Bài viết của Vũ Thanh, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 17-05-2022] Cả nhà chúng tôi đều là đệ tử Đại Pháp. Trong hai mươi mấy năm qua, chúng tôi đắm mình trong Phật ân, thân tâm thụ ích quá nhiều, một lời khó lòng nói hết! Hôm nay tôi chỉ chọn ra một phần chia sẻ cùng mọi người, để chứng thực lòng từ bi của Sư phụ và sự vĩ đại của Pháp Luân Đại Pháp, cũng như bày tỏ lòng biết ơn Sư tôn đã từ bi khổ độ!
1. Bố tôi thoát thai hoán cốt, cả nhà vui vẻ hòa thuận
Bố tôi trước kia sức khỏe rất kém. Ông mắc nhiều căn bệnh nặng như cao huyết áp, viêm chu vai, bệnh cột sống. Hơn nữa, ông rất nóng tính. Một chuyện bé như hạt vừng cũng khiến ông lải nhải suốt ngày, càng lải nhải càng to tiếng, sau đó là chửi rủa, quăng đồ, thậm chí là động thủ đánh người, dường như trên người ông lúc nào cũng có lửa giận phừng phừng. Hễ bố ở nhà, chúng tôi cũng không dám thở mạnh, vì sợ ông sẽ trút giận lên đầu mình. Chúng tôi luôn sống trong cảnh phập phồng lo sợ. Mẹ tôi bản tính hiền lành tốt bụng. Lúc bị bố mắng, bà chỉ đành nuốt giận cho qua. Bầu không khí trong nhà lúc nào cũng áp lực, vô cùng khổ sở.
Tệ hơn nữa là, không biết từ lúc nào, bố mẹ tôi đều nghiện đánh mạt chược. Sau giờ tan học, tôi trở về nhà, thường thấy trong nhà ngập tràn khói thuốc và tiếng “loạt soạt” của quân mạt chược. Bầu không khí gia đình vốn đã không vui, nay cũng không còn đầm ấm.
Tôi không nhớ đoạn thời gian đó kéo dài bao lâu. Tôi chỉ nhớ là bố mẹ nghiện đánh bài và hút thuốc ngày càng nặng, tính tình ngày càng xấu tệ, sức khỏe tự nhiên cũng kém đi nhiều. Để giải quyết vấn đề sức khỏe, bố tôi đã tốn công tìm đến bác sỹ, uống thuốc, rèn luyện thân thể, nhưng cũng không có tác dụng.
Cho đến một ngày, bố tôi đi tập thể dục về, ông vui vẻ kể với chúng tôi, ông nhìn thấy người ta luyện Pháp Luân Công ở ngoài công viên, âm nhạc luyện công nghe rất dễ chịu, ông nói ông cũng chuẩn bị đi luyện Pháp Luân Công. Bố tôi đã mang về một quyển “Pháp Luân Công”, nhưng lúc ấy chúng tôi không quan tâm cho lắm.
Không lâu sau, chúng tôi mới phát hiện bố đã thay đổi rất nhiều. Vẻ mặt hà khắc cau có của bố đã biến mất, ngày nào ông cũng tươi cười rạng rỡ, khiến cho người ta cảm thấy như mặt trời thật sự mọc lên từ hướng tây. Hơn nữa, ngày nào ông cũng vui vẻ nói về cảm giác khoan khoái dễ chịu sau khi luyện công. Chỉ trong vài tuần ngắn ngủi, những căn bệnh lâu năm của bố đã tự khỏi mà không cần chữa, thần sắc tươi tỉnh hẳn ra. Điều khiến chúng tôi khó tin nữa là, sau khi luyện công, bố tôi đã bỏ hút thuốc và bỏ đánh mạt chược, ông còn nói người luyện công không được đánh bài. Và điều khiến cả nhà khó tin nhất là, bố tôi không còn nóng nảy và chửi mắng người khác nữa! Phải nói đây là tính xấu đã theo bố mấy chục năm và đem đến biết bao tổn thương cho gia đình chúng tôi!
