Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Liêu Ninh, Đại Lục

[MINH HUỆ 24-05-2022] Năm 2017, khi tôi bị bắt phi pháp đến Nhà tù nữ số 1 ở Thẩm Dương, Trưởng trại giam Lý ở nhà tù số 10 từng hỏi tôi: “Chị nói tu luyện Pháp Luân Công được phúc báo, chị bị giam ở đây, chịu biết bao nhiêu tội, phúc phận ở đâu chứ?” Bây giờ, tôi viết lại câu chuyện tu luyện của mình và con trai, đó là câu trả lời cho Trưởng trại giam Lý, đồng thời để người hữu duyên liễu giải được phúc phận mà Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho người tu luyện chúng tôi.

Cuối cùng tôi đã tìm được Đại Pháp tính mệnh song tu

Năm nay tôi 65 tuổi, tôi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hồi tháng 4 năm 1997.

Trước khi tu luyện, tôi làm việc ở một công ty dầu khí của quận với vị trí trưởng bộ phận nhân sự, thường đi công tác. Thời điểm đó tôi sợ gặp người quen, sợ gặp gỡ bạn học, vì sợ mọi người nói tôi có bệnh. Lúc đó tôi chưa đến 40 tuổi, nhưng mắc nhiều loại bệnh như viêm túi mật, loét dạ dày, suy nhược thần kinh, viêm ruột thừa mãn tính, viêm khớp, rối loạn nhịp tim, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, v.v.. Tôi uống “viên chống viêm và lợi mật” quanh năm, cứ nhìn thấy thuốc là buồn nôn; đặc biệt là tôi bị suy nhược thần kinh, có khi cả đêm không ngủ được, da mặt đầy nếp nhăn, trông già hơn tuổi thật rất nhiều.

Tôi thường nghĩ một cách ngây thơ rằng: Phải chi có công pháp nào có thể luyện trẻ ra thì tốt biết mấy! Nào ngờ, một niệm này đã thành sự thật!

Vào tháng 4 năm 1997, tôi may mắn có được quyển sách quý “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Đại Pháp. Sư phụ giảng trong sách rằng:

“Bởi vì trong vũ trụ này có một [Pháp] lý: những sự việc nơi người thường, chiểu theo Phật gia [tuyên] giảng, đều có quan hệ nhân duyên; sinh lão bệnh tử, [chúng] tồn tại đúng như vậy ở [cõi] người thường. Bởi vì con người trước đây đã làm điều xấu [nên] nghiệp lực sinh ra mới tạo thành có bệnh hoặc ma nạn. Chịu tội [khổ] chính là hoàn trả nợ nghiệp.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Khi tôi đọc đến đoạn Pháp này, đã minh bạch nguyên nhân căn bản bệnh của con người. Trong xã hội trượt dốc hiện nay, bản thân cũng bị ô nhiễm nhiều thói xấu, tranh cường háo thắng, luôn muốn nổi bật, nhưng việc không như ý nguyện, làm cho thân tâm mệt mỏi, mới mắc nhiều bệnh như vậy.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi chiểu theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp để quy chính bản thân, bắt đầu trở thành một người tốt, không tranh lợi ích cá nhân với người khác nữa. Sau khi tu luyện không lâu, tôi đạt được trạng thái thân thể nhẹ nhàng hết bệnh, chưa kể còn trẻ hơn nhiều so với trước lúc tu luyện, làm việc cũng sung sức hơn. Bấy giờ tôi chủ động mời các bạn cùng lớp họp mặt, mọi người đều nói dường như tôi đã thay đổi thành một người khác!

Năm 1999, đơn vị tiến hành cải cách, từ trong 11 trưởng bộ phận sẽ chọn ra một người làm giám đốc văn phòng tổng hợp, và tôi được mọi người chọn. Năm 2002, sau khi hết nhiệm kỳ, tôi được đơn vị giữ lại. Trong công việc, tôi được mọi người công nhận.

Con trai nói: “Con cũng muốn tu luyện!”

