Bài viết của Cao Oa, đệ tử Đại Pháp tại Nội Mông Cổ

[MINH HUỆ 16-12-2021] Năm 2017 tôi bước vào tu luyện Đại Pháp, nhưng tôi mới chỉ hiểu được tu luyện chân chính là thế nào vào ba năm trước. Tôi muốn kính cáo lên Sư phụ một vài thể ngộ trong tu luyện của bản thân mình và giao lưu cùng các đồng tu.

Tu luyện một cách chủ động

Tôi thuộc tộc người Mông Cổ, tổ tiên nhiều đời đều sinh sống trên thảo nguyên. Sau này, bố mẹ tôi chuyển đến thành thị và tôi dần dần học hiểu Hán ngữ, có thể nói hai thứ tiếng Mông Cổ và Hán ngữ. Lúc đầu là mẹ yêu cầu tôi học Đại Pháp.

Mẹ tôi có chức vụ cao, bà nói: “Pháp này là tốt, con nhất định cần học, không học không được!”. Từ nhỏ mẹ đối với tôi đã nghiêm khắc nên tôi chỉ đành miễn cưỡng theo học cùng bà. Mỗi ngày gồng mình cắn răng chịu đựng học một bài giảng cuốn Chuyển Pháp Luân. Lúc rời khỏi mẹ, tâm tình tôi sẽ cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái. Mẹ bảo tôi học thuộc Luận Ngữ, tôi nói: “Nhớ không được”. Mẹ nói: “Không nhớ được cũng phải nhớ, mấy ngày sau sẽ kiểm tra con!”. Vì để ứng phó, tôi tỏ ra rất không tình nguyện mà học thuộc Luận Ngữ. Giai đoạn này, Sư phụ từ bi nhiều lần điểm hóa cho tôi, để tôi chân tâm tu luyện Đại Pháp, nhưng tôi không để tâm, cảm thấy việc tu Phật cách tôi quá xa xôi. Ai có thể tu thành đây?

Tôi mở cửa hàng nhỏ, trong tư tưởng đều chú ý đến nó, cả ngày nghĩ xem kiếm tiền thế nào. Tuy nhiên có một hôm, phát sinh một sự việc khiến tôi cải biến cách nghĩ của bản thân, tôi cho rằng đây là Sư phụ khiến tôi bước vào tu luyện Đại Pháp mà an bài.

Đó là vào một buổi chiều mùa xuân, khi tôi kiểm tra thiết bị điện cho khách hàng, đột nhiên bị điện giật, điện áp 220V khiến tôi ngây ra, tôi đứng thẳng bất động. Người xung quanh giống như không nhìn thấy, nhưng toàn thân tôi run rẩy, tim đập loạn xa, nếu như tiếp tục thêm vài giây nữa thì tôi có thể sẽ chết rồi. Lúc này nhân viên cửa hàng đến dập công tắc xuống, lúc đó tôi liền nằm gục trên mặt đất.

Sau khi sự việc xảy ra, tôi hỏi nhân viên quán: “Sao lúc đó cô lại dập công tắc?”. Cô nói: “Tôi cũng không biết nữa”. Tôi nghĩ là Sư phụ đã cứu tôi. Nếu như không có Sư phụ bảo hộ, mệnh tôi liền kết thúc rồi! Vì vậy tôi đã chuyển nhượng lại cửa hàng và hạ quyết tâm tu Đại Pháp cho tốt.

Tuy nhiên, khi tôi chân chính bước vào tu luyện Đại Pháp, cựu thế lực tà ác liền trăm phương nghìn kế ngăn cản tôi, không cho tôi đắc Pháp. Lúc tôi bước xuống cầu thang vào buổi tối, đột nhiên chân bước hụt, ngay lập tức ngã xuống. Cơ chân trái bị thương nghiêm trọng. Tôi lập tức nghĩ: “Không sao. Khẳng định không sao!”. Mặc dù trước đó tôi không tu luyện tốt nhưng một vài nội dung trong sách Đại Pháp tôi vẫn còn nhớ rõ.

Sư phụ giảng:

“… tốt xấu xuất tự một niệm của người ta”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi liền nghĩ: “Không sao. Khẳng định không sao!”. Tôi gắng nhẫn chịu và đứng lên đạp xe đến quán ăn. Kết quả thật đúng là không có chuyện lớn nào cả.