Tuy chưa tiếp xúc với Pháp Luân Công, nhưng trong tâm chúng tôi đã thấy cung kính nể phục Pháp Luân Công! Trong ấn tượng của tôi, luyện khí công nhiều lắm cũng chỉ là để tốt cho sức khỏe; thế nhưng Pháp Luân Công có thể chữa bệnh quá nhanh, thậm chí là có thể trị dứt những tật xấu và chứng nghiện khó bỏ của người ta; do đó tôi thấy công pháp này quả là lợi hại và thần kỳ!
Chị gái tôi vốn dĩ sức khỏe không tốt và cũng đang luyện một môn khí công khác, chị cảm thấy tò mò nên đã đọc quyển “Pháp Luân Công”. Vừa mới đọc, chị liền bị cuốn hút, không muốn bỏ sách xuống nữa. Chị tấm tắc khen quyển sách này viết hay quá, nó đã giải khai rất nhiều thắc mắc trong tâm của chị. Vậy là chị tôi cũng chuyển sang học Pháp Luân Công!
Nhìn thấy thái độ kiên quyết của chị, tôi cũng bắt đầu đọc quyển “Pháp Luân Công”. Từ trong sách, tôi hiểu rằng Pháp Luân Công không những có thể tịnh hóa thân thể, mà còn có thể tịnh hóa tâm linh, dạy con người xử sự theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn, nhấn mạnh rằng người luyện công nhất định phải chú trọng tu luyện tâm tính. Hóa ra môn công pháp này dạy người ta coi trọng đức, hèn chi bố tôi thay đổi nhiều đến vậy!
Chị gái, mẹ và tôi cũng lần lượt đắc Pháp và bước vào tu luyện. Sau khi luyện công, chứng suy nhược thần kinh, thiếu máu và chóng mặt hành hạ chị tôi bấy lâu nay đã khỏi. Chị không còn bị mất ngủ, sắc mặt xanh xao trở nên hồng hào. Không cần nói cũng biết chị tôi vui mừng cỡ nào!
Tôi không phải luyện công để chữa bệnh. Tuy nhiên, các chứng bệnh như viêm họng, viêm khớp và đau lưng do tập nhảy ngựa pommel (một loại thiết bị thể dục dụng cụ) sai tư thế trong giờ học thể dục cũng tự khỏi. Trước đây, tôi bị đau khớp gối nên không thể ngâm chân trong nước. Nhưng sau khi luyện công, tôi đã có thể trực tiếp rửa chân bằng vòi nước lạnh.
Mẹ tôi là người đã quen chịu khổ; sau khi luyện công, bà lại càng có thêm nghị lực. Khuôn mặt gầy hóp của bà trở nên tròn trĩnh, da dẻ cũng sáng sủa hồng hào.
Như vậy, cả nhà chúng tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bầu không khí gia đình không còn nặng nề ngột ngạt như trước nữa. Gia đình trở nên ấm áp hòa thuận. Nội tâm mỗi người chúng tôi ngập tràn niềm vui, tựa như có một cảm giác vui sướng khó tả. Mọi người cũng thường chia sẻ với nhau về những cảm thụ tốt đẹp trong tu luyện. Tất cả những điều này thật khó tin, nhưng đây có lẽ là điều mà tôi mong chờ đã lâu! Ánh hào quang của Đại Pháp đã xua tan mây đen bao phủ, bầu không khí trong nhà trở nên sáng sủa và đầm ấm.
Bố tôi thay đổi rất nhiều sau khi luyện công, điều này đã giúp chúng tôi tận mắt chứng kiến uy lực và sự thần kỳ của Đại Pháp.
