Bài viết của Chương Vận, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 09-05-2022] Đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới, tháng 5 là mùa cảm ân. Cách đây 30 năm, môn tu luyện này bắt đầu được truyền xuất ra công chúng và trong 23 năm qua, ngày 13 tháng 5 hàng năm đã trở thành Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới được kỷ niệm hàng năm.
Nhân dịp đặc biệt này, các học viên Toronto đã tổ chức nhiều sự kiện trước tòa thị chính như trình diễn luyện công tập thể, biểu diễn nghệ thuật, hướng dẫn luyện công miễn phí và diễu hành. Vào buổi trưa, các quan chức đắc cử và lãnh đạo cộng đồng đã tới và phát biểu tại sự kiện. Họ cũng ca ngợi các học viên vì những nỗ lực của họ.
Ngoài ra, chính quyền thành phố đã thắp sáng bảng đèn hiệu “TORONTO” bằng ánh sáng vàng và xanh dương để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và 30 năm ngày Đại Pháp hồng truyền.
Các học viên hội họp trên quảng trường phía trước tòa thị chính thành phố Toronto vào ngày 7 tháng 5 để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và sinh nhật của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập môn tu luyện này.
Nhiều quan chức đắc cử đã tham dự sự kiện.
Các quan chức đắc cử chụp ảnh cùng các học viên
Đèn hiệu tại quảng trường tòa thị chính Toronto được thắp sáng bằng ánh sáng xanh dương và vàng để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.
Bức thư của thị trưởng thành phố
Trước sự kiện này, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Toronto đã nhận được thư chúc mừng của Thị trưởng John Tory.
Thị trưởng Toronto John Tory và bức thư của ông.
Trong thư, ông viết: “Tôi hân hạnh gửi lời chào mừng nồng nhiệt tới mọi người tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 30 của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Toronto. Xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới tất cả mọi người đang có mặt ở đây để kỷ niệm sự kiện này thông qua những câu chuyện được kể bằng vũ đạo và biểu diễn âm nhạc.”
Ông tiếp tục: “Những sự kiện như thế này đã khích lệ các cư dân kết nối với nhau và tham gia vào những hoạt động góp phần xây dựng cộng đồng. Thay mặt hội đồng thành phố Toronto, xin đón nhận lời chúc tốt đẹp nhất của tôi dành cho sự kiện đáng nhớ này và tiếp tục thành công”.
Các học viên luyện công trong loạt hoạt động của lễ hội mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới
Các tiết mục biểu diễn nghệ thuật
Sự ủng hộ bền bỉ
Cựu Thượng nghị sỹ Consiglio Di Nino phát biểu tại sự kiện
Cựu Thượng nghị sỹ Consiglio Di Nino, 84 tuổi, là một người ủng hộ nhiệt thành các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Ông cũng là một trong những người sáng lập nhóm “Những người bạn nghị sỹ của Pháp Luân Công” (Friends of Falun Gong).
Ông cho biết: “Tôi vui mừng được tham gia sự kiện này, nhưng tôi thấy buồn vì cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc. Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền trên toàn thế giới suốt 30 năm qua, nhưng các học viên vẫn bị ngược đãi vì đức tin của họ. Cuộc bức hại kéo dài 23 năm này đã gây quá nhiều đau đớn, mất mát cho các học viên cùng gia đình của họ. Như thêm dầu vào lửa, cộng đồng quốc tế vẫn cho phép điều này tồn tại. Bây giờ là lúc chúng ta phải đứng lên, yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lập tức chấm dứt thảm kịch này. Đó là tội ác chống lại loài người và mọi người cần phải trân trọng các giá trị đạo đức cơ bản.”
