Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 27-05-2022] Bài viết này đã được phỏng vấn vào tháng 12 năm 2017. Đây là câu chuyện của một gia đình đệ tử Đại Pháp lưu lạc không nhà, cũng là hình ảnh thu nhỏ của hàng ngàn vạn gia đình đệ tử Đại Pháp kiên nhẫn bất khuất. Nhân kỷ niệm 30 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới, bài viết này như kiến chứng ca ngợi sự thần kỳ và uy đức của Pháp Luân Đại Pháp!

Sau đây là bản ghi chép phỏng vấn tiểu đệ tử Tịnh Liên và mẹ:

Tiểu Tịnh Liên: Ước mơ của con

Chào tất cả! Con là tiểu Tịnh Liên, là tiểu đệ tử Đại Pháp, năm nay con 8 tuổi (2017). Con có hai gia đình: Một gia đình nhỏ và một gia đình lớn. Trong gia đình nhỏ có năm người: Bà ngoại, bố, mẹ, em gái và con; gia đình lớn là tất cả đệ tử Đại Pháp toàn thế giới hợp thành, người nhà trong gia đình lớn có ở khắp nơi trên thế giới, họ đều là người thân của con.

Ước mơ của con là: Con muốn học tiếng Anh, ước mơ có thể đọc sách Đại Pháp bản tiếng Anh; con ước mơ học trường Minh Huệ, rồi lên Đại học Phi Thiên (đôi chân của con khá dài), con đặc biệt ngưỡng mộ các chị ở Đoàn Nghệ thuật Shen Yun. Mỗi năm mới, điều con mong mỏi nhất là được xem Shen Yun!

Mẹ của tiểu Tịnh Liên: Kể cho bạn nghe câu chuyện về Tịnh Liên

Sau đây là mẹ của tiểu Tịnh Liên kể về câu chuyện của chính gia đình mình.

1. Tiểu sử của tiểu Tịnh Liên

Ngày nọ, khi tôi 19 tuổi, mẹ tôi là một y tá, vội vã trở về nhà với một hộp các-tông nhỏ và ngập ngừng hỏi tôi: “Mẹ đã làm một chuyện, không biết có đúng hay không?”

Tôi hiếu kỳ nhìn mẹ mở cái bọc vải khử trùng… Trời ơi, hóa ra bên trong là một em bé sơ sinh da dẻ nhăn nheo, giống như một cục thịt nhỏ vậy. Mẹ nói đây là một em bé bị bỏ rơi. Tôi nói: “Luôn luôn đúng khi cứu một mạng người”. Mẹ nghe vậy thì yên tâm mỉm cười. Mẹ cho em bé uống vài ngụm nước, đưa em bé cho tôi, rồi vội vã đi làm.

Mười chín tuổi, tôi vẫn là một đứa trẻ lớn và chưa bao giờ nhìn thấy một em bé sơ sinh, huống chi là một em bé sinh thiếu tháng trông giống như một con mèo con vậy, trong tâm tôi hơi lo sợ. Mặc dù sợ, nhưng tôi vẫn kiên trì chăm sóc em bé hơn một tiếng đồng hồ cho đến khi mẹ đi làm về.

Sau khi trở về, mẹ tôi nói về nguồn gốc của tiểu Tịnh Liên: Khi tiểu Tịnh Liên phát triển chưa tới 29 tuần trong bụng mẹ đẻ, mẹ đẻ đã quyết định bỏ đứa bé. Cô ấy đến một phòng khám tư nơi mẹ tôi làm y tá, sử dụng một loại thuốc kích thích chuyển dạ là “Rivanol”, vì vậy tiểu Tịnh Liên giống như một quả dưa đang sống trên dây dưa, đột ngột bị ép tách ra! Người ta nói rằng trẻ sơ sinh mà sinh ra theo cách này, bị ép tách khỏi cơ thể người mẹ, thường sẽ chết.