Có một lần, miếng ngói ốp trên mái nhà ở tầng hai bị hỏng, bố tôi muốn tiết kiệm chi phí nên đã tự bắc thang trèo lên thay ngói. Vì bố không phải là thợ chuyên nghiệp, nên làm tới làm lui vẫn không được. Ông đã dùng hết sức tháo miếng ngói; nhưng vì lực kéo quá mạnh, ông đứng không vững, nên đã bị ngã từ trên cao xuống. Bên cạnh cái thang là cầu thang dẫn lên tầng hai, bố tôi đã rơi từ chỗ cao hơn 3 mét xuống sàn cầu thang xi-măng ở phía dưới. Nhìn thấy bố nằm dài trên đất, cả nhà chúng tôi ai nấy cũng sợ. Bố tôi lúc đó đã hơn 50 tuổi, mặt ông chuyển sang màu xám, trông rất đau đớn, và không thể nói chuyện. Chúng tôi đợi cho bố bình tĩnh lại, rồi khiêng ông vào giường. Bố tôi rên rỉ đau đớn, nằm ngửa nằm sấp đều thấy khó chịu, nằm nghiêng lại càng đau hơn. Ông không biết làm sao nên quyết tâm ngồi dậy, bắt chân song bàn, ngồi đả tọa luyện tĩnh công.
Đả tọa xong, bố đã bớt khó chịu và có thể nằm xuống. Chúng tôi theo dõi chặt chẽ tình trạng của bố, sau khi luyện công, sức khỏe của bố dần dần tốt hơn. Ba ngày sau, bố tôi đã có thể ra khỏi giường. Sau đó, bố bắt đầu luyện động công, tuy còn trầy trật khó khăn, nhưng ông hồi phục rất nhanh. Vài ngày sau, ông đã có thể đi lại trong nhà. Mười ba ngày sau, ông đã khỏe mạnh như thường, và có thể lái xe ra ngoài luyện công tập thể. Nếu không tận mắt chứng kiến việc này, thì ai cũng không dám tin. Những phép màu xảy đến với bố tôi giúp cho mọi người trong nhà trải nghiệm được sự siêu thường và thần kỳ của Pháp Luân Đại Pháp!
Sau này nhớ lại tình cảnh lúc đó mới thấy sợ, nếu không có sự bảo hộ của Sư phụ và Đại Pháp, thì bố tôi dù không chết, cũng bị thương nặng. Bố tôi đã hoàn toàn bình phục chỉ trong mười mấy ngày, ông cũng không bị gãy xương. Có thể làm đệ tử Đại Pháp thật quá may mắn! Cả nhà chúng tôi vô vàn biết ơn sự bảo hộ từ bi của Sư phụ!
2. Làm một đóa tịnh liên giữa nơi thế tục
Nghề nghiệp của tôi là giáo viên tiểu học. Trong hai mươi mấy năm công tác, tôi phát hiện môi trường giáo dục bất tri bất giác thay đổi quá nhiều. Hoàn cảnh xã hội và tư tưởng con người có nhiều thay đổi, với áp lực công việc khá lớn và những lời chỉ trích gay gắt từ phụ huynh, giáo viên chúng tôi thường xuyên bực tức oán trách. Hơn nữa, rất nhiều phụ huynh thiếu hụt lý niệm giáo dục truyền thống, cộng thêm nuông chiều con cái quá mức, khiến họ không thể lý trí đối đãi với cách dạy dỗ của thầy cô, dẫn đến quan hệ căng thẳng bất hòa giữa thầy cô và phụ huynh, thậm chí là đôi bên còn đề phòng lẫn nhau. Thầy cô khuyên bảo phụ huynh, phụ huynh đi kiện thầy cô, điều này đã trở thành một hiện tượng phổ biến.
Tôi rất vui vì mình là một trường hợp ngoại lệ trong hoàn cảnh này. Phụ huynh học sinh kính trọng tôi từ tận đáy lòng. Họ thật lòng muốn phối hợp với tôi trong từng hạng mục công việc. Hơn nữa họ còn chủ động giúp tôi làm công tác trên lớp. Có một số việc tôi chưa kịp thu xếp, thì một số phụ huynh đã làm xong trước, ví dụ như dọn dẹp bố trí phòng học, mua dụng cụ học tập cần thiết cho cả lớp. Trong lúc phụ huynh trò chuyện với nhau, hễ nhắc tới tôi, ai cũng tấm tắc khen ngợi. Lúc gặp tôi, họ luôn kính cẩn lễ phép. Tôi không tỏ ra kiêu ngạo chút nào. Tôi nói chuyện với họ thân thiết giống như bạn bè. Thầy cô khác ở văn phòng trông thấy cũng rất ngưỡng mộ.