Không lâu sau khi tu luyện Đại Pháp, vào một ngày nọ, khi tôi từ điểm luyện công về, con trai nói với tôi rằng: “Mẹ ơi, con cũng muốn tu luyện!”

Tôi nói: “Con còn nhỏ hiểu gì?!”

Vì tôi mới đắc Pháp, nên chưa hiểu tu luyện không có phân biệt tuổi tác lớn nhỏ. Lúc đó con trai tôi 12 tuổi đang học lớp năm. Con trai nói: “Con đã xem sách ‘Chuyển Pháp Luân’ rồi.”

Tôi hỏi cháu đọc khi nào? Cháu nói: “Một lần sau khi mẹ và bố đi đến điểm luyện công, con nghĩ, thời buổi gì rồi mà bố mẹ còn mê tín như vậy, còn muốn tu luyện nữa? Nên con xem thử trong sách có gì thu hút bố mẹ đến vậy? Và con đã xem ‘Chuyển Pháp Luân’.”

Từ đó về sau, con trai dùng thời gian tự học sáng sớm để cùng tôi đến điểm luyện công, buổi tối làm xong bài tập về nhà thì học Pháp, luôn luôn dùng tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn yêu cầu bản thân. Việc học của con trai không bao giờ cần đốc thúc, nhưng thành tích luôn đứng đầu. Mối quan hệ giữa con trai và bạn học rất tốt, có rất nhiều bạn nhỏ đến nhà tôi chơi vào ngày nghỉ.

Khi con trai lên cấp hai, trường trung học cơ sở thực nghiệm ở địa phương tôi là một ngôi trường mà học sinh và phụ huynh khao khát. Nhưng nhà tôi không ở khu vực đó, muốn đến trường ấy học phải có mối quan hệ. Tôi nói với con trai: “Chúng ta là người tu luyện, có Sư phụ quản. Con sẽ học ở trường nào đều có định sẵn rồi.”

Một ngày nọ, con trai đi học về và vui mừng nói: “Mẹ ơi, con có thể vào học ở trường trung học cơ sở thực nghiệm rồi!”

Tôi hỏi cháu chuyện gì? Cháu nói, bố của bạn học ngồi cùng bàn làm việc ở Cục Công an, muốn chuyển bạn ấy đến trường trung học cơ sở thực nghiệm. Bạn ấy nói với bố rằng: “Bố chuyển con đi, cũng phải chuyển cả Ly (ý chỉ con trai tôi) cùng đi nhé.” Và bố của bạn học ngồi cùng bàn đó thực sự đã chuyển con trai tôi theo cùng.

Sau này mới biết, trường trung học cơ sở thực nghiệm bao gồm tiểu học 5 năm và trung học cơ sở 3 năm. Trong ba năm trung học cơ sở, con trai tôi ba lần liên tiếp quán quân và ba năm liền đứng nhất khối. Khi vào cấp ba, các bậc phụ huynh khác cần tiết kiệm để đóng học phí cho con, vì nếu con không vào được trường cấp ba trọng điểm, thì phải đóng chi phí tự túc là 10.000 Nhân dân tệ. Tôi đã không chuẩn bị số tiền này cho con trai, nhưng cháu đã trúng tuyển vào lớp trọng điểm của trường cấp ba trọng điểm.

Cho đến kỳ thi tuyển sinh đại học, chúng tôi cũng không mời gia sư cho con trai. Trong kỳ thi đại học, tôi đã đến trường của cháu để gặp giáo viên chủ nhiệm. Vị giáo viên chủ nhiệm này nói với tôi rằng: “Ly luyện Pháp Luân Công, thảo nào một học sinh thông thường không thể bì kịp với định lực của cháu.” Giáo viên còn chỉ vào quảng trường nhỏ và nói: “Cháu thường ngồi ở đó tự học, không ai ảnh hưởng được cháu. Nhưng khi cháu chơi cũng rất tập trung.” Con trai tôi thích bóng đá.