Mẹ tôi nói, khi tiểu Tịnh Liên sinh ra, cái chân nhỏ xíu đạp đạp vài cái, nhưng khóc không ra tiếng. Sau đó, em bé sơ sinh tiểu Tịnh Liên bị bỏ vào một túi rác đen và bị coi như rác – nhau thai, máu, băng gạc và các loại rác khác cũng được nhét vào túi rác y tế này. Túi rác vứt trên nền xi măng lạnh lẽo ở phòng mổ. Các bác sĩ nghỉ trưa, đều rời đi dùng bữa, và nghỉ ngơi.

Hơn ba giờ sau, trong túi rác phát ra tiếng khóc. Bác sĩ phụ trách đỡ đẻ bị đánh thức bởi tiếng khóc ngày càng lớn, cô ấy không phải loại bác sĩ nhẫn tâm, không muốn trực tiếp giết em bé, bèn vào phòng truyền dịch gọi điện thoại cho trưởng phòng và nhờ người đến “xử lý”.

Lúc đó mẹ tôi tình cờ là y tá trực trong phòng truyền dịch, mẹ đi theo bác sĩ vào phòng mổ và muốn nhìn thấy đứa bé bị bỏ rơi sắp “bị xử lý”. Mẹ tôi mở cái túi rác đen ra, người mẹ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nhìn thấy em bé đáng thương bị bỏ rơi, trong tâm xót thương, và ngay lập tức nhớ đến Pháp mà Sư phụ giảng:

“[nhưng nếu] chư vị thấy [việc] sát nhân phóng hoả mà không quản thì đó lại là vấn đề tâm tính; nếu không thì thể hiện là người tốt sao được? Sát nhân phóng hoả mà chư vị cũng chẳng quản, thì hỏi chư vị quản việc gì nữa đây?” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Mẹ nghĩ, không thể nhìn thấy thảm kịch sát sinh, mình phải quản thôi. Vận mệnh của em bé bị bỏ rơi được thay đổi từ đây. Sau khi được sự đồng ý của bác sĩ trưởng phòng khám, mẹ tôi vội tìm một mảnh vải khử trùng (mà bà vẫn giữ cho đến ngày nay), quấn em bé bị bỏ rơi lại, và cho vào một hộp các-tông, mẹ xin nghỉ nửa giờ để đưa em bé về nhà chúng tôi.

Kể từ ngày đó, tuy tôi chưa lập gia đình nhưng đã trở thành mẹ của một em bé bị bỏ rơi. Chúng tôi đã đặt cho em bé bị bỏ rơi một cái tên thật đẹp: tiểu Tịnh Liên.

Lại nói một chút về tình huống của mẹ và tôi. Vì không buông bỏ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nên mẹ tôi mất đi gia đình, công việc, nhà ở, tiền bạc; tôi mất bố, học hành, và ước mơ đại học của một thần đồng. Chúng tôi buộc phải đến làm việc ở miền Nam. Bản thân chúng tôi vừa ổn định, kinh tế khó khăn, căn bản không có đủ điều kiện nuôi dưỡng em bé, chưa kể dẫu tôi nằm mơ cũng không nghĩ sẽ nuôi dưỡng một em bé nhỏ xíu xiu như vậy. Nhưng hai mẹ con tôi là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, tu Chân-Thiện-Nhẫn, cuối cùng quyết định, dù sao cũng đã đem em bé về rồi, dưỡng ngày nào hay ngày đó, cho đến khi gặp được người mà chúng tôi có thể tin tưởng nhận nuôi em bé.

2. Mọi người tranh nhau nhận nuôi tiểu Tịnh Liên

Em bé tiểu Tịnh Liên không được đưa vào lồng ấp để bảo đảm sự sống, và chúng tôi cũng không có điều kiện kinh tế đó. Ngoại trừ một mũi tiêm phòng uốn ván ra, em bé không dùng bất kỳ loại thuốc nào. Tuy nhiên, tiểu Tịnh Liên đã sống sót một cách thần kỳ!

Trong bất tri bất giác, tiểu Tịnh Liên đã tròn một tháng, cân nặng vừa đúng 2kg. Mẹ tôi bế tiểu Tịnh Liên đến phòng khám, mua hoa quả và ăn mừng một chút; chớp mắt, tiểu Tịnh Liên đã được ba tháng, với đôi mắt to tròn và hai mí, trắng trẻo xinh đẹp, vừa ngoan ngoãn vừa dễ thương khiến ai gặp cũng yêu quý.