Kỳ thực, nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, có lẽ tôi cũng giống những đồng nghiệp khác, khó lòng hòa hợp với phụ huynh học sinh. Vì là một giáo viên tiểu học, đặc biệt tôi lại là giáo viên chủ nhiệm lớp, nên phải vừa giảng dạy vừa xử lý một số việc lặt vặt, thêm vào đó là tính kỷ luật của các em tiểu học còn kém, thường hay xảy ra nhiều vấn đề. Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi rất nóng tính, hễ học sinh không nghe lời thì tôi sẽ la hét các em. Do lớp học đông và có quá nhiều vấn đề, nên tôi nghĩ la hét là biện pháp xử lý nhanh nhất. Nhưng tôi thấy nó chẳng ăn thua gì, và các em cũng không phục tôi. Lúc tôi đang bận túi bụi, học sinh còn quậy phá hơn nữa, chúng khiến tôi rất khó khống chế cảm xúc của mình. Các em học sinh về nhà than thở với phụ huynh, phụ huynh cảm thấy khó chịu và tự nhiên sẽ có khoảng cách với thầy cô. Rất nhiều mâu thuẫn giữa thầy cô và phụ huynh tiềm ẩn rủi ro này.
Kể từ sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi đã hiểu tầm quan trọng của việc tu tâm. Dù ăn nói hay làm bất cứ việc gì, đều phải tuân theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn, cần suy xét đến cảm nhận của người khác, do đó tôi yêu cầu bản thân không được làm tổn thương các em. Tuy nhiên, để làm được ngay không phải là chuyện dễ, nhưng tôi luôn cố gắng khắc phục nó. Cũng có lúc tôi nhịn không nổi nên đã nổi nóng, sau đó tôi rất hối hận và tự nhắc bản thân từ đây về sau không được tức giận nữa.
Dần dần, tôi phát hiện mình không dễ nổi nóng như trước. Dù gặp chuyện phiền toái thế nào, thì phản ứng đầu tiên của tôi là đứng tại góc độ của học sinh để suy nghĩ xem tại sao em ấy phạm lỗi này? Tôi phát hiện khi mình có thể gạt bỏ cảm thụ cá nhân và nghĩ cho người khác trước, thì tôi sẽ không tức giận; ngược lại tôi có thể thấu hiểu các em nhiều hơn. Lúc tôi thật sự bình tĩnh, xử lý vấn đề cũng hiệu quả hơn. Tôi dạy các em biết nghĩ cho người khác, đối xử thân thiện với mọi người. Tôi tự tìm ở bản thân chỗ nào chưa dựa trên Pháp, và cho các em cơ hội sửa lỗi. Trong khi xử lý vấn đề, các em có thể cảm nhận được sự quan tâm và bao dung của tôi dành cho chúng. Các em cũng yêu mến tôi từ tận đáy lòng, và các em dễ dàng tiếp thu những đạo lý mà tôi giảng.
Như vậy, khi tôi nói chuyện nhỏ nhẹ, các em cũng lanh lợi hiểu chuyện hơn. Tôi hay kể cho các em nghe những câu chuyện người xưa trọng đức, rồi giảng về văn hóa truyền thống của Trung Quốc, các em lắng nghe say sưa. Dần dần, biến hóa một cách âm thầm, trong tâm các em cũng có chuẩn tắc làm người. Lâu dần, học sinh ở lớp tôi em nào cũng có tư tưởng đơn thuần, trong sáng, lạc quan, thân thiện. Các giáo viên bộ môn đều thích dạy học sinh ở lớp chúng tôi. Họ khen ngợi các em biết nghe lời, năng động, và rất đáng yêu.