Ông Di Nino nhấn mạnh rằng ông rất vinh dự được có mặt tại sự kiện này: “Vừa là sự kiện kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, vừa là phản đối cuộc bức hại này. Nhiều năm qua, điều tôi đã và sẽ tiếp tục nói là các học viên Pháp Luân Đại Pháp không hề đơn độc. Tôi và rất nhiều người ủng hộ trên thế giới này sẽ kiên định đứng bên các học viên. Tôi hy vọng nhóm Những người bạn nghị sỹ của Pháp Luân Công cũng như các nghị sỹ khác trong nghị viện, sẽ hành động nhiều hơn nữa để trợ giúp các học viên.”
Ông nhấn mạnh rằng họ muốn trợ giúp các học viên bởi họ hiểu những thống khổ mà các học viên đang phải gánh chịu. Chừng nào họ cần, ông Do Nino sẽ ở đây để trợ giúp.
Hoàn cảnh sẽ cải biến
Cựu Nghị sỹ Quốc hội Wladyslaw Lizon tại sự kiện
Ông Wladyslaw Lizon, cựu Nghị sỹ Quốc hội, cho biết ông đã làm việc với các học viên mấy năm qua và mong muốn sẽ được tiếp tục cùng họ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp trong tương lai.
Ông Lizon nói: “Trong khi người dân Canada được hưởng tự do tại nơi đây thì các học viên ở Trung Quốc đang phải chịu nhiều đau khổ vì đức tin của mình. Tội duy nhất của họ đó là chiểu theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, vốn là ba chữ đã khiến thế giới này trở nên tốt đẹp hơn. Trên thực tế, nếu mọi người đều có thể hành xử theo cách này thì sẽ không còn tranh cãi hay xung đột trên thế giới này nữa.”
“Ở Canada và nhiều nước phương Tây khác, chính phủ và thường dân đều cần trợ giúp những người bị bức hại ở Trung Quốc. Có vậy, mọi người mới thực sự có quyền tự do của mình.” Ông Lizon nói ông thường nói với mọi người rằng: “Cuộc bức hại này sẽ không tồn tại lâu và thành công sẽ sớm đến.”
Bà Phùng Ngọc Lan, Chủ tịch của Liên đoàn Hồng Kông-Canada, phát biểu tại sự kiện
Bà Phùng Ngọc Lan, Chủ tịch của Liên đoàn Hồng Kông-Canada của Canada, đã ca ngợi những nỗ lực không ngừng nghỉ của các học viên để bảo vệ tự do tín ngưỡng. Bà cũng chúc mừng các học viên vì cống hiến của họ vì nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Bà mong muốn được hợp tác nhiều hơn với các học viên và chống lại sự xâm nhập của ĐCSTQ.
Giấc mơ của luật sư nhân quyền
Luật sư nhân quyền Joel Etienne
Ông Joel Etienne là một luật sư nhân quyền ở Toronto, cho biết ông đã chứng kiến các học viên đã chịu đựng thế nào suốt 20 năm qua, “Trên thực tế, nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp là những tinh anh trong nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, khoa học, kinh doanh, văn hóa và nhân quyền. Trong 30 năm qua, Pháp Luân Đại Pháp cũng khiến Canada trở nên tốt đẹp hơn.”
“Bởi vậy, tôi có một ước mơ rằng một ngày nào đó, người dân ở khắp các thành phố tại Trung Quốc có thể tự do thực hành đức tin của họ và không còn phải lo bị bức hại nữa.” Ông Etienne cho biết, ông tự tin rằng giấc mơ của mình sẽ trở thành hiện thực. Là một luật sư nhân quyền, ông đã chứng kiến các học viên bị đối xử tồi tệ như thế nào vì đức tin của mình.
Ông Etienne từng làm việc với mọi người ở mọi giai tầng xã hội và nhận xét các học viên là những công dân Canada ưu tú nhất, trung thành nhất và đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Ông thực sự muốn cảm ơn các học viên vì tài năng, dũng khí và sự bền bỉ của họ.
