi nói: Ông cũng biết tôi bị bức hại đến sắp chết mới được cho về nhà, tôi không nói dối ông đâu. Sau khi về nhà, thông qua học Pháp luyện công mới mau chóng hồi phục khỏe mạnh. Chưa kể là sau khi về nhà chưa tới hai tháng, tôi đã bắt đầu giúp em dâu nhỏ làm việc. Mỗi tuần đều đến giảng chân tướng cho ông ấy, sau này khi tôi đến gặp ông ấy, từ xa đã thấy ông ấy đứng bên cửa sổ mỉm cười với tôi. Cho đến tháng 10, công việc ở nhà em dâu nhỏ đã xong, hiệu trưởng cũng đồng ý để tôi đi làm lại.

Tôi và chồng làm cùng đơn vị, anh ấy là lãnh đạo cấp trung của trường, anh ấy thường mời các thành viên trong ban lãnh đạo tập trung tại nhà tôi (chúng tôi sống ở khu nhà tập thể trong khuôn viên trường), mỗi lần như vậy tôi đều dọn cho họ một bàn đầy thức ăn, họ vừa ăn vừa nghiên cứu công việc. Hiệu trưởng vào cửa liền gọi lớn “chị dâu”, trong công việc thì gọi nhau theo chức vị, còn tại nhà thì chúng tôi thân thiết với nhau như anh em. Mỗi khi tôi nấu ăn xong và đến nâng cốc (lấy nước thay rượu), đầu tiên nói Chân-Thiện-Nhẫn hảo! Rồi chúc phúc họ, hiệu trưởng cũng đáp lại Chân-Thiện-Nhẫn hảo!

Lúc đó tôi luôn cảm thấy cơ duyên chưa tới nên chưa khuyên ông ấy làm tam thoái. Sau mấy năm, ông ấy nghỉ hưu. Một hôm đồng tu nói với tôi rằng, hai vợ chồng hiệu trưởng cũ của chị đều đã làm tam thoái bảo bình an, tôi nghe xong trong tâm vui mừng cho sự lựa chọn đúng đắn của họ.

Học sinh về nhà nói: Mẹ ơi, mẹ cũng luyện Pháp Luân Công nhé

Trước khi tu luyện, tôi chỉ quan tâm đến học sinh học tập tốt, đối với những học sinh có thành tích kém thì hay phê bình, chỉ mong các em không ảnh hưởng đến lớp học là được. Sau khi tu luyện, tôi hiểu rằng đối với ai cũng phải tốt, phải đối xử bình đẳng với học sinh, đâu đâu cũng phải quan tâm các em. Khi học sinh gặp vấn đề trong học tập, cho dù là em nào, tôi đều có thể nhẫn nại giảng giải hết lần này đến lần khác; khi học sinh bị cảm, tôi tìm thuốc cảm trong nhà đưa đến ký túc xá. Khi học sinh có khó khăn trong cuộc sống, tôi lấy quần áo của con mình cho các em; khi học sinh đến kỳ nghỉ, không muốn đem chăn mền về nhà, để lại ký túc xá thì sợ chuột cắn. Tôi bảo các em, không muốn đem về thì đưa đến nhà tôi vậy. Kết quả là đa số chăn mền của học sinh hai lớp đều mang đến nhà tôi, chất thành đống lớn. Khi học sinh đến gửi hay lấy chăn, đều nói: Cô ơi, phiền cô quá. Tôi nói: Không phiền đâu, chỉ cần thuận tiện cho các em là được rồi.