Trước tu luyện, tôi phải đeo kính cận nặng. Lúc học Pháp, cảm giác gọng kính áp chặt vào, chỉnh đi chỉnh lại thành vặn cong cả ra. Tôi nghĩ đến Pháp của Sư phụ:

“… chư vị thấy có ông Phật, ông Đạo ngồi ngậm điếu thuốc lá không? Đâu có chuyện ấy?” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ: “Đúng rồi, Phật Đạo Thần đâu có đeo kính đâu. Mình tu Phật mà, cũng nên tháo kính ra”. Tôi liền xin Sư phụ: “Xin Ngài giúp con bỏ kính xuống, như vậy đọc Pháp sẽ thuận tiện hơn”. Sau đó có lần tôi [chuẩn bị] đọc Pháp, tìm kính mà chẳng thấy đâu. Mặc dù không có kính nhưng lúc đọc Pháp chữ trên sách cũng không mờ một chút nào, cũng không nhòe bóng, mỗi chữ đều to như mắt trâu vậy. Tôi mười phần cao hứng. Là Sư phụ từ bi đang chăm sóc cho tôi.

Từ đó trở đi, mỗi ngày tôi đều học Pháp không cần mẹ thúc giục nữa mà tự chủ động học. Mỗi ngày học hai đến ba bài giảng Chuyển Pháp Luân. Động công và tĩnh công thường xuyên luyện hai lần mỗi ngày. Có thời gian rảnh liền học Pháp, luyện công. Có một đoạn thời gian dài, mỗi ngày tôi đều học thuộc Luận Ngữ. Mỗi khi đọc đến câu cuối cùng: “làm người tu luyện, mà đồng hoá với Ông thì chư vị chính là bậc đắc Đạo: Thần” không biết vì sao lại không kìm được mà rơi nước mắt.

Sau này khi tinh tấn tu luyện, các loại bệnh tật bất tri bất giác đều khỏi. Trạng thái tinh thần cũng tốt lên, cả ngày đều cười ha ha.

Mang phúc âm của Đại Pháp đến với người Mông Cổ

Tôi bước vào Đại Pháp muộn, tu luyện cá nhân và chứng thực Pháp dung hòa làm một. Mỗi ngày đã học Pháp, còn cần luyện công, phát chính niệm, ra ngoài giảng chân tướng cứu người, nấu cơm, chăm sóc người già,v.v. Mặc dù cảm thấy rất mệt rất khổ nhưng có Sư phụ ở đây thì không gì có thể cản trở được.

Tôi cảm thấy điều khó nhất trong ba việc chính là giảng chân tướng cứu người. Lúc bắt đầu không biết giảng chân tướng như thế nào. Sau khi theo mẹ ra ngoài mấy lần, trong tâm tôi đã có chút nản.

Mẹ là đệ tử Đại Pháp lâu năm, mặt đối mặt giảng chân tướng không sợ hãi, rất tự nhiên, khuyên tam thoải hầu như giảng cho một người là thoái một người. Đặc biệt là lúc gặp người Mông Cô, bà cũng sẽ nói đi nói lại rằng: “Nhất định cần nhớ kỹ Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!”. Có lúc mẹ giảng chân tướng cho người ta, tôi liền đứng một bên phát chính niệm. Bởi vì khi vừa bắt đầu ra ngoài cứu người tôi có tâm sợ hãi, tôi sẽ đứng cách mẹ hơi xa một chút, sợ người khác nhìn ra rằng hai người chúng tôi cùng một nhà. So với mẹ đúng là khác biệt quá lớn rồi! Nhưng chỉ cần tôi muốn cứu người, Sư phụ liền giúp tôi. Vì lúc bắt đầu tôi không dám mở miệng giảng, dần dần tôi cũng dám làm. Tôi nghĩ, trạng thái của người tu luyện sẽ có lúc không tốt, nhưng không thể cứ mãi ở trong trạng thái không tốt, cần có trách nhiệm với bản thân, chính là cần nhanh chóng đột phá tự ngã, cải biến trạng thái không tốt.

