Bài viết của ký giả Minh Huệ Lý Vi An
[MINH HUỆ 04-02-2022] Trại Đông Minh Huệ lần thứ 11 đã được tổ chức tại Vân Lâm từ 26 đến 29 tháng 1 năm 2022 bởi câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp ở Đại học TransWorld, các tiểu đệ tử và cha mẹ cùng nhau tham gia vào các hoạt động vui vẻ và hiệu quả.
Từ trẻ mẫu giáo đến học sinh tiểu học, từ học sinh trung học đến người lớn, nhiều người tham dự đã chia sẻ những câu chuyện của họ về cách Chân-Thiện-Nhẫn đã giúp họ có được sức khỏe tốt hơn và cải thiện tính cách bản thân như thế nào.
Những trẻ em tham dự Trại đông Minh Huệ lần thứ 11 ở Vân Lâm, Đài Loan, luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.
Các học viên tham dự trại gửi lời chúc mừng năm mới đến ngài Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.
Hai mẹ con cùng nhau đọc các bài giảng Pháp Luân Đại Pháp.
Thực hành Chân Thiện Nhẫn trong cuộc sống
Anh Giai Tuấn và con trai
Anh Giai Tuấn đến từ thành phố Tân Đài Bắc và con trai lần đầu tiên tham dự trại. Anh ấy nói: “Tôi đã học hỏi được rất nhiều điều ở đây. Thông qua các cuộc thảo luận, tất cả chúng tôi đã hiểu rõ hơn về cách áp dụng các tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày của mình. Nhiều câu hỏi đã được trả lời và các vấn đề đã được giải quyết”. Anh cho biết vợ và con trai ba tuổi dự định sẽ tham dự vào thời gian tới, để cả gia đình có khoảng thời gian đặc biệt, đáng nhớ bên nhau.
Cô Vu Tình tham dự trại với con trai và con gái
Tham gia một lần nữa cùng với con trai đang học lớp 4 và con gái đang học lớp một, Vu Tình cho biết cô rất vui khi có cơ hội gặp gỡ các học viên trẻ khác và cùng nhau đề cao. “Các nhân viên của trường đã làm rất tốt khi giải thích cho các bạn nhỏ tầm quan trọng của việc sống tốt, và họ cũng sử dụng những ví dụ sinh động để minh họa cách loại bỏ những suy nghĩ xấu trong tâm trí. Từ chương trình đến các hoạt động tương tác, mọi thứ đều tuyệt vời. Cảm ơn bạn!”, cô nói.
Tư Huệ đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được ba năm, tham gia cùng với ba người con của cô.
Tư Huệ, một bà mẹ ba con, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2019. Trước đó cô đã tham dự trại hai lần cùng với hai đứa con đầu của mình. Năm nay, con gái nhỏ của cô đã đủ lớn và cháu rất hồi hộp khi tham gia cùng các anh chị lớn. “Cháu thường ngủ trưa, nhưng khi chúng tôi ở trại, cô bé tràn đầy năng lượng cho đến khi tất cả các hoạt động kết thúc vào buổi tối”, Tư Huệ nói.
Tư Huệ nói thêm: “Trại đông đã mang lại lợi ích cho cả trẻ em và người lớn. “Một cụ bà nhận ra rằng gần đây bà đã chểnh mảng khi luyện công và học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Bà ấy đến cùng cháu trai và nói rằng bà đã học được rất nhiều điều”.
Lòng tốt và sự tin tưởng
Dật Tinh an tâm khi hai đứa con hiếu động của cô đã tìm được nơi an toàn.
Là một bà mẹ hai con, một cháu học lớp 4 và một cháu học cấp hai, Dật Tinh thường xuyên lo lắng cho các con của mình, cả hai đều được chẩn đoán mắc chứng tăng động. Họ đã gặp rất nhiều bác sĩ và sử dụng đủ loại phương pháp trị liệu, nhưng chẳng có chút tiến triển nào.
Cả hai đứa trẻ đều có khoảng thời gian vui vẻ ở trại Minh Huệ và Dật Tinh rất vui khi hàng năm đưa chúng đến đây. “Thỉnh thoảng, chúng nói lại với các nhân viên trường đại học, nhưng họ vẫn đối xử tử tế và không làm to chuyện.” Dật Tinh nói. “Họ cư xử rất tốt, phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn và các trại viên khác cũng rất tốt”.
Trong một môi trường tích cực như vậy, Dật Tinh rất vui khi thấy các con của mình tiến bộ hơn. “Đây là nơi tôi có thể tin tưởng và tôi thực sự thích nó”, cô nói thêm.
Hiểu Trân từ Đào Viên đã đến trại hai lần với con trai Tiểu Vũ. Bắt đầu từ khi còn rất nhỏ, Tiểu Vũ phát triển chậm hơn so với các bạn cùng lứa tuổi và cậu bé chưa thể đi lại ngay cả khi đã hai tuổi.