Tôi thường dạy học sinh rằng, không chỉ học tốt tri thức, mà quan trọng hơn là học cách làm người, vì vậy tôi lấy bản thân mình làm gương. Một lần nọ lên lớp, có một học sinh nằm trên bàn không ngẩng đầu lên, tôi bèn bảo em ấy đứng lên trả lời câu hỏi, và phạt em ấy đứng đó, để em ấy tỉnh táo một chút. Giảng bài xong, khi tôi xuống bục giảng đi xem xét một vòng, một học sinh nhỏ giọng nói với tôi rằng: Cô ơi, bạn ấy bị cảm. Tôi vội bảo em học sinh đó ngồi xuống, và xin lỗi em ấy trước toàn thể học sinh trong lớp: Cô xin lỗi, cô không hỏi rõ tình hình mà đã độc đoán phạt em đứng đó, cô sai rồi, sau này ai cơ thể không thoải mái, nhất định nói cho cô biết nhé. Học sinh cả lớp rất ngạc nhiên vì chưa bao giờ gặp giáo viên xin lỗi học sinh như vậy. Tan học, một học sinh nói: Cô ơi, cô tìm cuốn sách nhỏ (ý là cuốn chân tướng nhỏ) cho em xem chút nhé. Tôi nói: Được. Tôi biết em ấy muốn liễu giải chân tướng Pháp Luân Công thêm một bước nữa. Sau đó, khi tôi lên lớp, không bao giờ gặp phải hiện tượng học sinh không nghe giảng bài nữa. Tôi không phải là giáo viên chủ nhiệm, nhưng học sinh có bệnh, hoặc gặp bất kỳ vấn đề gì, đều muốn tìm tôi giúp giải quyết.

Trong cuộc họp phụ huynh, tôi trò chuyện với những phụ huynh học sinh đến sớm bên đường, và một số phụ huynh nói: Hóa ra cô là cô giáo A! Học sinh về nhà đều nói cô giáo A tốt. Có một phụ huynh nói, con trai cô ấy về nhà nói với cô rằng: Mẹ ơi, mẹ cũng luyện Pháp Luân Công nhé, cô giáo của chúng con bệnh khắp thân nhưng sau khi tu luyện thì khỏi hẳn.

Sau đó vì bức hại, tôi mất đi công việc ổn định, trong vài năm tôi dạy ở lớp phụ đạo. Giáo viên ở lớp phụ đạo nói: Tôi đặc biệt mời các giáo viên là người luyện Pháp Luân Công đến giảng dạy, vì các chị khiến tôi yên tâm. Thực tế là như vậy, trong lớp phụ đạo, tôi chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp, làm việc cẩn thận tận tụy, đến sớm về muộn. Thành tích của học sinh đã tăng đáng kể, khi tôi bắt đầu phụ đạo, một học sinh nọ có điểm môn toán là 70, một năm sau đó đạt được 110 điểm. Về mặt lợi ích, tôi cũng không bao giờ chi li tính toán, nói rằng thời gian phụ đạo khoảng một giờ, nếu tiết thứ hai buổi tối là môn toán, mỗi lần đều khoảng hai giờ, nhưng chỉ cần học sinh có câu hỏi, tôi sẽ giải đáp cho đến khi hoàn tất mới về nhà, và cũng không bao giờ đòi thêm phí phụ đạo. Khi giáo viên của lớp có việc ra ngoài thì nhờ tôi quản lớp thay cô ấy. Trong hai năm tiếp theo, cô ấy không bao giờ đếm xem tôi đã phụ đạo bao nhiêu lớp, cứ để tôi tự ghi chép rồi báo cho cô ấy là được.

Tôi đã giới thiệu một chị luyện Pháp Luân Công nấu ăn cho bố mẹ chồng của em dâu nhỏ, hai cụ rất hài lòng, gặp ai cũng vui vẻ khen ngợi, và coi chị ấy như con gái. Ba người con trai của hai cụ mua những món quà quý tặng chị ấy vào những ngày lễ Tết để cảm ơn sự chăm sóc tận tình của chị ấy đối với bố mẹ họ, nhưng chị ấy không bao giờ nhận, chị nói: Tôi có lương bình thường là được rồi, chăm sóc hai cụ là trách nhiệm của tôi, không thể để các cậu tốn thêm chi phí. Về sau chị ấy có việc phải rời đi, hai cụ cứ nhắc mãi không quên, chị ấy cũng thường đến thăm hai cụ, và chải đầu cho họ, v.v.. Sau đó, hai cụ tìm được một người khác nấu cơm, nhưng họ cứ nhớ tới chị ấy, mấy lần gửi thư hỏi xem chị có rảnh không, muốn giới thiệu chị ấy giúp việc cho gia đình họ hàng. Tôi nói với họ rằng, người luyện Pháp Luân Công đều sẽ làm như vậy.