Người đầu tiên muốn nhận nuôi tiểu Tịnh Liên là họ hàng của một học viên Pháp Luân Công, người này đang kinh doanh, có hai con trai và muốn có thêm một cô con gái. Cô ấy rất thích tiểu Tịnh Liên, còn hứa sẽ cho mẹ tôi hàng chục nghìn Nhân dân tệ vì đã vất vả chăm sóc em bé. Nhưng cuối cùng chúng tôi không đành lòng giao em bé cho cô ấy. Cô ấy không cam tâm, còn quay lại tới lui trong mấy tháng. Người thứ hai muốn nhận nuôi tiểu Tịnh Liên là trưởng khoa điều trị ngoại trú của phòng khám. Người thứ ba, thứ tư… tóm lại, có hơn 10 người lần lượt muốn nhận nuôi tiểu Tịnh Liên.

Mẹ và tôi đã làm việc nhiều ca khác nhau để chăm sóc tiểu Tịnh Liên, hai chúng tôi nghĩ, nếu chúng tôi thực sự không đủ khả năng nuôi dưỡng, chúng tôi sẽ lại cho ai đó nhận nuôi em bé; nhưng chúng tôi quả thực không nỡ. Người biết chuyện nói đủ điều, nhưng hầu hết đều không ủng hộ việc tiếp tục nuôi con, nói rằng nuôi con sẽ tốn biết bao nhiêu tiền, sẽ vất vả cực nhọc ra sao; người không biết sự thật còn tùy tiện nghị luận nhiều hơn. Nhưng bất kể đối diện với áp lực và khó khăn lớn bao nhiêu, mẹ và tôi luôn luôn coi tiểu Tịnh Liên là con đẻ trong nhà.

3. Đại Pháp khai sáng, khai trí, khai huệ

Khi tiểu Tịnh Liên được một tuổi, tôi kết hôn và cùng chồng ra vùng khác sống. Mẹ tôi (bà ngoại của tiểu Tịnh Liên) và đứa trẻ sống nương tựa vào nhau. Khi tiểu Tịnh Liên được hai tuổi, tôi chuẩn bị sinh em bé (em gái của tiểu Tịnh Liên), mẹ tôi mới nghỉ việc. Vào thời điểm đó, chồng tôi (bố của tiểu Tịnh Liên) bị Trung Cộng giam giữ bất hợp pháp trong hang ổ hắc ám vì tu Đại Pháp; tôi sinh mổ, vì vậy mẹ phải chăm sóc tôi, tiểu Tịnh Liên và em bé mới sinh. Thời điểm đó là những tháng ngày khó khăn nhất của gia đình chúng tôi.

Mấy năm nay, vì vấn đề hộ khẩu của tiểu Tịnh Liên mà gia đình chạy vạy khắp nơi, cần đến văn phòng nào, tôi đều đến cả, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được. Ở Trung Quốc Đại Lục, nếu không có hộ khẩu, ngay cả đi bộ cũng khó, nói chi đến đi học hoặc đi tàu xe. Vì không có hộ khẩu nên tiểu Tịnh Liên không đi học được, chỉ có thể tự học. Bạn có thể nghĩ tiểu Tịnh Liên đã biết chữ như thế nào không? Cô bé đã được khai sáng giáo dục từ Pháp Luân Đại Pháp, từ khi tiểu Tịnh Liên một tuổi, đã ở nhà một mình xem và nghe video liên quan đến Đại Pháp, điều này đã giúp tiểu Tịnh Liên khai trí khai huệ.

Khi tiểu Tịnh Liên ba tuổi, bà ngoại bắt đầu dạy cô bé đọc quyển sách quý “Chuyển Pháp Luân”, cô bé rất nhanh có thể nhận biết chữ. Tiểu Tịnh Liên nhận biết chữ đặc biệt nhanh; khi bốn tuổi, cô bé đã có thể đọc sách “Chuyển Pháp Luân” rồi, hơn nữa đó là “Chuyển Pháp Luân” bản chữ chính thể. Nghiêm khắc mà nói, từ khi tiểu Tịnh Liên đến nhà tôi ngày đầu tiên đã cùng chúng tôi nghe thu âm giảng Pháp của Sư phụ, nghe âm nhạc Đại Pháp, nghe bà ngoại và mẹ đọc Pháp.

