Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-02-2022] “Mẹ à, mẹ như chim bay vậy!” cô con dâu thốt lên khi nhìn thấy mẹ chồng di chuyển nhanh nhẹn giữa hai chiếc ghế đẩu cao khi lau dọn trần nhà. Còn cô ấy thì sợ hãi đến nỗi hai chân run rẩy khi leo lên chiếc ghế cao.

Người mẹ chồng này là dì Giáp. Dì đã 74 tuổi rồi nhưng trông chỉ như mới năm mươi mấy tuổi. Lưng dì thẳng, da dẻ hồng hào và đôi mắt sáng tinh anh. Nhưng 24 năm trước, dì mắc nhiều bệnh đến mức bác sĩ nói dì có thể chết bất cứ lúc nào. Trước đây dì là người chậm chạp, tự ti và không dám nói năng trước mặt người khác. Nhưng bây giờ dì nói chuyện hùng hồn, giọng rõ ràng và được người nhà tôn trọng. Tôi nói với dì: “Dì ơi, dì là minh chứng cho sự mỹ hảo của Pháp Luân Đại Pháp!”

Ở dì Giáp, tôi đã thấy được uy lực của đức tin.

Từ cận kề cửa tử đến thể chất khỏe mạnh

Dì Giáp không được học hành tử tế, do vậy dì bị cha mẹ chồng coi thường. Trong một thời gian dài, dì cảm thấy bị đối xử bất công. Dì mắc nhiều bệnh: các vấn đề về tim mạch, rối loạn dạ dày, viêm tử cung, viêm ruột kết, đau nửa đầu, v.v. Bác sĩ nói dì có thể chết bất cứ lúc nào. Vì dì nằm viện trong thời gian lâu nên gia đình đã mắc nhiều khoản nợ để trả cho chi phí y tế của dì. Đôi lúc, dì chạy đến một nơi vắng người và hét lên. Thậm chí dì còn có suy nghĩ tự vẫn. Chồng dì nói: “Bà như ma vậy, ai trông thấy bà cũng sợ“.

Lúc đó dì thậm chí còn chưa đến 50 tuổi. Dì cao 1m66 nhưng nặng chỉ có 47 kg. Khuôn mặt dì đen sạm. Bà con bên chồng gặp dì lần đầu đã chê bai với cha chồng của dì rằng: “Sao con của bác đi cưới một người già như mẹ của nó vậy?” Họ cho rằng dì già nua, xấu xí.

Khi dì ở thời điểm khủng hoảng nhất thì một người bạn đã khuyên dì thử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Vì dì không biết chữ nên chỉ lắng nghe khi các học viên đọc các bài giảng Pháp. Khi người học viên đọc cho dì nghe không còn thời gian nữa, dì đã lo lắng đến phát khóc. Rồi dì ngủ thiếp đi và khi tỉnh lại, dì phát hiện ra mình có thể đọc được các bài giảng mà không sai lỗi nào.

Sau khi dì tu luyện Đại Pháp được ba ngày, tất cả bệnh tật của dì đều khỏi. Dì cảm thấy nhẹ nhàng khi bước đi. Lúc dì Giáp còn nhỏ, dì có ba khoảng trống trên xương đòn, lớn đến mức ngón tay có thể xuyên qua. Nó khiến dì đau nhức đến nỗi chỉ ngủ được hai tiếng mỗi đêm. Ngày thứ hai sau khi tu luyện Đại Pháp, khi đang luyện bài tĩnh công thiền định, dì nghe thấy ba tiếng kêu “rắc rắc”, kể từ đó lưng của dì không xuất hiện vấn đề gì nữa.

Bây giờ, mặc dù đã hơn 70 tuổi, nhưng dì còn khoẻ hơn cả thanh niên. Thậm chí dì có thể leo lên mái nhà để quét dọn tuyết. Khi hàng xóm trông thấy dì, họ lo lắng dì có thể bị ngã. Dì nói với họ: “Tôi là học viên và Sư phụ Lý (Nhà sáng lập Đại Pháp) sẽ bảo hộ tôi. Tôi sẽ không sao đâu“.