Thuận theo việc không ngừng học Pháp và đề cao, tôi có thể tự mình ra ngoài giảng chân tướng. Khi đến bước này, tôi cảm thấy rất hài lòng. Lúc giảng chân tướng thất bại, tôi liền xin Sư phụ: “Xin Sư phụ an bài mang những người hữu duyên đến trước mặt con”. Sư phụ thật sự đã giúp tôi. Nhiều lần tôi giảng chân tướng rất thuận, tam thoái cũng dễ dàng. Lúc đó không chỉ tâm sợ hãi nhỏ đi mà tâm tính và biến hóa thân thể đều sẽ đề cao. Tôi cùng mẹ là một chỉnh thể, chúng tôi thường xuyên cùng nhau ra ngoài giảng chân tướng. Lúc mẹ giảng, tôi có thể đứng trước mẹ, mẹ giảng tôi phát chính niệm. Khi mẹ giảng chân tướng mà có chỗ không nói đến, tôi liền bổ sung thêm. Chúng tôi chính niệm rất mạnh, hiệu quả cũng tốt.

Có lúc mẹ không ra ngoài, tôi liền ra ngoài một mình giảng. Tôi đi đến quán xá, siêu thị, đến cửa hàng giảng. Có lúc không cần phải mua gì nhưng cũng mua một chút, sẽ dễ có cơ hội mở lời. Chỉ cần một khi mở lời, giảng chân tướng khuyên tam thoái sẽ rất tự nhiên.

Có một đoạn thời gian, tôi cảm thấy rằng thân thể có chút mỏi mệt, mỗi ngày ra ngoài giảng chân tướng về nhà sẽ rất khó chịu, lên cầu thang rất lao lực, thân thể mệt mỏi. Tôi nghĩ: “Pháp học không ít, chính niệm phát không ít. Tại sao lại xuất hiện trạng thái này vậy? Đây có phải là trạng thái của đệ tử Đại Pháp không?”

Sư phụ giảng:

“… tuy rằng không cho phép chư vị phiêu [đãng bay] lên, nhưng chư vị sẽ cảm thấy thân nhẹ nhàng, như đi trên gió vậy. Trước đây đi mấy bước là mệt, hiện nay đi [bộ] xa mấy cũng cảm thấy rất nhẹ nhàng, đạp xe đạp cảm thấy như có người đẩy, leo bậc thang cao mấy cũng không mệt; đảm bảo sẽ như vậy.”

Tôi nghĩ tại sao mình lại không có trạng thái này vậy? Tôi nên có trạng thái này ngay khi bước vào tu luyện. Vấn đề cơ bản của tôi vẫn không được giải quyết, khẳng định là học Pháp không đắc Pháp.

Sư phụ giảng:

“Chúng tôi vẫn giảng ‘Pháp luyện người’ phải không? Chư vị [sẽ] phát hiện rằng lúc bình thường thì chu thiên ấy vẫn liên tục tuần hoàn; [lúc] chư vị không luyện, thì khí cơ được gắn ở bên ngoài, tức là một tầng các mạch lớn bên ngoài đang kéo thân thể chư vị luyện theo, đều là tự động. Nó cũng [vận] chuyển ngược lại, [vận] chuyển cả hai chiều xuôi ngược, vào mọi thời khắc đều đang thông mạch cho chư vị.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đột nhiên bừng tỉnh, giờ đây khí cơ trong thân thể tôi 24 giờ đều đang vận chuyển, còn có thể bay lên. Mặc dù bây giờ không bay lên, nhưng cũng không thể xuất hiện trạng thái nặng nề khi đi đường và cảm thấy mệt mỏi nữa! Tôi ngộ ra rằng tôi tu không tốt, uy lực của Pháp liền không thể triển hiện trên thân tôi. Tôi liền phát chính niệm: “Cơ chế trong thân thể ta thời thời khắc khắc đang vận chuyển, ta cần thanh trừ hết thảy toàn bộ nhân tố bất chính, những gì mà lao lực mệt mỏi đều không thuộc về ta. Ta không cần những thứ này. Ta cần toàn thân nhẹ nhõm. Đây chính là lựa chọn của ta”.

Không lâu sau đó, thật sự là tôi toàn thân nhẹ nhõm, cảm giác mệt mỏi cũng không có nữa.