Cũng có một vài đồng nghiệp cảm thấy không hiểu nên đã hỏi tôi: “Cô làm cách nào mà học sinh lại ngoan ngoãn nghe lời đến thế?” Kỳ thực, nó không nằm ở việc dùng biện pháp gì để đạt hiệu quả. Hiệu quả giáo dục này đến từ sự thấu hiểu giữa tôi và các em; nó bắt nguồn từ sự tin tưởng của các em dành cho tôi, cũng như sự quan tâm chân thành của tôi dành cho các em.
Đối với giáo viên mà nói, thành tích học tập của học sinh sẽ thể hiện trình độ và thành tích giảng dạy của thầy cô. Do đó rất nhiều thầy cô xem học sinh như công cụ để tranh giành lợi ích danh tiếng cá nhân. Vì để nâng cao thành tích của học sinh, một số thầy cô sẽ ép buộc yêu cầu học sinh học thêm ngoài giờ; cũng có thầy cô cho rất nhiều bài tập về nhà, khiến trẻ nhỏ phải chịu gánh nặng bài vở quá lớn; thậm chí một số thầy cô còn cố ý để lộ đáp án bài thi cho học sinh. Làm một đệ tử Đại Pháp, tất nhiên tôi không thể làm giống như vậy. Giảng dạy là chức trách của giáo viên. Cách làm chỉ thấy cái lợi trước mắt và chỉ vì lợi ích này không có lợi cho sự phát triển thân tâm của học sinh, vả lại nó còn có hại cho việc bồi dưỡng năng lực học tập của các em, thậm chí là khiến học sinh cảm thấy chán học.
Nếu thật sự muốn giúp các em nâng cao, thì thầy cô cần phải đặt nhiều công phu hơn nữa, chuyên tâm suy nghĩ phương pháp giảng dạy, nâng cao tính lạc quan và hứng thú học tập của các em, dưỡng thành thói quen học tập tốt cho học sinh, và cũng cần chú trọng bồi dưỡng năng lực học tập của các em. Vậy nên, lúc nào tôi cũng nghiêm túc soạn bài giảng, nắm vững nội dung cốt lõi của từng bài, và giúp các em nắm vững toàn bộ kiến thức đã học với tâm thái nhẹ nhàng thoải mái. Mỗi lần lên lớp, các em đều chăm chú lắng nghe, tư duy linh hoạt, hiệu quả dạy học nhất định sẽ rất tốt. Lúc cho bài tập về nhà, tôi cũng cố gắng rút gọn hết mức. Tôi luôn sửa bài kỹ càng cho từng em, thông qua bài vở có thể biết được thái độ học tập và mức độ nắm bắt kiến thức đã học của từng học sinh, từ đó tôi biết được cần giúp em nào nâng cao trong lúc dạy. Tuy quá trình này tiêu tốn của tôi rất nhiều thời gian và tinh lực, nhưng nếu kiên trì lâu dài thì sẽ trợ giúp rất lớn cho các em nắm vững kiến thức đã học. Nhờ vậy, thành tích của lớp chúng tôi luôn dẫn đầu trong các lớp. Ngoài ra, các em học sinh rất thích giờ học ngữ văn do tôi dạy. Các em không chỉ cảm thấy hứng thú ở trên lớp, mà sau giờ học, các em vẫn muốn học tiếp. So với các bạn học bị chôn vùi trong đống bài vở, các em ở lớp chúng tôi học tập nhẹ nhàng và vui vẻ hơn, mỗi ngày làm xong sớm bài tập về nhà, khiến cho các bạn ở những lớp khác rất ngưỡng mộ.
