Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 07-04-2022] Bà Trương Kiến Hoa (81 tuổi, ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc) đã bị kết án 3 năm tù vào tháng 7 năm 2018 vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Bà Trương bị cấm ngủ và bỏ đói tại Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc. Thậm chí tù nhân còn ép bà uống nước tiểu và dùng bàn chải cọ bồn cầu để chà vào miệng bà nhiều lần.
Sau khi bà Trương được trả tự do vào ngày 17 tháng 6 năm 2021, cảnh sát vẫn liên tục sách nhiễu bà và chụp hình bà dù không được bà đồng ý. Đồng thời, cục an sinh xã hội địa phương yêu cầu bà trả lại 40.000 nhân dân tệ tiền lương hưu mà bà đã nhận được trong thời gian thụ án (mặc thù thực tế không có cơ sở pháp lý nào cho yêu cầu này)
Sách nhiễu sau khi được trả tự do
Mặc dù bà Trương vẫn chưa vượt qua tổn thương của sự tra tấn kinh hoàng trong tù, Liên Cương (cảnh sát của Đồn Công an Tiểu Tây Hồ) liên tục tới sách nhiễu và chụp hình bà.
Ngày 8 tháng 12 năm 2021, sau khi sách nhiễu bà Trương, Liên đã tới lục soát nhà học viên Dương Trọng Lan sống cùng tiểu khu. Liên còn bắt một học viên khác là bà Tạ Quế Phương và giam bà 15 ngày. Vào ngày 22 tháng 3 năm 2022, Liên lại xông vào nhà bà Trương và chụp hình bà.
Mỗi lần cảnh sát tới, bà Trương lại kêu gọi họ không sách nhiễu bà nữa, nhưng đều vô ích.
Yêu cầu trả lại tiền lương hưu
Ngoài việc sách nhiễu, Trung tâm Bảo hiểm Xã hội thành phố Lan Châu (gọi tắt là “trung tâm”) còn ra lệnh cho bà Trương trả lại 40.000 nhân dân tệ tiền lương mà bà đã lĩnh trong khi đang thụ án tù.
Ngày 18 tháng 3 năm 2022, bà Trương cùng một người bạn tới trung tâm để hỏi về trường hợp của bà. Nhưng nhân viên tiếp tân ở đó hỏi bà có mang theo tiền không mà không đưa ra bất kỳ giải thích nào.
Bạn bà Trương hỏi tiếp tân về cơ sở pháp lý cho yêu cầu trả lại tiền là gì. Người tiếp tân lấy ra bốn tờ giấy. Tờ thứ nhất là “Thông báo về việc truy hồi phúc lợi hưu trí trong thời gian thụ án tù.” Tờ thứ hai là thông báo ra tù của bà Trương. Hai tờ còn lại là sao kê tiền lương hưu của bà Trương, gồm việc bà đã nhận được bao nhiêu tiền hàng tháng và mức tăng lương hàng năm.
Trên thông báo trả lại tiền lương hưu của bà đề ngày 25 tháng 3 năm 2021 và được một người tên là “Triệu Lượng” ký tên sau đó một ngày. “Triệu Lượng” viết rằng ông ta đã nhận được thông báo trên. Bà Trương lập luận rằng thông báo trên được ban hành khi bà đang thụ án tù và bà không biết ai tên là Triệu Lượng. Bà hỏi ông ta là ai và tại sao ông ta lại nhận thông báo này thay cho bà.
Bà Trương yêu cầu bản cứng của thông báo, nhưng tiếp tân từ chối cung cấp. Bạn của bà hỏi tiếp tân: “Nếu cô không đưa chúng tôi bất kỳ văn bản nào, làm sao cô có thể yêu cầu chúng tôi trả tiền cho cô?” Tiếp tân đã nhượng bộ và đồng ý đưa cho bà Trương thứ gì đó với điều kiện bà phải ký tên xác nhận là đã nhận tiền lương hưu bất hợp pháp.
Sau đó, tiếp tân tải văn bản “Thư trả lời của Văn phòng Bộ Lao động và BHXH về phúc lợi bảo hiểm hưu trí sau khi người về hưu bị kết án.” (Văn bản số 2001-44) ban hành năm 2001 và đưa cho bà Trương làm cơ sở pháp lý để yêu vầu bà trả lại tiền lương hưu.
Bà Trương từ chối nhận vì nó không liên quan tới Trung tâm Bảo hiểm Xã hội thành phố Lan Châu và nó cũng không có dấu hay chữ ký của ai làm việc trong văn phòng.
Tiếp tân ám chỉ rằng không thể cung cấp thêm gì cho bà Trương. Bà nên về nhà và đợi thông tin cập nhật. Nhưng đã một tháng đã qua đi mà bà vẫn không nhận được bất cứ thông tin gì từ họ.