Con trai đã nộp đơn vào một trường đại học nổi tiếng ở Bắc Kinh. Tôi hỏi cháu: “Hiện nay các trường cao đẳng và đại học ở Bắc Kinh yêu cầu sinh viên năm nhất bày tỏ thái độ của mình với Pháp Luân Công, con sẽ làm sao?”

Cháu nói: “Con sẽ nói với họ rằng mình luyện Pháp Luân Công.”

Tôi nói: “Vì điều này mà nhà trường khai trừ con thì sao?”

Cháu nói: “Nếu vậy, đọc sách (học hành) này còn ích gì?”

Tôi nói: “Không học thì con làm gì?”

Cháu nói: “Vậy con đi giao hàng với bác.” Bác của cháu mở nhà máy sản xuất thực phẩm.

“Người mà tôi tôn kính nhất là mẹ”

Khi khai giảng, hầu hết tất cả các trường học ở Bắc Kinh đều yêu cầu sinh viên bày tỏ thái độ với Pháp Luân Công ​​và ký tên, nhưng lớp học ở trường đại học mà con trai tôi theo học đã không làm điều này. Chỉ có một giáo viên vật lý đưa ra ba câu hỏi cho học sinh:

1. Người mà em tôn kính nhất là ai?

2. Môn thể thao mà em thích nhất là gì?

3. Một quyển sách mà em thích xem nhất?

Câu trả lời của con trai tôi là:

1. Người mà em tôn kính nhất là mẹ.

2. Môn thể thao mà em thích nhất là bóng đá.

3. Một quyển sách mà em thích xem nhất – em không dám nói. Giáo viên nhìn thấy câu trả lời của cháu, bèn đặc biệt mời cháu đi dùng bữa.

Giáo viên nói: “Câu trả lời của em thật đặc biệt, người khác trả lời người mà mình tôn kính hoặc sùng bái là người nổi tiếng, vĩ nhân, minh tinh. Còn câu trả lời của em là mẹ em, vì sao vậy?”

Cháu nói: “Vì mẹ em tu luyện Pháp Luân Công. Quyển sách mà em thích xem nhất là ‘Chuyển Pháp Luân’.” Sau đó con trai cũng thỉnh cho vị giáo viên này một quyển “Chuyển Pháp Luân”.

“Con trai tôi có Sư phụ Đại Pháp quản”

Năm 2004, “Hồng Ngâm II” của Sư phụ được xuất bản. Con trai tôi đọc thấy Sư phụ viết rằng:

“Bách niên hồng triều nhất lộ sát Càn khôn đảo vận hí Trung Hoa
Khán minh thử thời hồng hoa thịnh
Khả hiểu tha nhật khai liên hoa” (Chuyển Luân, Hồng Ngâm II)

Tạm diễn nghĩa:

“Trăm năm triều đại đỏ chỉ một đường giết chóc
Càn khôn vận đảo lộn đùa giỡn Trung Hoa
Nhìn rõ ràng lúc này hoa đỏ đang thịnh vượng
Có biết chăng ngày kia sẽ khai nở hoa sen” (Xoay Chuyển Pháp Luân)

Sau khi đọc bài thơ này, con trai quay lại trường học công khai thoái xuất khỏi tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản của tà đảng Trung Cộng.

Năm 2005, sau khi tôi bị lục soát nhà phi pháp và bị giam ở trại tạm giam. Một hôm, vì muốn tôi nói ra đồng tu khác ở điểm tài liệu, Cục Công an, Phòng 610, Ủy ban Chính trị và Pháp luật đồng thời cử mấy người đến trại tạm giam, họ uy hiếp tôi: “Chị không nói ra mấy người khác, được thôi. Chúng tôi biết con trai chị cũng luyện Pháp Luân Công, ngày mai sẽ đến trường của con chị, báo với trường rằng cậu ấy luyện Pháp Luân Công, khẳng định trường sẽ khai trừ cậu ấy. Công việc và tiền đồ sau này của con chị coi như xong.”