Em dâu nói: Chị dâu thứ hai lập được đại công cho gia đình này

Nhà mẹ chồng tôi có năm anh chị em, chồng tôi là con thứ hai. Trước khi tôi về nhà chồng, chị dâu cả luôn không hòa hợp với nhà mẹ chồng. Ba ngày sau khi tôi kết hôn, vì hiểu lầm mà chị dâu cả và cả nhà mẹ chồng cãi nhau trên đường phố, còn hét lên với em dâu nhỏ rằng: Bảo chị dâu (thứ hai) của cô ra đây. Lúc đó tôi đang ở trong phòng bật âm lượng radio rất lớn, và khóc vì ủy khuất, trong tâm nghĩ: Mình vừa kết hôn thì gia đình cãi nhau, sau này không biết còn ầm ĩ thế nào nữa.

Một năm sau, khi tôi đang ở cữ thì bị cảm lạnh, mắc bệnh khắp thân, tiền lương đều dùng để mua thuốc uống. Lúc đó em trai chồng và em trai em gái của tôi đều đang đi học, hai gia đình chỉ có chúng tôi đi làm kiếm tiền bên ngoài, cả hai gia đình đều cần giúp đỡ. Những chi phí lễ Tết, sinh nhật người già, khám bệnh, hầu như đều do chúng tôi chi trả, vợ chồng anh chị dâu cả đều miễn cưỡng đến, chứ đừng nói chi cầm theo tiền hay đồ đạc. Lúc đó ngoài mặt tôi đối với anh chị dâu cả khá tốt, cả nhà chỉ có mỗi tôi nói chuyện với chị dâu cả, thỉnh thoảng tôi đến thăm nhà họ (và phải giấu chồng), nhưng sau lưng vẫn nói nhiều điều không hay về họ, đặc biệt là khi tôi về nhà mẹ đẻ, hầu như mỗi lần đều nói về con của chị dâu cả bất hiếu, v.v., thậm chí mấy năm trước em trai tôi nhắc lại mấy lời này, nói rằng con trai của chị dâu cả như thế như thế, tôi thực sự cảm thấy mình đã tạo rất nhiều nghiệp.

Sau tu luyện, tôi minh bạch giữa người với người đều có quan hệ nhân duyên, có thể trước đây bố mẹ chồng từng nợ mọi người, lại nói thanh quan khó đoạn dứt việc nhà (nghĩa là dù một người có quyền lực và thông minh đến đâu, cũng có thể cảm thấy đau đầu khi đối mặt với những mối quan hệ phức tạp trong gia đình, và không thể đưa ra một phán xét công bằng), chị dâu cũng rơi nước mắt ủy khuất mỗi khi nhắc đến chuyện này. Là một người luyện công phải chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn mà yêu cầu bản thân, hiếu kính bố mẹ chồng vô điều kiện, tôn trọng anh chị, thiện đãi các em. Từ đó tôi buông bỏ tất cả suy nghĩ phụ diện về anh chị dâu cả, thực sự coi họ như anh chị ruột của mình mà đối đãi, đứng ở góc độ của họ để lý giải họ, cảm thấy họ thực sự cũng sống rất mệt mỏi.

Chồng tôi từng nói nhiều lần rằng, sau khi bố mẹ mất, anh ấy sẽ đoạn tuyệt qua lại với anh cả. Tôi khuyên anh ấy hết lần này đến lần khác: Nhất định không thể nghĩ như vậy, nếu thực sự như vậy, anh cũng sẽ luôn sống trong đau khổ. Chồng cũng nói, nói là nói như vậy, kỳ thực nghe anh cả xảy ra chuyện gì (vì anh cả từng bị ngộ độc khí than), chồng tôi vẫn rất động tâm. Dần dần, chồng tôi đã buông bỏ oán hận anh chị dâu cả. Sau khi bố mẹ chồng qua đời, đổi lại chúng tôi ngày càng gần gũi nhau hơn, cũng không tính toán những chuyện quá khứ, cháu trai, cháu gái đính hôn, kết hôn, chúng tôi đều hào phóng giúp đỡ. Căn nhà chúng tôi mua ở thành phố, sau khi sửa sang, cháu gái lên ở nhờ hai năm. Sau này, cháu trai lên thành phố mở quán ăn, cháu cũng ở nhà tôi một năm và ăn sáng ở nhà tôi. Chồng đã giúp cháu trai làm việc không lương một năm (lúc đó chồng đã nghỉ hưu). Thấy họ mỗi ngày bận rộn đến nửa đêm mới về nhà, tôi bèn âm thầm giặt quần áo cho họ thay ra sau khi tắm. Cháu trai và cháu dâu rất áy náy, nên sau đó cháu dâu thu gom quần áo và mang ra tiệm giặt. Từ khi cháu trai lên thành phố, hầu như cháu đều tổ chức sinh nhật cho tôi và chồng hàng năm.