Nhưng hai mẹ con đã chứng kiến nhiều điều kỳ diệu. Khi Tiểu Vũ được 18 tháng tuổi, một thứ gì đó mắc kẹt trong cổ họng và cậu bé đã kêu lên vì đau đớn. Bà ngoại của cậu bé và mẹ bé đã đọc to các bài giảng Đại Pháp cho cậu nghe. “Sau một lúc, cậu nhổ ra một mảnh nhựa dài 2 cm. “Chỉ sau đó, chúng tôi mới nhận ra nhựa mắc kẹt trong cổ họng của cháu đã gây ra cơn đau. Chúng tôi rất biết ơn Sư phụ Lý vì đã cứu cháu.
Hiểu Trân và con trai Tiểu Vũ
Cả hai mẹ con đều cho biết trại đông đã giúp họ rất nhiều. Trước đây, Hiểu Trân bị chứng đau nửa đầu, căn bệnh này đã biến mất sau khi cô tham gia luyện công chung. Tiểu Vũ cũng nhanh chóng cải thiện khi ở trại. “Cậu thậm chí còn xung phong phát biểu trên sân khấu. Điều này có thể là bình thường đối với những đứa trẻ khác, nhưng đối với Tiểu Vũ thì không thể tưởng tượng nổi. Tôi rất vui vì những đứa trẻ khác cũng động viên cậu ấy”, cô giải thích.
Tiểu Vũ nói: “Cháu rất vui khi được luyện công với mẹ mỗi ngày. Đôi khi, sau khi ngồi thiền, cháu hơi lười và không muốn đứng dậy để luyện các bài công pháp khác. Nhưng ngay sau khi cháu quyết tâm tiếp tục, cơ thể cháu tràn đầy năng lượng và cháu không thấy mệt mỏi gì cả. Cháu nghĩ rằng Sư phụ Lý đang giúp cháu. Cháu rất biết ơn Sư phụ”.
Tu Pháp Luân Đại Pháp khai trí khai huệ
Bởi vì Dực Hữu chín tuổi và em trai bị sinh non, nên các cháu thường xuyên phải đi khám bác sĩ. Sau khi mẹ của cháu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi cháu lên hai tuổi, hai anh em không còn bị bệnh nữa. Các cháu cũng biết ơn Đại Pháp đã ban cho các cháu trí huệ. “Khi cháu còn học mẫu giáo, Mẹ bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân cho chúng cháu nghe. Cháu học nhanh đến mức có thể giúp cô giáo ở lớp mẫu giáo kể chuyện cho cả lớp nghe”, Dực Hữu nhớ lại.
Em trai của cậu rất giỏi vẽ từ khi học mẫu giáo. Các cô giáo đều khen ngợi những bức vẽ của cậu và cậu bé đã giành được nhiều giải thưởng. “Không ai trong gia đình này vẽ giỏi. Tôi chỉ có thể cảm ơn Sư phụ Lý vì đã giúp cháu điều đó“, mẹ cậu nói.
Các bạn nhỏ hăng hái phát biểu.
Hữu Khoan đến từ Đài Trung hiện đang học vẽ tại Trường Trung học Nghệ thuật Điểu Tùng ở Vân Lâm. Cậu ấy từng học kém ở trường và 2 lần thi trượt môn toán và sinh học trong kỳ thi tháng.
Cha cậu đề nghị cậu ấy đọc Chuyển Pháp Luân. Nhớ lại việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã giúp mình hồi phục sau cơn sốt vài năm trước, Hữu Khoan biết rằng cậu nên làm theo lời khuyên của cha mình. “Điểm của cháu ở trường đã cải thiện đáng kể. Vào kỳ thi thứ ba hàng tháng, cháu đạt điểm cao nhất trong lớp của mình”, cậu nói.
Học vẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn, chú ý đến từng chi tiết và năng khiếu. Cậu nói: “Cần phải có một tâm trí bình tĩnh để quan sát kỹ ánh sáng và bóng tối trước khi vẽ một vật thể. Một người bạn cùng lớp khuyên cháu nên đọc Hồng Ngâm (một tuyển tập các bài thơ của Sư phụ Lý). Sau khi học, tâm trí cháu bình tĩnh hơn và kỹ năng vẽ của cháu cũng được cải thiện”.
Bành Kiệt đến từ Đài Bắc cũng học tại Trường Trung học Nghệ thuật Điểu Tùng. Lúc đầu, trong đầu cậu luôn có đủ loại suy nghĩ khiến cậu khó có thể bình tĩnh mà vẽ. Các bản vẽ của cậu ấy luôn trông rất tệ.
Sau đó cậu ấy nhận ra tầm quan trọng của việc đọc Chuyển Pháp Luân và tuân thủ Chân – Thiện – Nhẫn. “Dần dần, tâm trí cháu trở nên bình tĩnh hơn và cháu hiểu rõ mình ở đây để làm gì. Kỹ năng vẽ của cháu cũng được cải thiện đáng kể. Pháp Luân Đại Pháp có ý nghĩa rất lớn đối với cháu.”
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/4/438563.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/6/199079.html
Đăng ngày 26-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.