Thiện giải oán duyên

Sư phụ Lý giảng:

“tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, dì Giáp đã cố gắng chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để hành xử. Dần dần dì đã không còn oán hận gia đình chồng vì đã đối xử tệ với dì. Trong số ba người con dâu, dì là người hiếu kính nhất với cha mẹ chồng.

Trong đợt dịch SARS năm 2003, dì đã đạp xe hơn 100 dặm (160 km) để mang thức ăn đến cho cha mẹ chồng. Họ không thể tự chăm sóc bản thân, nhà cửa dơ bẩn và hôi hám. Không ai muốn giúp họ – chỉ có dì Giáp là chăm sóc tốt cho họ.

Sau này, dì còn đưa cha mẹ chồng về nhà để có thể chăm sóc cho họ. Cha chồng của dì bị lãng tai. Dì căn dặn con trai và con dâu luôn mỉm cười trước mặt ông cụ ngay cả khi tâm trạng không vui để ông cụ dù không thể nghe thấy nhưng vẫn cảm thấy vui vẻ.

Cha mẹ chồng của dì Giáp có ba người con trai và chồng của dì là con trai thứ hai. Sau khi cha mẹ chồng qua đời, người anh cả và cậu em út bên chồng cũng qua đời. Tài sản thừa kế rơi vào tay hai người con trai của người anh cả đã khuất. Hai anh em cãi nhau về tài sản thừa kế và nhờ dì Giáp phân xử. Dì thuyết phục họ nên bằng lòng với phần tài sản được hưởng. Dì hoàn toàn không nhớ đến việc vợ chồng dì cũng có phần trong tài sản thừa kế này, tuy vậy vợ chồng dì đã từ bỏ.

Một người tu luyện, cả gia đình được thụ ích

Dì Giáp nói với gia đình: “Tôi đã tu luyện Đại Pháp nhiều năm như vậy, có ai trong nhà mắc bệnh và đến bệnh viện chưa?” Kỳ thực, cả gia đình dì Giáp đã thụ ích rất nhiều và đắc phúc báo vì họ tin Đại Pháp là tốt.

Cháu gái của dì bị ngã từ mái nhà lúc mới lên năm và bị thương ở xương bánh chè. Dì Giáp cùng cháu luyện bài tĩnh công thiền định. Ba ngày sau, cháu đã có thể ra ngoài vui đùa. Cháu bé đã hoàn toàn hồi phục.

Chị dâu của dì Giáp mắc bệnh tiểu đường và da của bà bị mưng mủ và bốc mùi hôi. Dì đã đưa chị dâu về nhà luyện công và lau rửa vết thương. Ba ngày sau, người chị dâu có thể chạy xe đạp và quay về nhà sau hai tuần khi đã hoàn toàn hồi phục.

Lời kết

Ở Trung Quốc ngày nay, người ta khó tìm được cách chữa bệnh và còn phải trả rất nhiều tiền cho hoá đơn điều trị. Một căn bệnh nặng có thể tiêu tốn sạch tiền tiết kiệm của cả gia đình. Dù cho bạn giàu, bạn cũng không thể làm gì được nếu mắc bệnh nan y. Ngay cả một người khỏe mạnh, khi gặp mâu thuẫn và bị đối xử bất công, thì căm phẫn trong tâm sẽ càng tệ hơn. Bao nhiêu gia đình đã trở mặt nhau khi phân chia tài sản, tệ hơn nữa là kiện nhau tới toà án?

Pháp Luân Đại Pháp thu hút vô số người đến học vì lợi ích sức khỏe và đề cao đạo đức. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã có được cuộc đời thứ hai. Đại Pháp chỉ dạy học viên Thiện đãi người khác, không theo đuổi danh, lợi. Các học viên đã cải thiện các mối quan hệ và gia đình họ trở nên hoà thuận hơn sau khi họ tu luyện. Đây là uy lực của đức tin và dì Giáp là một minh chứng sống. Những ví dụ như thế này trong số các học viên Pháp Luân Đại Pháp là nhiều không kể xiết.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/20/439167.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/25/199311.html

Đăng ngày 07-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share