Em trai chồng và vợ đều làm việc ở bệnh viện thành phố. Sau khi chúng tôi chuyển đến sống ở thành phố, trong những ngày Tết và tất cả các lễ hội lớn nhỏ, tôi đều gọi các em đến nhà tôi ăn cơm, sau khi ăn xong, vì các em phải đi làm buổi chiều nên tôi bảo họ mau về nhà nghỉ ngơi, và một mình tôi dọn dẹp. Em dâu nhiều lần nói: Vợ chồng em vừa vào cửa đã được ăn uống, ăn xong rồi về, thật ngại quá. Tôi nói: Đều là người nhà mà, bây giờ anh chị cũng không đi làm, về điểm này đừng bận tâm nhé.

Bây giờ, anh chị em trong gia đình chồng đều hòa thuận. Một lần, hai vợ chồng em dâu nhỏ và hai vợ chồng em trai của chồng đều ở nhà tôi ăn cơm, em dâu nói: Chị dâu (thứ hai) lập được đại công cho đại gia đình này.

Người nhà thụ ích rất nhiều

Con trai của em dâu nhỏ, từ bé đã biết Đại Pháp hảo, khi cháu ở nhà tôi đi học, thường mang theo mấy cuốn chân tướng nhỏ đặt vào giỏ xe đạp của bạn học, và thường giảng chân tướng cho bạn học thân thiết, khuyên các bạn từ trong tâm hãy thoái xuất Đội Thiếu niên. Nhìn thấy cuốn chân tướng nhỏ bị người ta vứt trên đường, cháu nhặt về đưa tôi. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, cháu học tiếp trường trung học dạy nghề, khi đi làm thì được các nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp lớn trong nước tuyển chọn, hiện tại lương tháng hơn 10.000 Nhân dân tệ. Khi tôi về quê vào dịp Tết, tôi nói với cháu: Bây giờ tốt nghiệp ra trường tìm công việc đều khó, đây là nhờ cháu minh bạch chân tướng Đại Pháp mà được phúc báo. Cháu ấy nói: Đúng là đắc được phúc báo ạ.

Con gái của em dâu nhỏ từ lâu đã biết Đại Pháp hảo, cũng đã thoái xuất Đội Thiếu niên. Năm 2017, khi cháu gái đến bệnh viện sinh con, lúc cháu gái rời khỏi nhà tôi, trước khi đi, tôi nói với cháu rằng, hãy nhớ niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Khi đó cháu mỉm mỉm cười, vẻ mặt rõ ràng là không tin tưởng niệm những chữ này có thể khởi tác dụng. Cháu gái vào phòng sinh lúc 10 giờ tối, kết quả là khó sinh, mãi đến trưa hôm sau em bé mới chào đời. Lúc đó cả nhà đều lo lắng chờ đợi ở hành lang bên ngoài, đặc biệt là chồng của cháu gái cứ đi đi lại lại trên hành lang. Sau khi cháu gái về phòng, tôi nói với cháu: Cháu này, sao cháu lại cứng đầu thế. Vừa nói một câu, cháu lập tức nắm lấy cánh tay tôi và nói: “Bác dâu, ban đầu cháu không tin, sau đó bị khó chịu hết sức, và trong tâm cháu không ngừng niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’, cứ niệm cứ niệm đến khi em bé được sinh ra. Nếu lúc đầu cháu nghe lời bác, thì đã sinh xong vào tối hôm qua rồi, cũng không chịu khổ lớn như vậy.”

