Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Vùng vịnh San Francisco
[MINH HUỆ 18-11-2021] Kính chào Sư phụ! Chào các đồng tu!
Tôi tham gia Thiên Quốc Nhạc Đoàn vào năm 2008 khi tôi sống ở Nhật Bản. Tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm tu luyện của mình trong suốt 14 năm này.
Tham gia vào Thiên Quốc Nhạc Đoàn
Năm 2008, khi tôi tham gia diễu hành ở Tokyo, lần đầu tiên tôi nhìn thấy Thiên Quốc Nhạc Đoàn. Tôi đã rất vui mừng và đầy cảm hứng. Tôi đã gọi cho điều phối viên Pháp Luân Đại Pháp địa phương khi tôi về nhà và bày tỏ nguyện vọng được tham gia vào Đoàn nhạc. Tôi không nghĩ nhiều đến quãng đường 500 km (khoảng 310 dặm) từ nhà mình tới Tokyo để tham gia diễn tập cùng Đoàn nhạc. Điều phối viên của Đoàn nhạc đã nói với tôi: “Chị có thể học cách chơi kèn Pháp vì không có nhiều người chơi nhạc cụ này.” Tôi đồng ý ngay lập tức. Tôi không có nền tảng căn bản về âm nhạc và nghĩ rằng có lẽ đó là con đường tu luyện của mình.
Hai tuần sau khi tôi mua kèn Pháp, tôi quyết định tham gia các buổi diễn tập của Đoàn nhạc. Sau khi tôi nói chuyện với trưởng nhóm kèn Pháp của Đoàn nhạc, tôi đã đến buổi tập của nhóm ở Tokyo. Tôi làm việc các ngày trong tuần và vào tối thứ Sáu, tôi sẽ bắt chuyến xe buýt xuyên đêm tới Tokyo và lên chuyến xe buýt xuyên đêm để trở về vào tối Chủ nhật.
Trưởng nhóm kèn Pháp của Đoàn nhạc đề xuất tôi học thuộc một bản nhạc mỗi tuần. Trong hai ngày tôi ở Tokyo, một ngày tôi luyện tập cùng cả Đoàn nhạc và ngày hôm sau luyện tập cùng các thành viên nhóm kèn Pháp. Tôi đã có thể ghi nhớ và chơi năm bản nhạc trong một tháng và trong thời gian đó, nhiều thành viên của Đoàn nhạc đã giúp tôi. Không ai cạnh tranh xem kỹ năng của ai tốt hơn.
Là thành viên mới của Đoàn nhạc, tôi phải loại bỏ tâm chấp trước vào thể diện mỗi khi tôi gặp trưởng nhóm kèn Pháp. Những lần chúng tôi chơi một bản nhạc chưa tốt, anh ấy sẽ yêu cầu chúng tôi chơi lại lần nữa. Mọi người khích lệ nhau và luyện tập cùng nhau với tâm thuần tịnh.
Tôi đã có thể chơi một nốt cao hơn mỗi tuần và điều này khích lệ tôi rất nhiều. Tôi không có nền tảng về âm nhạc và việc có thể chơi nhạc mới mỗi tuần là một điều kỳ diệu đối với tôi.
Việc tu luyện của chúng tôi cần phải ở trạng thái tốt nhất để chúng tôi có thể đạt tiêu chuẩn và biểu diễn trong các cuộc diễu hành. Chúng tôi đọc ít nhất một bài giảng của Sư phụ Lý (nhà sáng lập Đại Pháp), luyện năm bài công pháp trong hai giờ đồng hồ, phát chính niệm, và luyện nhạc cụ. Vì kèn Pháp có nhiều âm bội, nên tôi thường phải dùng bộ chỉnh âm mỗi lần luyện tập. Với sự giúp đỡ từ các học viên khác, tôi đã có thể tham gia các cuộc diễu hành sau một tháng.
Khi tôi nhớ lại quá trình này, đây thực sự là một điều kỳ diệu. Một đoạn Pháp của Sư phụ đã hiện trong tâm trí tôi mỗi khi tôi gặp khổ nạn. Điều này khiến tôi rất vui khi biết rằng mình đã tinh tấn trong tu luyện. Sự tinh tấn trong tu luyện của tôi cũng mang lại lợi ích cho công việc của tôi trong lĩnh vực truyền thông.