Ngày nay, phụ huynh biếu quà cho thầy cô là chuyện bình thường. Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi cũng nhận quà của phụ huynh, thậm chí tôi còn so sánh với đồng nghiệp, e là phụ huynh tặng mình quá ít. Sau khi tu luyện, tôi biết đây là một xu hướng không tốt, giáo viên coi trọng lợi ích cá nhân sẽ ảnh hưởng đến tính công bình trong dạy học, và cũng tạo áp lực cho những phụ huynh không biếu quà. Chưa kể tôi là người tu luyện đã minh bạch Pháp lý “bất thất bất đắc” (Chuyển Pháp Luân). Do đó, tôi đã từ chối nhận quà của phụ huynh. Do hiện nay biếu quà đã trở thành xu hướng, nên các bậc phụ huynh tỏ ra không hiểu sau khi bị tôi từ chối. Có người còn hiểu nhầm là tôi chê ít, mặc dù tôi đã cố gắng giải thích nhiều lần cho họ, nhưng họ vẫn còn bán tín bán nghi. Lâu dần, các bậc phụ huynh nhận thấy tôi đã làm hết trách nhiệm với mỗi học sinh trong lớp. Ngoài ra lúc xử lý mọi việc trên lớp, tôi tuyệt đối công bình và không thiên vị bất cứ em nào. Khi này, phụ huynh mới biết mình đã gặp một giáo viên tốt không giống như những người khác. Phụ huynh cũng cảm thấy vui mừng thay cho con trẻ. Phụ huynh học sinh luôn kính trọng tôi từ tận đáy lòng.
Kỳ thực, tôi từ chối nhận quà không chỉ khiến phụ huynh không hiểu, mà cũng có đồng nghiệp tỏ ý bài xích. Khi các đồng nghiệp biết tôi không nhận quà biếu, một số người cho rằng cách làm này của tôi ảnh hưởng đến việc họ danh chính ngôn thuận nhận quà của phụ huynh, trong lòng họ thấy không vui, thậm chí họ còn nghĩ tôi mua danh trục lợi và bàn tán ở sau lưng tôi; cũng có người cố ý muốn xem sắc mặt tôi thế nào, thậm chí là muốn cô lập tôi.
Trong tâm tôi rất khó chịu, thật không ngờ làm một người tốt vị tha nghĩ cho người khác lại khó đến thế. Nhưng tôi không so đo tính toán với họ, mà vẫn đối đãi với họ một cách nhiệt tình và chân thành. Đồng thời, trong công tác và cuộc sống, tôi luôn nghiêm khắc yêu cầu bản thân đối nhân xử thế dựa theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Bởi vì tâm tôi thản đãng, thẳng thắn tốt bụng, tận tụy công tác, không toan tính lợi ích cá nhân, nên các đồng nghiệp dần dần cũng hiểu được và muốn gần gũi với tôi. Họ cũng biết lý do tôi không nhận quà biếu là vì tôi tu luyện Pháp Luân Công. Nhờ vậy, hiểu nhầm trước đây đã được làm sáng tỏ. Mối quan hệ giữa tôi và các đồng nghiệp ngày càng hòa hợp hơn.
Tôi còn phát hiện, đồng nghiệp nào gần gũi với mình cũng chịu ảnh hưởng, họ đã bắt đầu thay đổi, làm việc nghiêm túc và tốt bụng với học sinh. Đặc biệt là cô giáo dạy toán làm chung với tôi, cô không nhận bao lì xì của phụ huynh và không còn nổi nóng với học sinh nữa. Trước kia, cô ấy vẫn luôn bất mãn với học sinh; nhưng bây giờ, cô thường vui vẻ trò chuyện với tôi về những điểm đáng yêu của các em. Môi trường làm việc của chúng tôi cũng trở nên vui vẻ hài hòa.
Đi cho tới hôm nay, tuy cũng có phó xuất, nhưng thu hoạch vẫn nhiều hơn. Ngoại trừ được người khác tôn trọng và công nhận ra, tôi còn có thể khơi dậy thiện niệm của mọi người xung quanh, và đây mới là điều có ý nghĩa biết bao!
3. Con trẻ học giỏi và có phẩm cách tốt
Con nhà tôi vừa học giỏi vừa có phẩm cách tốt, nói chung là phát triển toàn diện. Bằng khen của cháu bỏ đầy mấy túi hồ sơ, nào là bằng khen thành tích học tập, âm nhạc, thể dục thể thao v.v. Người quen biết tôi vẫn hay nói đùa: “Con trai nhà chị đúng là ‘con nhà người ta’, chỉ có thể ngắm, chứ không thể với nổi! Chị truyền cho tôi chút kinh nghiệm dạy con nhé!”