Bố mẹ tôi đều 87, 88 tuổi, và cần có người chăm sóc. Vì đa số em trai và em gái còn đang đi làm, các em chỉ có thể về nhà vào cuối tuần và ngày lễ, do đó chủ yếu là tôi chăm sóc hai cụ. Hai cụ đều có thể tự lo liệu cuộc sống, bố thường chạy xe điện đi chợ mua thức ăn, người trong làng đều rất ngưỡng mộ. Tôi chỉ giúp hai cụ nấu cơm, giặt quần áo, v.v..

Đầu tháng Giêng năm 2022, bố tôi bị cảm, sốt, đi đứng không vững và ngã hai lần liên tiếp. Khi mới bắt đầu bị cảm, bố nghĩ rằng không sao, cũng không nói nên chúng tôi không biết. Lúc đó là đầu tháng Tư, tôi không có ở nhà, bố vào phòng phía Đông tìm đồ đạc thì bị ngã, với cân nặng gần 90kg nên bố không thể tự đứng dậy được. Người nhà cho rằng bố đi nhà vệ sinh nên cũng không chú ý. Sau đó, vợ của em trai đến phòng phía Đông mới phát hiện bố bị ngã trên đất, điều này thực sự khiến em ấy sợ lắm, trong tâm nghĩ xong rồi xong rồi, người ta đều nói sợ nhất là người già té ngã. Năm ngoái, một cụ già trong làng bằng tuổi bố đã phải nằm liệt giường vì ngã, và qua đời nửa tháng sau đó.

Lúc đó, em trai tôi không có ở nhà nên em dâu vội gọi anh rể đỡ bố dậy, sau khi bố đứng dậy thì không có chuyện gì xảy ra. Đến đầu tháng Năm, khi tôi về nhà, mẹ nói đầu của bố rất nóng, tôi đo nhiệt độ cho bố mới biết ông bị sốt, vội tìm bác sĩ để vô nước biển cho ông. Vào đầu tháng Sáu, khoảng hơn 12 giờ đêm, khi bố đi tiểu tiện, lại ngã và tức thì nằm luôn trên đất. Tôi và mẹ cố gắng kéo bố đứng lên, nhưng kiểu gì cũng không kéo lên nổi. Trong tâm tôi niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo, cầu Sư phụ giúp đỡ, rồi từ từ đỡ bố đứng lên, sau khi bố đứng lên thì chẳng bị gì, chỉ hơi đau ở cánh tay. Lúc đó tôi cũng có chút lo lắng khi nhìn thấy bố ngã trên đất như vậy, nhưng tôi biết bố có Đại Pháp bảo hộ, vì vậy tôi chẳng sợ chút nào. Không lâu sau khi bố ngã, một ông cụ khác trong làng cùng tuổi với bố, sau khi bị ngã thì bệnh tình trở nặng và qua đời trong vài ngày.

Thông qua trải nghiệm cá nhân của bố, tôi nghiệm chứng thêm một bước nữa về Pháp mà Sư phụ giảng: “một người luyện công, cả gia đình được lợi ích” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999]). Nhân đây, đệ tử cảm ân Sư phụ, cảm ân Đại Pháp.

Viết ra những chuyện thực tế bên trên, không phải để khoe khoang, mà là chứng thực sự vĩ đại và siêu thường của Đại Pháp, và chúc mừng 30 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền! Thật tâm hy vọng những người vẫn chưa liễu giải chân tướng Đại Pháp, thậm chí chống đối, hãy tĩnh tâm lắng nghe chân tướng và minh bạch chân tướng, chư vị cũng sẽ được thụ ích vô biên. Đồng thời cũng muốn nói với chư vị rằng, hiện nay dịch bệnh đang lan rộng toàn cầu, chỉ có minh bạch chân tướng, lựa chọn tam thoái (thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của Trung Cộng), mới có thể thực sự tránh được trường tai nạn này.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/29/【庆祝513】二嫂修大法-全家和睦受益(下)-444244.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/2/201649.html

Đăng ngày 12-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share