Từ khi bắt đầu ba tuổi, tiểu Tịnh Liên có thể đọc và thuộc “Hồng Ngâm” bản chữ chính thể. Cũng đọc rất nhiều giảng Pháp ở các nơi của Sư phụ, mặc dù vẫn chưa thể hoàn toàn đọc hiểu được ý nghĩa. Mỗi ngày tiểu Tịnh Liên có thể đảm bảo học nửa bài giảng trong sách “Chuyển Pháp Luân”. Một lần nọ, nội trong hai ngày, cô bé đã học năm bài giảng trong sách “Chuyển Pháp Luân”. Khi học Pháp, tiểu Tịnh Liên đều song bàn và tay cầm sách “Chuyển Pháp Luân” đọc, trông giống như một người lớn (thu) nhỏ vậy. Các lão đồng tu khen tiểu Tịnh Liên đọc Pháp “rõ ràng và ấm áp”, khen cô bé không đọc sai chữ. Hiện tại tiểu Tịnh Liên bắt đầu học thuộc “Chuyển Pháp Luân”, còn thiếu vài đoạn nữa là học thuộc xong Bài giảng thứ nhất.

Tiểu Tịnh Liên đả tọa khá nhiều, thường đả tọa một giờ đồng hồ và có thể nhập tĩnh một lúc. Khi học Pháp tập thể, căn bản là cô bé ngồi song bàn, khi rảnh rỗi không có việc gì, cô bé cũng thích song bàn đọc sách, từ lâu đã đột phá được quan đau chân, có thể song bàn hai hoặc ba giờ đồng hồ cũng không đau. Khi bố trở về từ hang ổ hắc ám, bố chán nản và không muốn luyện công. Lần nọ nhìn thấy tiểu Tịnh Liên đả tọa, bố cũng âm thầm đả tọa, nhấc chân lên song bàn và luyện công. Em gái sáu tuổi của Tịnh Liên cũng đã đột phá quan song bàn, đôi khi có thể đả tọa một giờ đồng hồ. Một lần, em gái thấy chị có chỗ không ở trong Pháp, đã thẳng thắn chỉ ra. Hai đứa nhỏ đều có thể tu tâm.

Mỗi ngày tiểu Tịnh Liên phát chính niệm hai lần. Một lần nọ phát chính niệm, cô bé nhìn thấy đại ma đầu, với cái đầu sư tử và mặc Âu phục. Tiểu Tịnh Liên đả thủ ấn Liên Hoa, nhìn thấy thương và kiếm bay ra từ một đóa hoa sen lớn, và tên đại ma đầu lập tức hóa thành nước.

Tiểu Tịnh Liên hướng nội tìm thiếu sót, nói rằng mỗi ngày bản thân không thực hiện năm bài công pháp tới nơi tới chốn, từ nay về sau phải nỗ lực ở điểm này! Còn cùng người lớn đi phát tài liệu chân tướng hai lần, trong tâm sợ hãi, vẫn phải tu bỏ tâm sợ hãi.

Tám năm qua, tiểu đồng tu Tịnh Liên được đắm mình trong Phật quang từ bi của Sư phụ, chưa bao giờ uống một viên thuốc, cũng chưa tiêm một mũi vắc-xin nào (ngoại trừ mũi tiêm phòng uốn ván), khi tiêu nghiệp bệnh, cô bé cũng có thể chính niệm đối đãi. Gia đình rất yêu quý tiểu Tịnh Liên.