Tôi nhìn họ nói: “Các anh nên bỏ cái tâm này! Con trai tôi có Sư phụ Đại Pháp quản. Công việc sau này của con trai tôi tốt hơn bất kỳ đứa con nào của các anh, đặc biệt là công ty nước ngoài đều muốn tìm những người luyện Pháp Luân Công.”

Việc học và công việc của con trai tôi không hề bị ảnh hưởng. Sau khi tốt nghiệp, cháu làm việc cho một công ty lớn nổi tiếng một thời gian, sau đó đã xin nghỉ. Tôi hỏi cháu: “Công ty tốt như vậy, nhiều người đều muốn vào làm, vì sao con lại nghỉ?”

Cháu nói: “Cứ làm thêm giờ, bản thân muốn làm chút gì đó cũng không có thời gian.” Không lâu sau, con trai được một công ty tư nhân ở Bắc Kinh tuyển với mức lương cao.

Sau này, công ty lớn nổi tiếng đó theo Trung Cộng làm chuyện xấu, bị cộng đồng quốc tế lên án. Con trai tôi đã nghỉ việc ở công ty ấy vào thời điểm đó, chính là nhờ Sư phụ bảo hộ cháu.

“Mẹ, mẹ là niềm tự hào của con!”

Năm năm trước, khi tôi bị nhân viên tà đảng Trung Cộng hãm hại, con trai tôi đã đột phá mọi áp lực, vì tôi mà mời luật sư từ Bắc Kinh đến biện hộ vô tội. Khi tòa án thẩm vấn phi pháp tôi, có người nói tôi “ích kỷ”, con trai hơn 30 tuổi rồi mà chưa lấy vợ, chỉ lo chăm sóc bản thân chị tu luyện. Lúc này, con trai đang ở tòa án đã lớn tiếng nói: “Mẹ, mẹ là niềm tự hào của con!”

Khi tôi bị bắt cóc và bị giam trong bốn tháng, có người giới thiệu con trai và con dâu gặp nhau. Thời điểm đó lấy vợ, ngoài việc phải có nhà ra, thậm chí còn phải có ít nhất 100.000 hoặc 80.000 Nhân dân tệ tiền hồi môn cho nhà gái. Khi con dâu và bố mẹ cô ấy nghe tin tôi đã bị kết án tù và cải tạo lao động phi pháp nhiều lần, gia đình không có tiền tiết kiệm, bố mẹ của con dâu nói: “Tâm của người luyện Pháp Luân Công đều tốt.” Con dâu không cần một xu nào, và đã kết hôn với con trai tôi. Hiện tại cháu nội đã được bốn tuổi, thông minh lanh lợi.

Sau khi kết hôn, con dâu không đi Bắc Kinh, chúng quyết định định cư tại nơi con dâu làm việc. Con trai nộp đơn xin nghỉ việc lên ông chủ, ông chủ không nói gì, giám đốc nói: “Cậu không cần nghỉ, có thể làm việc từ xa. Khi nào công ty có chuyện cần thì cậu đến. Công ty sẽ trả toàn bộ chi phí đi lại, và có chỗ ở cho cậu nữa.” Giám đốc còn nói đùa rằng: “Ly này, cậu đại viên mãn rồi nhé, có thể làm việc ở nhà và chăm lo vợ con.”

Tháng 10 năm 2021, tôi kết thúc bốn năm rưỡi tù oan và trở về nhà. Họ hàng, bạn bè, bạn học đến gặp tôi, hầu hết đều nói rằng: “Chị có phúc! Con trai đã lấy vợ, cũng có cháu trai. Thấy chị sắp về, con trai lại mua nhà to, chẳng cần lo lắng chi nữa!”

Tôi biết, đây là phúc báo có được nhờ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cảm tạ sự từ bi cứu độ của Sư tôn!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/24/【庆祝513】“我最崇拜的人是我母亲”-442897.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/29/201581.html

Đăng ngày 14-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share