Tham gia một cuộc diễu hành ở Đài Loan và học cách tu tâm từ bi
Tôi đã tham dự một Pháp hội và hoạt động xếp hình ở Đài Loan vào tháng 11 năm 2009. Tôi đã chứng kiến hơn 400 thành viên Thiên Quốc Nhạc Đoàn đến từ Đài Loan và các nước châu Á khác luyện tập chung. Nhiều người trong số họ đã có tuổi. Họ được tổ chức tốt và chơi nhạc cụ rất tốt.
Cuộc diễu hành kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ và trong chặng cuối của cuộc diễu hành, Đoàn nhạc liên tục chơi bài “Pháp Luân Thánh Vương.” Bản nhạc này đặc biệt có nhiều nốt cao và là một thử thách đối với tôi. Một học viên người Đài Loan bên cạnh tôi đã làm dịu bầu không khí bằng cách pha trò hài hước thân thiện.
Lòng từ bi và thái độ tích cực của học viên đó đã làm tôi cảm động. Tôi nhận ra nguồn gốc tư tưởng tiêu cực của mình là không đủ từ bi. Tôi sẽ nhắc nhở bản thân rằng để thức tỉnh mọi người, tôi cần phải từ bi hơn nữa.
Sư phụ đã giảng:
“Biểu hiện lớn nhất của Thiện chính là Từ Bi; Ông là thể hiện năng lượng to lớn. Ông có thể giải thể hết thảy những gì không đúng đắn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009-Giảng Pháp các nơi IX)
Tham gia Thiên Quốc Nhạc Đoàn miền Tây Mỹ quốc và loại bỏ chấp trước
Vượt qua tâm tiêu cực
Tôi tham gia Thiên Quốc Nhạc Đoàn miền Tây Mỹ quốc sau khi chuyển tới San Francisco. Tôi bắt đầu buông lơi việc luyện tập vì tôi đã quen với các bản nhạc. Tôi không ngộ ra rằng việc không ngừng nâng cao kỹ năng thổi kèn Pháp của mình là một cách để thức tỉnh mọi người.
Sư phụ đã giảng trong bài “Thực tu” (Hồng Ngâm) rằng:
“…Thế mới là tu…”
(“Thực tu”-Hồng Ngâm)
Mặc dù tôi hiểu nghĩa nội hàm trong Pháp của Sư phụ, tôi vẫn không thể theo đó mà sắp xếp thời gian của minh và luyện tập kèn Pháp.
Đoàn nhạc bắt đầu luyện tập qua mạng internet trong thời gian đại dịch. Tôi mừng là chúng tôi có cơ hội luyện tập qua mạng vì chúng tôi được yêu cầu phải luyện tập một thầy một trò với giáo viên. Giáo viên của tôi có thể chỉ ra rõ ràng những lỗi của tôi và điều này giúp tôi tập trung vào việc luyện tập các kỹ năng cơ bản. Không chỉ cải thiện các kỹ năng của tôi, tôi cũng có thể đọc các nốt nhạc tốt hơn.
Tôi cần vượt qua tâm lý tiêu cực của mình. Một số người đã hỏi: “Liệu có còn diễu hành trong đại dịch không? Có đáng để tiếp tục luyện tập không?” Đã có lúc, tôi dao động và chạy theo những suy nghĩ tiêu cực này. Tôi đã loại bỏ suy nghĩ tiêu cực này bằng chính niệm mạnh mẽ. Như một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc: “Nuôi quân ba năm để dùng một giờ”. Vì vậy, chúng tôi cần sẵn sàng cho lần diễu hành tiếp theo.
Loại bỏ chấp trước an dật
Một ngày nọ, tôi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình với chồng tôi, cũng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp và tôi hỏi anh ấy: “Tại sao em cảm thấy quá kiệt sức chỉ sau một giờ diễu hành ở San Francisco? Em đã không hề cảm thấy mệt mỏi khi chúng em diễu hành ba giờ đồng hồ ở Đài Loan.” Chồng tôi cho rằng có lẽ việc tập luyện của chúng tôi không được tập trung như khi tôi ở Nhật Bản.
Điều đó là đúng. Khi tôi sống ở Nhật Bản, chúng tôi sẽ luyện tập ở những bãi biển đầy cát, đi bộ hàng giờ dưới nắng gió. Có lẽ nó cũng là một bài luyện tập thể lực. Tôi bắt đầu buông lơi trong việc tham gia luyện tập nhóm sau khi chuyển đi xa nơi tập. Tôi phải vượt qua chấp trước an dật.
Chấp trước này ẩn rất sâu. Tôi cảm thấy với việc tôi lái xe rất tệ và lịch trình bận bịu, tôi không thể tham gia luyện tập là phù hợp. Cho đến một sáng Chủ nhật, mọi bao biện xuất hiện trong đầu tôi bảo tôi không đến buổi luyện tập.