Trong khi hầu hết các học viên Pháp Luân Công đều bị yêu cầu trả lại tiền lương hưu mà họ nhận được trong thời gian thụ án tù oan sai đã bị đình chỉ lương hoàn toàn, thì bà Trương vẫn nhận được lương vào tháng 3 năm 2022. Vẫn cần xem liệu bà có tiếp tục nhận được lương hưu của các tháng sau này hay không và nhà chức trách có rút lại quyết định yêu cầu bà trả lại tiền lương đã nhận không.
Lập luận pháp lý
Để tìm kiếm công lý, bà Trương đã viết thư gửi cho trung tâm, lý luận rằng lương hưu là tài sản cá nhân mà bà có được thông qua sự làm việc chăm chỉ của bản thân. Nó không phải tài sản chủa chính phủ hay cục an sinh xã hội. Cục an sinh xã hội chỉ quản lý quỹ cho người nghỉ hưu và không có tư cách cáo buộc rằng nó là khoản “thu nhập bất hợp pháp”, huống hồ là giữ lại hay yêu cầu bà trả lại khoản tiền đó.
Văn bản số 2001-44 mà tiếp tân đưa cho bà tuyên bố rằng: “Đối với những người nghỉ hưu bị kết án tù có thời hạn, hoặc xử phạt hình sự trở lên, sẽ bị đình chỉ lương hưu trong thời gian ngồi tù hoặc cải tạo lao động. Sau khi mãn hạn tù hoặc cải tạo lao động thì vẫn được tiếp tục nhận lương hưu cơ bản theo mức trước khi thụ án tù hoặc cải tạo lao động, và họ sẽ được điều chỉnh lương hưu cơ bản trong tương lai”.
Điều 44 Hiến pháp Trung Quốc quy định: “Nhà nước căn cứ theo quy định của pháp luật thực hiện chế độ hưu trí đối với cán bộ công nhân viên chức làm việc tại cơ quan nhà nước và tổ chức đơn vị sự nghiệp. Cuộc sống của người nghỉ hưu được nhà nước và xã hội bảo đảm.”
Và Điều 73 Luật Lao động quy định: “Trong những trường hợp sau đây, người lao động được hưởng các quyền lợi BHXH theo quy định của pháp luật… Điều kiện, tiêu chuẩn hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động được do pháp luật và pháp quy quy định. Tiền bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng phải được chi trả đúng thời hạn và đầy đủ.”
Thêm vào đó, Luật Bảo hiểm Xã hội không yêu cầu trả lại tiền lương hưu đã nhận trong thời gian bị cầm tù. Căn cứ vào nguyên tắc luật cấp thấp hơn không được mâu thuẫn với luật của cấp cao hơn, thì chính sách này [Văn bản số 2001-44] là vô hiệu. Ngoài ra, nó đã không tuân theo quy trình lập hồ sơ được quy định trong Chương 5 của Luật Lập pháp. Những quy định trong văn bản này mặc dù làm giảm đi quyền lợi của công dân và tăng quyền lực của các cơ quan chính quyền, nhưng nó không có cơ sở pháp lý hoặc có sự hỗ trợ từ các quy định hành chính.
Ngoài ra, theo Điều 80 của Luật Lập pháp sửa đổi năm 2015 quy định: “Các quy định của cơ quan hành chính phải nằm trong phạm vi thi hành luật hoặc các quy định, quyết định hoặc mệnh lệnh hành chính của Quốc vụ viện. Các quy định mà cơ quan hành chính được ban hành mà không căn cứ trên luật, quy định hành chính, quyết định hoặc mệnh lệnh của Quốc vụ viện phải không được làm suy giảm quyền lợi của công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác, cũng như không được làm tăng nghĩa vụ của họ; và không được làm gia tăng quyền lực của cơ quan đó hoặc giảm bớt trách nhiệm của cơ quan đó theo quy định của pháp luật”.
Do đó trong văn bản số 2001-44 đã vi phạm nhiều điều luật khác nhau ở Trung Quốc và lẽ ra phải bị bãi bỏ.
Để biết thêm về các lập luận pháp lý, vui lòng tham khảo trường hợp tương tự của một học viên khác ở tỉnh Thanh Hải: “Người phụ nữ Thanh Hải tự bảo chữa cho mình tại tòa án, cục an sinh xã hội đã phải hủy bỏ vụ kiện chống lại bà”
Bài liên quan:
Người phụ nữ 80 tuổi bị ép uống nước tiểu trong khi bị giam giữ vì đức tin của mình
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/7/440997.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/13/199891.html
Đăng ngày 17-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.