Bà ngoại nói, khi tiểu Tịnh Liên tám tuổi, không có vấn đề khó khăn gì khi đạt đến trình độ nhận biết chữ như học sinh lớp ba tiểu học. Bây giờ tiểu Tịnh Liên học Pháp và luyện công vào buổi trưa; buổi chiều học tri thức văn hóa. Dĩ nhiên trẻ con cũng có khi nghịch ngợm, nhưng cô bé có thể làm được tốt như vậy, cũng nhờ mẹ tôi nghiêm khắc dạy dỗ, để tiểu Tịnh Liên không tiếp xúc với văn hóa biến dị, tránh xa ti-vi người thường, không chơi trò chơi điện tử, điện thoại, trong trường năng lượng của Pháp Luân Đại Pháp, cô bé ít bị ô nhiễm, cũng không bị “tẩy não”.

Tiểu Tịnh Liên xem và nghe rất nhiều các video trên Minh Huệ Net, cũng như sách điện tử và sách nhỏ chân tướng. Tiểu Tịnh Liên thích nhất là xem sách, đặc biệt là sách Câu chuyện lịch sử. Trong giảng Pháp, Sư phụ có giảng câu chuyện lịch sử, cô bé đã xem qua hầu hết. Trong bốn cuốn sách lớn nổi tiếng, ngoại trừ “Hồng Lâu Mộng”, tiểu Tịnh Liên đã xem qua ba cuốn còn lại. Năm ngày đọc xong “Thủy hử”, và bảy ngày đọc xong “Tam quốc diễn nghĩa” (Lưu ý: Đây không phải là nguyên bản, có vẻ là một phiên bản rút gọn của nước ngoài). Xấu hổ mà nói, rất nhiều sách mà tiểu Tịnh Liên đã đọc, là một người mẹ như tôi còn chưa từng đọc qua, mặc dù lúc nhỏ tôi từng là tiểu thần đồng nổi tiếng gần xa.

Sau khi nghe về câu chuyện của tiểu Tịnh Liên, một số đồng tu lớn tuổi đã đến thăm chúng tôi, mời gia đình chúng tôi dùng bữa; khi nhìn thấy tiểu Tịnh Liên tự viết công thức nấu ăn, dì ấy khen cô bé viết giỏi, nhưng tiểu Tịnh Liên cho rằng mình viết xấu. Vì đọc nhiều chữ chính thể, nên tiểu Tịnh Liên cũng có thể viết nhiều chữ chính thể. Một lần nọ, có một cậu học sinh cấp ba không tin tiểu Tịnh Liên có thể biết nhiều chữ hơn cậu ấy, rất muốn kiểm tra thử, kết quả cậu ấy đã bị thuyết phục.

Tôi nói những chuyện này, không phải khoe khoang, mà là trần thuật lại sự thật về việc tiểu Tịnh Liên khai trí khai huệ trong Đại Pháp. Nếu không may mắn gặp Đại Pháp cứu mạng, đừng nói khai trí, tiểu Tịnh Liên với mệnh khổ như vậy đã sớm lìa đời rồi! Mẹ tôi nói, tiểu Tịnh Liên không chỉ là con cái trong nhà chúng ta, mà còn là tiểu đệ tử của Sư phụ, cô bé mới có thể may mắn tồn tại, ấy cũng vì tu Đại Pháp. Bản thân tiểu Tịnh Liên cũng nói: Con nhất định theo Sư phụ về nhà!

4. Câu chuyện về tiểu thần đồng năm đó

Gia đình tôi đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Năm 1998, mẹ tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi tà đảng Trung Cộng bức hại Đại Pháp, mẹ tôi kiên định tín Sư tín Pháp, đã đi Bắc Kinh thỉnh nguyện hai lần; lần thứ ba bị lục soát nhà phi pháp; lần thứ bảy bị bắt giam phi pháp, ngắn thì vài ngày, lâu thì gần một năm. Chồng trước của mẹ (bố tôi) là quân nhân, không chịu đựng nổi áp lực, sợ bị liên lụy nên miễn cưỡng ly hôn với mẹ tôi, vậy là một gia đình hoàn hảo đã bị tan vỡ.

Trước khi tôi tu luyện Đại Pháp, tôi là một tiểu thần đồng nổi tiếng gần xa. Năm tuổi rưỡi tôi học tiểu học; sáu tuổi rưỡi tôi lên thẳng lớp ba; tám tuổi rưỡi, tôi đăng ký vào trường trung học cơ sở và được chấp nhận, thầy cô và các bạn rất thích tôi. Lúc đó, mục tiêu của mẹ là muốn tôi nộp hồ sơ vào trường Đại học Khoa học và Công nghệ.