Ông Etienne nói ông muốn tuyên dương Pháp Luân Đại Pháp cho các cộng đồng khác. “Nhân quyền cơ bản là giá trị phổ quát và các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Canada đã hy sinh rất nhiều cho điều này. Ngoài sự xâm nhập của ĐCSTQ ở Canada, các học viên cũng lo cho thân nhân của họ ở Trung Quốc có thể bị bắt giữ hoặc kết án vì đức tin của họ. Bất cứ khi nào tôi nhận được những cuộc điện thoại về những vụ việc như vậy – thường là vào buổi chiều tối hoặc đêm khuya, tôi lại cảm nhận được nỗi đau của họ. Những người vô tội đang bị bắt giữ và tra tấn chỉ vì dám nói lên sự thật – nỗi thống khổ ấy là không thể diễn tả được.”
Ông nói: “Tuy nhiên, bất chấp khó khăn, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã nỗ lực không biết mệt mỏi để phổ biến giá trị Chân-Thiện-Nhẫn. Đó là lý do mà tôi tôn trọng các học viên Pháp Luân Đại Pháp và thực sự cảm ơn họ.”
Người qua đường: Đây là điều mà xã hội chúng ta cần
Ông Iman
Ông Iman, một thám tử tư cho biết, trước đây ông chưa từng nghe nói tới Pháp Luân Đại Pháp. Vì mong muốn mãnh liệt đề cao cảnh giới tinh thần, ông đã muốn tìm hiểu thêm thông tin. “Đặc biệt trong đại dịch này, tôi nghĩ Chân-Thiện-Nhẫn là điều xã hôi chúng ta cần nhất.”
Ông Iman nói, ông tin rằng ông rất may mắn có mặt ở đây và nghe được thông tin này. Ông cũng vui mừng được chứng kiến lễ kỷ niệm 30 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền. Ông khích lệ các học viên tiếp tục kiên trì bởi “khi người truyền người như vậy, mọi người sẽ nghe được sự thật về cuộc bức hại này”.
Cô Lucia rất ấn tượng với các tiết mục trình diễn văn hóa nghệ thuật.
Cô Lucia đến từ Ý và bạn của cô là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Cô rất ấn tượng với các tiết mục biểu diễn nghệ thuật cũng như màn diễu hành hoành tráng.
Cô Lucia đã biết tới Pháp Luân Đại Pháp qua một người bạn. Cô cho biết sự kiện này đã giúp cô hiểu hơn về môn tu luyện. Mặc dù đã biết về cuộc bức hại ở Trung Quốc, nhưng cô không khỏi bàng hoàng khi nghe về những hành động tàn bạo như thu hoạch nội tạng. Lớn nên ở châu Âu, cô từng nghĩ những câu chuyền kinh dị như vậy chỉ có thể xảy ra trong phim. Cô nói, “Vậy mà bây giờ, những câu chuyện như thế này lại xảy ra trong đời thật, nhắm vào một nhóm người chỉ đơn giản là muốn trở thành những công dân tốt hơn.”
Muốn học môn tu luyện này
Bà Josephine làm việc trong chính quyền thành phố Toronto.
Bà Josephine, một nhân viên chính phủ ở Toronto, đã trông thấy các học viên khi sang nhiều nước khác. Bà cũng ký đơn kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại này.
Khi chúc mừng các học viên nhân lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, bà Josephine cũng đặt ra một số câu hỏi và nói rằng bà dự định sẽ học các bài công pháp.
Ông Sumesh, một nhà tư vấn kinh doanh về hưu
Ông Sumesh, một nhà tư vấn kinh doanh đã nghỉ hưu, cho hay, ông rất thích xem các hoạt động của các học viên. Ông nói nó làm ông nhớ đến văn hóa Ấn Độ, vốn là một nền văn hóa có mối liên hệ sâu sắc với Thần. Ông nói cuộc bức hại ở Trung Quốc không nên xảy ra và ông hy vọng nó sẽ sớm kết thúc.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/9/442322.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/11/200456.html
Đăng ngày 14-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.