Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh

[MINH HUỆ 08-05-2022] Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, ngày 13 tháng 5 năm nay cũng là kỷ niệm 30 năm hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp.

Ngày 7 tháng 5, các học viên địa phương đã tổ chức diễu hành và chúc mừng ở London. Nhiều quan chức dân cử đã gửi lời chúc mừng. Họ bày tỏ sự công nhận nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, và ủng hộ đối với nỗ lực cho tự do tín ngưỡng của các học viên. Họ cũng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.

Một số nghị sỹ cho biết họ sẽ tiếp tục gây áp lực lên chính phủ Anh để giúp chấm dứt cuộc bức hại. Họ sẽ không đứng yên và sẽ không dung thứ cho những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của ĐCSTQ.

Nghị sỹ Ian Murray bày tỏ trong lời chúc: “Tôi lấy làm tiếc vì không thể trực tiếp gặp mặt các bạn hôm nay. Trong nhiệm kỳ tôi giữ cương vị Nghị sỹ Quốc hội của Nam Edinburgh, một nhóm vận động nhiệt tình trong khu vực bầu cử của tôi đã cập nhật cho tôi về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Thật không thể chấp nhận được khi tội ác không thể dung thứ này bắt đầu hàng thập kỷ trước, mà đến giờ vẫn được phép diễn ra.”

“Bức hại bất kỳ nhóm nào, ở Trung Quốc và trên toàn thế giới, đều không thể chấp nhận được, và Chính quyền Trung Quốc phải bị truy cứu trách nhiệm. Cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ bị phơi bày gần đây là bằng chứng cho thấy hành động của họ đi ngược lại mọi quy tắc và luật pháp quốc tế.”

“Hơn nữa, cộng đồng quốc tế nên đồng lòng phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công và đoàn kết chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng. Các điều Pháp Luân Công răn dạy là Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng ta không thể áp dụng những giá trị đó nhiều hơn trong cuộc sống cộng đồng vào lúc này sao?”

2c090cf99577ddc3771086aee05faafc.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Ian Murray

Nghị sỹ Cat Smith đã nêu trong thông điệp: “Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã liên lạc với tôi về các học viên Pháp Luân Đại Pháp và sự ngược đãi man rợ của Chính quyền Trung Quốc đối với họ.”

“Bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể, tôi lên án những hành động này, và ủng hộ mọi điều luật thể hiện rằng Vương quốc Anh ủng hộ và tôn trọng nhân quyền trước cuộc đàn áp này.”

“Tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng là một trong những quyền cơ bản và bất khả xâm phạm của con người mà mỗi chúng ta xứng đáng có được. Đây là một trong những thảm kịch lớn của thời đại chúng ta, một cuộc đàn áp mang tính hệ thống và bạo lực đối với con người chỉ vì họ có tín ngưỡng vốn đang phổ biến trên khắp thế giới.”

“Tôi hoàn toàn đứng về phía các học viên Pháp Luân Đại Pháp, và vẫn hy vọng cuộc vận động anh dũng và cam kết với các nguyên tắc cốt lõi về phẩm giá và thiện lương, cũng như hành động ý nghĩa của chính phủ, có thể mang lại một tương lai thịnh vượng cho họ. Vậy chúng ta tập trung ngày hôm nay, để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại tín ngưỡng trên khắp Trung Quốc, và chúng ta đấu tranh cho phẩm giá và công lý tìm lại được đúng vị trí của nó; và đây là điều đúng đắn.”

80e7c062ceb8726a37c9f413585541a4.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Cat Smith

Nghị sỹ Quốc hội Feryal Clark nêu rõ trong thư: “Tôi vẫn quan ngại sâu sắc bức hại người dân vì tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ ở Trung Quốc, có thể là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, tín đồ Thiên Chúa giáo, Phật tử hoặc học viên Pháp Luân Công. Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hoặc niềm tin của một người mà không bị phân biệt đối xử hoặc phản đối bằng bạo lực là quyền mà tất cả mọi người nên được hưởng.”

“Như tôi đã trình bày trước đây, tôi biết những cáo buộc vô cùng đáng lo ngại đã được báo cáo trong nhiều năm về nạn thu hoạch nội tạng người ở Trung Quốc. Tôi cũng hiểu rằng các nhóm thiểu số và tôn giáo, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công, có thể bị nhắm đến.”

“Cuối năm 2014, các nhà chức trách Trung Quốc thông báo nước này sẽ ngừng hoạt động thu hoạch nội tạng của các tử tù. Việc thực thi chính sách này là một bước quan trọng. Tuy nhiên, tôi biết các báo cáo gần đây cho biết thực trạng này vẫn tiếp diễn, bao gồm cả phán quyết của Tòa án Xét xử Trung Quốc do Liên minh Quốc tế nhằm Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc (ETAC) khởi xướng. Thật vậy, Tòa án Xét xử Trung Quốc kết luận rằng nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã diễn ra nhiều năm trên khắp Trung Quốc trên quy mô lớn, trong đó các học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ là những nạn nhân chính.”