Sau hai tháng trung học cơ sở, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Khi xem “Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc”, Pháp tượng của Sư phụ mỉm cười với tôi, tôi cảm thấy quả là thần kỳ; lại mở đến đồ hình Pháp Luân ở trang tiếp theo, nhìn thấy bốn thái cực đang chuyển động… tôi đã xem nhiều sách, nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều kỳ diệu như vậy, vậy là tôi đọc hết một mạch mấy quyển sách Đại Pháp. Trong sách “Chuyển Pháp Luân” có giảng công năng, đích thân tôi đã thể nghiệm khai thiên mục, còn có công năng túc mệnh thông… Kể từ đó, sách Đại Pháp đã cùng tôi trưởng thành.

Sau khi Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, tôi cũng đi Bắc Kinh thỉnh nguyện, từ đó mất đi cuộc sống chính thường, học hành, gia đình, và bố. Lúc nhỏ tôi và mẹ cùng bị kẻ ác bắt cóc đến lớp tẩy não, bị một nhóm người vây quanh công kích tẩy não. Bố tôi đến lớp tẩy não đón tôi, kẻ ác ép buộc tôi viết giấy bất luyện, tôi nói vậy tôi sẽ không đi. Kẻ ác đã giận dữ đuổi tôi ra ngoài. Bất kể khó khăn bao nhiêu, tôi đều kiên cường lạc quan bước qua, cảnh sát ở đồn cảnh sát địa phương đều bội phục một cô gái nhỏ như tôi.

Chồng tôi cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi anh ấy học trung học cơ sở. Anh ấy từng là một đứa trẻ bị bỏ rơi, và Đại Pháp là trụ cột nâng đỡ tín niệm của anh ấy, đồng thời khai trí khai huệ cho anh ấy. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, anh trúng tuyển vào một trường cao đẳng trọng điểm với hơn 600 điểm. Khi ở đại học, anh ấy thức dậy vào nửa đêm để luyện công và kiên trì học Pháp. Vì kiên trì tín ngưỡng, anh ấy từng bị Trung Cộng bức hại. Nhưng chúng tôi đều vì tín ngưỡng mà vượt qua.

Trong những năm qua, gia đình chúng tôi đã chuyển từ miền Nam ra miền Bắc, rồi từ miền Bắc vào miền Nam, nhận được rất nhiều sự vô tư giúp đỡ của các đồng tu, tôi muốn mượn một góc của Minh Huệ Net để cảm ơn tất cả các đệ tử Đại Pháp đã mang lại cho chúng tôi sự giúp đỡ và ấm áp!

Là một đứa trẻ đáng thương bị bỏ rơi, tiểu Tịnh Liên không chỉ sống sót một cách thần kỳ, mà còn có một gia đình hoàn chỉnh, có những người thân yêu thương cô bé. Mặc dù nhà của chúng tôi đơn giản và nhỏ, Tịnh Liên và em gái chỉ có thể ngủ trên giường tầng; mặc dù chúng tôi sống trong cảnh túng thiếu, Tịnh Liên và em gái thường mặc quần áo cũ do các bà và dì đồng tu mang đến, nhưng những đứa trẻ đều khỏe mạnh, trong tâm vui vẻ và tràn đầy; mặc dù tiểu Tịnh Liên không thể đi học, nhưng cô bé vẫn có thể khai trí khai huệ trong Pháp Luân Đại Pháp. Tiểu Tịnh Liên biết chữ, đọc sách, từ rất lâu đã biết tri thức hiểu lễ nghĩa, an tĩnh, hiểu chuyện, không buông thả (đây là nhận xét của người khác), mọi thứ cô bé có là nhờ Pháp Luân Đại Pháp, những gì mà tiểu Tịnh Liên trải qua là kiến chứng cho sự thần kỳ của Pháp Luân Đại Pháp!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/27/【庆祝513】从弃婴到神童-444123p.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/30/201605.html

Đăng ngày 27-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share