Kỳ thực, chúng tôi không cố ý học cách dạy dỗ con cái, mà chỉ nắm vững một điểm cốt yếu, đó là dẫn dắt cháu đọc sách “Chuyển Pháp Luân” của Sư phụ, cũng như dạy cháu làm người theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn.
Hiện nay, đa số phụ huynh đều lo con mình ở bên ngoài phải chịu thua thiệt, nên vẫn luôn dạy con ra ngoài khoe sức khoe tài như thế nào, đừng để người khác ăn hiếp và đừng chịu thiệt. Nhưng chúng tôi hoàn toàn trái lại, chúng tôi dạy cháu phải đối đãi chân thành, thiện đãi mọi người, lúc gặp mâu thuẫn thì cần khoan dung nhẫn nhịn, làm gì cũng cân nhắc đến cảm thụ của người khác, và càng không thể hiếp đáp người khác. Một người bạn thân của tôi lo rằng tôi dạy con như thế sẽ khiến cháu bị người ta ăn hiếp, nhưng sự thật là mối quan hệ giữa con trai tôi và các bạn cùng lớp rất tốt. Mọi người đều muốn kết bạn với cháu, con trẻ ngày nào cũng thấy rất vui.
Tôi nhớ lúc cháu còn bé rất thích xem phim hoạt hình “Tây Du Ký”. Vì để bảo vệ thị lực cho cháu và dạy cháu làm gì cũng cần phải điều độ, nên tôi bảo cháu chú ý xem đồng hồ, hễ đến giờ quy định thì cháu sẽ nhắc tôi tắt TV. Sau đó tôi bận đi làm việc nhà. Một lát sau, cháu chạy đến nhắc tôi: “Mẹ ơi, kim dài đã chỉ đến con số kia rồi này!” Tôi nhìn đồng hồ thì thấy quả nhiên đã đến giờ quy định. Tôi thấy rất vui. Tôi biết cháu vẫn còn muốn xem tiếp nhưng cháu đã biết kiềm chế sự cám dỗ. Vả lại, cháu đã thành thực giữ lời hứa, nên cũng thành thói quen rồi.
Lúc con tôi lớn hơn một chút, tôi dạy cháu đọc sách “Chuyển Pháp Luân” và “Hồng Ngâm”. Hơn 5 tuổi, cháu đã nhận biết rất nhiều chữ Hán, và Chân-Thiện-Nhẫn đã cắm rễ nảy mầm trong tim cháu từ thuở còn bé. Chúng tôi thường hay nói với cháu, tiểu đệ tử Đại Pháp ở đâu cũng làm một người tốt, người lớn ở công ty cần phải làm việc nghiêm túc, trẻ nhỏ ở trường cần phải học hành nghiêm túc. Do đó, từ mẫu giáo cho đến tiểu học và trung học, con tôi luôn là một học sinh gương mẫu, thầy cô nào cũng thích cháu. Cháu thích học hỏi, biết giữ kỷ luật trên lớp, và thành tích học tập cũng rất xuất sắc.
Con tôi thi đỗ vào trường trung học cơ sở và trung học phổ thông hàng đầu ở địa phương với thành tích vượt trội, hơn nữa cháu còn được tuyển vào lớp giỏi nhất. Ở góc độ người khác mà nói, hiện nay học sinh ganh đua học tập dữ dội, con tôi đạt được thành tích thế này chắc hẳn cháu phải nỗ lực rất nhiều. Nói thật là, con tôi hoàn toàn không phải nỗ lực thêm gì, cháu đạt được điều này một cách nhẹ nhàng. Chúng tôi làm phụ huynh cũng bớt lo, chỉ cần nắm chắc hướng đi chính, chứ không giống như một số phụ huynh kèm con học hay ép buộc con phải làm thế nào. Trong tâm tôi biết rõ, con tôi đã học Đại Pháp và nhận được thụ ích. Bởi vì bản thân chúng tôi đã từng thể nghiệm, chỉ cần lúc bình thường có thể làm theo yêu cầu của Đại Pháp, thì công việc ắt sẽ thuận lợi, mọi việc cũng trở nên dễ dàng. Vậy thì con trẻ ở phương diện học hành cũng giống như thế. Con tôi tuy học giỏi, nhưng cháu rất khiêm tốn. Cháu chưa từng đòi hỏi chúng tôi điều gì, và cũng không thể hiện trước mặt người khác.