Thành phố tôi sống, người Mông Cổ, người Hán đều có. Lúc giảng chân tướng, tôi nguyện ý giảng cho người Mông Cổ. Bởi vì người Mông Cổ thuần phác thiện lương, không có gian xảo và đa nghi giống người Hán. Gặp người Mông Cổ nói tiếng Mông, trong tâm có loại cảm giác thân thuộc gần gũi, đối phương cũng cảm thấy thân thiết, đáng tin, cùng huyết mạch và dân tộc, tâm lý tương thông, không cần khách sáo, nói mấy lời đối phương liền nhẫn nghe tôi giảng chân tướng Đại Pháp và làm tam thoái. Có người Mông Cổ nói tiếng Hán, người như vậy giảng ra sẽ càng dễ dàng hơn, dùng xen kẽ Hán ngữ lẫn tiếng Mông Cổ hiệu quả cũng tốt. Khó nhất chính là người Mông Cổ một chút Hán ngữ cũng không hiểu. Bạn nói với họ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” thì rất vất vả. Bởi vì bốn từ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” không thể phiên dịch thành tiếng Mông Cổ, cần phải dùng Hán ngữ nói mới có lực lượng của Pháp. Điều này đối với những người Mông Cổ không biết tiếng Hán mà nói bằng như là học ngoại ngữ, mức độ khó khăn rất lớn. Nhưng tôi thường xuyên gặp được người như vậy.

Có một lần, tôi nhìn thấy hai cụ bà mặc trang phục người Mông Cổ, tôi dùng tiếng Mông Cổ hỏi họ: “Các cụ đang làm gì thế?”. Họ nói: “Đến khám bệnh”. Người Mông Cổ đa số là tín Phật, họ thích nghe nhất là những lời may mắn như: Trên trời có lão Phật gia bảo hộ, cát tường, mệnh lâu trăm tuổi v.v. Tôi nói với họ: “Cụ hãy nhớ kỹ Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo” sẽ cát tường như ý, mệnh lâu trăm tuổi nhé“. Tuy nhiên, một chút Hán ngữ họ cũng không hiểu, tôi liền dùng tiếng Mông Cổ nói: “Bảo nhật hận cấn dĩ đặc(tức là tin vào Phật ở trên trời), Chân-Thiện-Nhẫn là Phật Pháp tối cao, nhớ kỹ Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo sẽ cát tường như ý, mệnh lâu trăm tuổi”. Hai người họ giống như đứa trẻ học nói vậy, học từng từ từng từ một, có từ khó phát âm, mất một lúc lâu mới có thể nói được. Tôi dạy họ thời gian lâu, họ mới nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Sau đó, tôi đưa bùa hộ mệnh tặng cho họ. Nhìn thấy bóng họ đi xa, trong tâm tôi đặc biệt vui vẻ.

Có lần đi trên đường, tôi nhìn thấy những người mặc trang phục Mông Cổ, tôi đến trước mặt họ, mở miệng chào hỏi thân thiết, tôi dùng tiếng Mông Cổ nói: “Xin chào…”. Sau đó nói với họ chân tướng Đại Pháp và tam thoái, người Mông Cổ nội tâm tương đối kiền tịnh. Người Hán thường nói người Mông Cổ là “một khối thịt”, ý tứ là tư tưởng đơn thuần, lời nói không vòng vèo dối trá. Càng là người đơn thuần thì càng dễ dàng tiếp thụ chân tướng Đại Pháp. Tôi còn nói với họ: “Quay về hãy nói với người nhà và họ hàng của bạn nhớ kỹ rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo để dân tộc Mông Cổ chúng ta đều đắc được phúc báo nhé!”.

Có lần họ hàng thân thuộc từ xa đến nhà, tôi mang ly trà sữa thơm ngon vừa đưa cho họ vừa giảng chân tướng Đại Pháp. Có lúc tôi đi đến thăm người bệnh ở bệnh viện nói tiếng Mông Cổ, thì gặp được rất nhiều người Mông Cổ đến khám bệnh, tôi liền giảng chân tướng Đại Pháp cho họ. Thời gian lâu dần, có bác sĩ và y tá cũng quen biết tôi. Tôi cũng giảng chân tướng làm tam thoái cho họ.

Có lúc tôi đi trên đường, không kể là gặp phụ nữ lớn tuổi người Mông Cổ, hoặc gặp chú lớn tuổi, hay là gặp cô gái trẻ tuổi), tôi đều nhiệt tình bước đến, dùng lễ tiết của người Mông Cổ chào hỏi. Sau đó giảng chân tướng cho họ, ngôn ngữ thông suốt dễ hiểu, giảng một người thoái một người.

Tôi giống như chú chim cát tường trên thảo nguyên, không kể là đi đến đâu, đều mang “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” đến đó, để phúc âm của Pháp Luân Đại Pháp mang đến cát tường như ý cho chúng sinh trên khắp thảo nguyên, để họ mệnh lâu trăm tuổi.

Con xin cảm tạ Sư phụ tôn kính!

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/16/434807.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/5/199072.html

Đăng ngày 04-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share