“Tôi luôn tin rằng Chính phủ Vương quốc Anh phải truy vấn thêm đối với các chức trách Trung Quốc về vấn đề này, và đảm bảo rằng họ tiếp tục xem xét bất kỳ bằng chứng mới nào được đưa ra. Tôi tin rằng Chính phủ Vương quốc Anh cũng nên hối thúc Tổ chức Y tế Thế giới có phản ứng rõ ràng đối với các phát hiện của Tòa án Xét xử Trung Quốc, và có sự đánh giá độc lập thích hợp.”

“Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng tôi vẫn tiếp tục hối thúc Chính phủ Vương quốc Anh truyền đi một thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi sẽ không đứng bên lề và chúng tôi sẽ không dung thứ cho những vi phạm nhân quyền trắng trợn như vậy.”

5ffba5f758d349f51e810d85a0d28b34.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Feryal Clark

Nghị sỹ Rt Hon Mark Pritchard viết trong thư: “Tôi vẫn quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Việc ngược đãi các học viên Pháp Luân Công là một trong nhiều lý do khiến Trung Quốc là một trong 31 quốc gia thuộc diện cần ưu tiên quan tâm về nhân quyền đối với Vương quốc Anh, cũng là lý do vì sao Vương quốc Anh tiếp tục nêu lên quan ngại tại Liên Hợp Quốc về hành vi của Chính quyền Trung Quốc đối với các nhóm tôn giáo thiểu số.”

“Các bạn đã đề cập đến các ca ghép tạng phi pháp. Các bộ trưởng tại Văn phòng Ngoại giao, Khối Thịnh vượng và Phát triển Chung đã xem xét kỹ lưỡng báo cáo của “Tòa án Xét xử Trung Quốc” do Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc (ETAC) khởi xướng. Quan điểm của Vương quốc Anh vẫn là, nếu đúng, hoạt động thu hoạch nội tạng mang tính hệ thống được chính quyền hậu thuẫn này đã cấu thành vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.”

d2ec816db656fb0a3d2e66f1e8984a61.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Mark Pritchard

Nam tước Caroline Cox bày tỏ trong thư: “Tôi vô cùng thán phục các bạn vì niềm tin kiên định vào Chân-Thiện-Nhẫn, cũng như sự trợ giúp của các bạn dành cho rất nhiều người.”

“Tôi cũng quan ngại sâu sắc trước những khổ đau rất nhiều người đang phải chịu đựng – trong đó có những báo cáo gây chấn động sâu sắc về việc bỏ tù, tra tấn, sốc điện và thu hoạch nội tạng.”

1586c93b3e54c1f3028982bfe7a17184.jpg

Nam Tước Caroline Cox

Nam tước Ruth Lister của Burtersett viết trong thư: “Xin hãy chuyển những lời chúc tốt đẹp của tôi đến lễ mít-tinh – Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị rất đáng tuân theo, ngay cả trong lĩnh vực chính trị. Vậy, tôi cầu chúc lễ mít-tinh các bạn sẽ thành công tốt đẹp.”

3b220aed413e5b7bc89f4810f4a1f3bf.jpg

Nam tước Ruth Lister của Burtersett

Nam tước Janet Fookes viết trong thư: “Tôi lấy làm tiếc vì không thể tới tham gia cùng các bạn, nhưng tôi xin gửi lời chúc lễ mít-tinh thành công tốt đẹp. Nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn mà Pháp Luân Đại Pháp đại diện, là các giá trị cơ bản và quan trọng đối với mọi xã hội văn minh, và hết sức đáng được tôn vinh. Tôi chỉ mong sao có nhiều xã hội và quốc gia hơn nữa sẽ tuân theo những nguyên lý này trong thực tế.”

2efce3ab6ebd3f3408f71148d66a2e56.jpg

Nam tước Janet Fookes

Thượng nghị sỹ Hylton tuyên bố: “Thông điệp của tôi là: Ngày nay, tự do tôn giáo và tín ngưỡng là điều cần thiết hơn bao giờ hết, khi hòa bình ở rất nhiều nơi trên thế giới đang bị đe dọa. Tôi cầu nguyện sẽ có nhiều người tôn trọng các giá trị của các bạn và vận dụng trong thực tiễn.”

bbdb9be96be88e3a9facc0d310bf7850.jpg

Thượng nghị sỹ Hylton

Ông David Walker, Giám mục của Manchester cho biết: “Tôi hoàn toàn đồng tình với vị giám mục đồng sự của tôi, Giám mục của St Alban vừa phát biểu: ‘Cuộc bức hại thảm khốc vẫn tiếp diễn đối với các học viên Pháp Luân Công cùng các tôn giáo thiểu số khác trên khắp Trung Quốc là điều đáng tiếc sâu sắc nhất.’ Quyền tự do tôn giáo đáng được mọi người tôn trọng. Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp đức tin phải bị đồng loạt lên án bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất bởi các quốc gia thừa nhận và tuân thủ học thuyết về nhân quyền.”