Từ trong Pháp, chúng tôi hiểu được, con người chịu chút khổ không phải là việc xấu, do đó chúng tôi không bao giờ nuông chiều con cái. Kể từ ngày con đi học, chúng tôi yêu cầu cháu tự đeo cặp sách. Việc nào cháu có thể tự làm thì chúng tôi sẽ không làm thay. Do đó, con tôi không yếu đuối chút nào, cháu có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống.
Con tôi cũng rất hiểu chuyện. Sau khi lớn lên, lúc đi trên đường, nếu cháu thấy tôi xách đồ thì cháu sẽ lập tức xách giúp tôi. Lúc bình thường, tôi hay nghe các đồng nghiệp kể chuyện con trẻ ngỗ ngược bướng bỉnh với phụ huynh thế nào sau khi vào trung học. Nhưng con tôi không có tâm lý và hành vi ngỗ ngược loại này; gặp chuyện thì cháu có thể trao đổi với chúng tôi; những lúc xảy ra vấn đề, chúng tôi dẫn dắt cháu từ trên phương diện đạo lý, nên cháu cũng vui vẻ tiếp thu.
Với sự dạy bảo của chúng tôi, cháu rất lễ phép với người lớn. Hễ ông bà nội hay ông bà ngoại đến nhà chơi, cháu lập tức đứng dậy chào hỏi. Lúc ông bà ra về, cháu sẽ đứng tiễn ngoài cửa. Để bà nội vui lòng, cháu sẽ chủ động chơi bài poker với bà, hơn nữa còn cố ý nhường cho bà thắng. Những biểu hiện của cháu khiến người làm cha mẹ như chúng tôi cũng cảm thấy an ủi. Ngày nay, con một lớn lên trong hoàn cảnh được cưng chiều quá mức, nên chúng thường rất ích kỷ và ít nghĩ cho người khác. Nhưng con trai chúng tôi có thể làm được biết nghĩ cho người khác, chủ động quan tâm người khác. Con tôi nhờ học Đại Pháp nên mới có thể làm được như vậy.
Mỗi người tu luyện Đại Pháp chân chính đều nhận được vô số thụ ích từ trong Đại Pháp. Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Kinh sách Đại Pháp đã được dịch ra 40 ngôn ngữ khác nhau. Pháp Luân Đại Pháp còn được các cấp chính phủ và tổ chức phi chính phủ ở nhiều quốc gia trao tặng bằng khen, cũng như người dân trên thế giới đón nhận nồng nhiệt. Duy chỉ có bị ĐCSTQ trấn áp và bức hại tàn khốc. Dưới tuyên truyền dối trá vu khống kiểu “nhất ngôn đường” của ĐCSTQ, rất nhiều người Trung Quốc đã bị che mắt, sinh ra hiểu lầm và thậm chí là thù hận Đại Pháp, đây là bất hạnh lớn nhất của người Trung Quốc chúng ta. Tôi mong rằng thông qua câu chuyện chân thật của gia đình tôi đã được thụ ích từ việc tu luyện Đại Pháp, có thể giúp cho nhiều người hơn nữa hiểu rõ sự thật về Pháp Luân Công, có được nhận thức đúng đắn về bộ cao đức Đại Pháp chỉ có trăm điều lợi và không có một điều hại nào đối với quốc gia và nhân dân, từ đó có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn. Tôi cũng thành tâm nguyện chúc tất cả những người thiện lương đã minh bạch chân tướng sẽ có được một tương lai tốt đẹp!
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hoa: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/5/17/【慶祝513】俗世淨蓮-442186.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/23/201454.html
Đăng ngày 07-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.