Sư phụ đã giảng trong bài “Khổ kỳ tâm chí” (Hồng Ngâm):
“…Cật khổ đương thành lạc…
Tạm dịch:
Lấy chịu khổ làm vui…”
(Khổ kỳ tâm chí-Hồng Ngâm)
Tôi đã có thể đọc thuộc bài thơ này trong Hồng Ngâm khá tốt. Làm thế nào tôi có thể tham gia Đoàn nhạc nếu tôi tiếp tục kiếm cớ để không tham gia luyện tập? Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi biết cách tốt nhất để đề cao là phải tham gia luyện tập. Vì vậy, tôi quyết định tham gia luyện tập và cảm thấy mừng là tôi đã vượt qua tâm an dật của mình.
Tôi đã thấy một học viên luyện năm bài công pháp khi tôi tới địa điểm luyện tập. Học viên đó cũng sống khá xa. Có lẽ Sư phụ đang điểm hóa cho tôi bằng cách để cho tôi biết rằng mọi người đều có việc phải làm. Tất cả đều phụ thuộc vào cách một người sắp xếp thời gian để có thể thường hằng tinh tấn. Không gì xảy ra trong tu luyện là nhỏ. Đôi khi một niệm có thể mang đến nhiều chấp trước. Việc tu luyện tinh tấn như thuở ban đầu là một sự kiên trì bền bỉ lâu dài.
Phối hợp chỉnh thể
Việc luyện tập trong Đoàn nhạc đặt ra tiêu chuẩn cao cho một cá nhân để phối hợp với chỉnh thể. Việc biểu diễn của Đoàn nhạc là nỗ lực của cả nhóm và không tập trung vào bất kỳ cá nhân nào. Mỗi thành viên trong Đoàn nhạc là một lạp tử truyền đi những điều kỳ diệu và vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.
Sư phụ đã giảng:
“Ngày có diễu hành ở khu phố Tàu, các từng không gian trên thiên thượng có vô số chư Thần, khắp trời đều là chư Thần, đang đánh trống trận. Rất rất nhiều các thiên binh thiên tướng ấy đang xung tiến lên. Các đệ tử Đại Pháp thổi nhạc có năng lượng phóng xuất ra lớn phi thường. Mọi người thấy trong phim trái bom nguyên tử khi nổ một cái là sinh ra một sóng xung kích rất to lớn phải không? Còn to lớn hơn lực lượng ấy nữa. (vỗ tay) Bởi vì năng lượng mà đệ tử Đại Pháp phóng xuất ra có thành phần lớn hơn nguyên tử; hơn nữa lạp tử mỗi tầng đều rất lớn mạnh. Nên cũng nói, bấy giờ hễ có âm thanh xuất ra là một màn ánh sáng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Los Angeles)
“Vậy nên khi diễu hành trên phố, dẫu là có bao nhiêu người xem, lúc ấy tôi thấy tư tưởng người thường ấy, họ về cơ bản là [say] mê đi, (mọi người cười) nhất là người Trung Quốc, họ sững sờ xem, họ không còn suy nghĩ nữa. Đây là việc gì thế? Các tư tưởng bất hảo đều bị thanh lý hết, [xem] xong họ mới nghĩ ra, (vỗ tay) nói rằng: Chà, Pháp Luân Công thật là tuyệt!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Los Angeles)
Chẳng phải mọi nỗ lực của chúng ta là đáng giá khi Sư phụ nói với chúng ta rằng những niệm bất hảo của con người đã được loại bỏ? San Francisco là một trong ba khu vực có đông người Trung Quốc nhất nước Mỹ và trách nhiệm của chúng ta là thức tỉnh họ.
Yêu cầu của Đoàn nhạc đặt ra là phải hòa quyện giữa các nhạc cụ. Việc này thực sự nói thì dễ hơn làm. Đôi khi tôi lạc lõng khi chơi nhạc cụ riêng mình và tôi quên rằng chúng tôi cần phải phối hợp tốt với nhau. Đây là những gì tôi cần phải thực hiện.
Tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!
(Bài chia sẻ trình bày tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Thiên Quốc Nhạc Đoàn miền Tây Mỹ quốc)
Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả. Mọi nội dung đăng tải trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Minh Huệ sẽ biên tập lại các nội dung trực tuyến theo định kỳ và những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/18/433646.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/1/198799.html
Đăng ngày 09-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.