955f27409fe4c010efffe2a63f495ace.jpg

Ông David Walker, Giám mục Manchester

Trợ lý của Nghị sỹ Marie Rimmer cho biết: “Tôi lấy làm tiếc rằng bà Marie có chuyến công du nước ngoài từ ngày 7 tháng 5 nên không thể trực tiếp tham dự. Bà đã yêu cầu tôi chuyển những lời chúc tốt đẹp và hy vọng mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ. Bà còn yêu cầu tôi thông báo rằng bà sẽ tiếp tục đấu tranh chống nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, đặc biệt là đối với [học viên] Pháp Luân Công. Đó là một công cuộc mà bà sẽ không bao giờ từ bỏ.”

407e63a1e664c2e3a8111437d6606708.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Marie Rimmer

Tiến sỹ Matthew Offord, Nghị sỹ Quốc hội, cho biết: “Tôi đã biết về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc nhiều năm nay, và tôi biết Chính phủ Vương quốc Anh có quan ngại sâu sắc như tôi. Cách đối xử của Trung Quốc là một trong những lý do khiến nước này là một trong 31 quốc gia cần ưu tiên xem xét về nhân quyền của Vương quốc Anh.”

“Các báo cáo về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng có hệ thống là đặc biệt đáng quan ngại, và tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đồng nghiệp trong Quốc hội Vương quốc Anh để hối thúc Chính phủ xem xét các phát hiện trong báo cáo của Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Ghép tạng ở Trung Quốc.”

ebe84205e167d322057a6aa7c08df4c5.jpg

Nghị sỹ Quốc hội, Tiến sỹ Matthew Offord

Ông Benedict Rogers, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Vương quốc Anh, nêu rõ: “Cho dù có niềm tin tôn giáo, tâm linh hay chính trị nào, chúng ta đều thống nhất trong vấn đề nhân quyền.”

“Nhiều năm qua, tôi vẫn luôn vận động và bênh vực những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc, các tín đồ Cơ Đốc giáo, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng bị bức hại ở Trung Quốc, người Hồng Kông và mọi người trên khắp Trung Quốc có nguy cơ bị bức hại, và tôi luôn đứng về phía các học viên Pháp Luân Công và chống lại tội ác phản nhân loại là nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.”

“Chính quyền Bắc Kinh phải bị truy cứu trách nhiệm. Công lý phải được thực thi. Sự thật phải được nói ra. Và phải tiến hành truy cứu trách nhiệm.”

“Tôi sát cánh với các bạn. Tôi chiến đấu cho các bạn. Tôi sẽ không bao giờ rời bỏ các bạn.”

“Tôi không tham gia được cùng các bạn hôm nay vì tôi đang hoàn thành một cuốn sách về các bạn. Cuốn sách đó sẽ kể câu chuyện của các bạn. Và câu chuyện của tất cả những con người của Trung Quốc đi tìm công lý. Tôi hy vọng nó sẽ tỏa sáng, và trở thành một lời kêu gọi hành động cho các bạn. Và tôi hy vọng nó sẽ góp phần mang lại sự thay đổi.”

35f6ed46204d05f3fbf0f4b102fadef8.jpg

Ông Benedict Rogers

Bà Lan Guoyu, Chủ tịch Hiệp hội Phụ nữ Đài Loan tại Châu Âu và là thành viên của Ủy ban Cố vấn Hoa kiều của Trung Hoa Dân Quốc, cho biết trong thư: “Tôi đến từ Đài Loan, và tôi đến Vương quốc Anh sau khi học đại học ở Đài Loan. Tôi đã sống ở Vương quốc Anh hơn 40 năm.”

“Tôi đã tiếp xúc với Pháp Luân Công hơn 20 năm ở London. Quá trình phát triển khiến Pháp Luân Công trở nên phổ biến ở Vương quốc Anh là một quá trình có thể nhìn thấy rõ ràng.”

“Pháp Luân Công không chỉ phổ biến trong xã hội Trung Quốc, mà còn được đánh giá cao trong xã hội phương Tây. Môn tu luyện này đã có những đóng góp đặc biệt lớn lao. Năm nay kỷ niệm tròn 30 năm hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp. Tôi xin bày tỏ sự trân trọng và lời chúc mừng của cá nhân tôi. Hy vọng Pháp Luân Đại Pháp sẽ được lan tỏa và thực hành trên thế giới hàng triệu năm.”

Ngoài ra, các chức sắc đã gửi thông điệp nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới còn có Thượng nghị sỹ John Kilclooney của Bắc Ireland và bà Sharon Holder, Ủy viên Hội đồng kiêm Nghị sỹ Quốc hội của Fulham, London. Họ đều bày tỏ sự ủng hộ và chúc mừng sự kiện của các học viên trong thư.

18aa22f35eafa5166937259cc1c31b75.jpg

Thượng nghị sỹ John Kilclooney của Bắc Ireland

a1cab8afa6c56e9067783b283e010fd8.jpg

Nghị sỹ Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Sharon Holder

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên bị bức hại trong 22 năm qua. Con số tử vong thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại và thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật, được trao quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/8/442252.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/11/200271.html

Đăng ngày 17-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share