Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh

[MINH HUỆ 31-12-2021] Trong tình huống Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh và Đại hội đại biểu lần thứ 20 của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp diễn ra, các nơi ở Trung Quốc đang tiến hành cái gọi là chiến dịch “Xóa sổ” để nhắm vào người tu luyện Pháp Luân Công. Theo những gì tôi biết, đây là một chiến dịch lớn và có sự tham gia của mọi cấp chính quyền, từ thành phố, quận, huyện, tiểu khu, ủy ban khu phố và đồn công an địa phương.

Các nhà chức trách đã dựng lên một bảng câu hỏi và cảnh sát sử dụng nó để thẩm vấn từng học viên. Toàn bộ quá trình thẩm vấn được ghi âm lại và lưu làm “bằng chứng”. Có ba câu hỏi trọng tâm đó là: “Bạn có còn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không? Bạn có nghĩ rằng Pháp Luân Đại Pháp là một tà giáo không? Bạn nghĩ gì về Sư phụ Lý Hồng Chí?”

Trong trường hợp của tôi, đầu tiên họ chỉ định lãnh đạo cơ quan gây áp lực với tôi trước khi họ đến nơi tôi làm việc. Các đồng nghiệp đã báo trước cho tôi biết thư ký của tà đảng tại đơn vị sẽ đến nói chuyện với tôi vào ngày hôm sau, việc này giúp tôi có cơ hội chuẩn bị trước những gì cần nói.

Tối hôm đó, tôi cẩn thận sắp xếp lại những tư tưởng và niệm đầu của mình. Tôi cảm thấy đây sẽ là một đại quan đối với tôi, nhưng đồng thời cũng là cơ hội để tôi chứng thực Đại Pháp và giảng chân tướng.

Sư phụ giảng:

“Vậy nên không được coi tất cả những vấn đề xuất hiện đều là can nhiễu đến việc chính của chư vị, can nhiễu đến bản thân học Pháp, can nhiễu đến việc bản thân [chư vị] giảng chân tướng. Không phải như vậy; [khi] xuất hiện vấn đề là cơ hội giảng chân tướng”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [2006], Giảng Pháp tại các nơi VII)

Tôi nghĩ rằng mình cần loại bỏ suy nghĩ về việc bị cựu thế lực can nhiễu. Miễn là tôi có thể đạt đến được trạng thái “có Pháp trong tâm” và “dĩ Pháp vi Sư” trong suốt quá trình này thì tôi sẽ có thể vượt qua khảo nghiệm.

Trước tiên, tôi cần loại bỏ tâm tranh đấu và không hành động như thể chống đối lại các quan chức đang chất vấn tôi. Nếu không, nó sẽ mang đến những phiền toái không cần thiết cho công việc, cuộc sống và các cơ hội chứng thực Pháp trong tương lai của tôi. Tiếp đến, tôi cũng chuẩn bị để giảng cho họ nghe trên phương diện hiệu quả chữa bệnh khỏe người mà Pháp Luân Đại Pháp mang lại.

Sư phụ giảng:

“Bởi vì nhận thức Pháp đều là nhận thức theo từng bước, chư vị lập tức giảng rất cao, thì họ sợ. Chư vị có thể giảng, nói rằng Pháp này tốt lắm, có hiệu quả rất tốt với sức khoẻ thân thể người ta, đều có chỗ tốt cho thân tâm con người, khiến đạo đức con người thăng hoa trở lại. Rằng cuốn sách này hay lắm, các vị muốn xem thử không? Hoặc các vị tìm hiểu thêm chút nữa không?”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2004)

Tiếp đến tôi sẽ thực hành theo “Chân” – một trong ba đặc tính: Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi sẽ không né tránh bất kỳ câu hỏi nào của họ và sẽ nói ra suy nghĩ chân thật của mình. Sau đó, tôi phát chính niệm và trong tâm cầu xin Sư phụ gia trì.

Vào lúc 10h30 sáng ngày hôm sau, tôi được thông báo rằng bí thư tà đảng muốn tìm tôi nói chuyện. Tôi cũng nghe nói đã có 8 người từ các cơ quan chính phủ khác nhau đến nơi làm việc của tôi để thông báo về chiến dịch “Xóa sổ”. Vị bí thư này vừa mới chuyển đến khu vực của chúng tôi năm ngoái và không biết nhiều về tình hình của tôi.

Anh ấy bắt đầu nói với tôi về các yêu cầu của chiến dịch “Xóa sổ” – đây là một chiến dịch được chỉ đạo từ một cấp của chính quyền cấp trên. Sau đó anh ấy hỏi tôi có còn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không. Tôi chỉ trả lời đơn giản là có luyện. Anh ấy hỏi tại sao tôi lại tập môn này, tôi nói rằng Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại cho tôi những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Anh ấy không tranh luận gì thêm nữa.

Nhưng để có thể báo cáo với cấp trên, vị bí thư này đã cố gắng thuyết phục rằng tôi có thể tiếp tục tu luyện, nhưng không nhất định cứ phải nhấn mạnh mình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vì một số các động tác trong Pháp Luân Công như đả tọa thì ở các môn khí công khác cũng có. Tôi kiên quyết phủ nhận điều này, bởi vì mỗi môn tu luyện đều có những đặc điểm riêng, nhưng tôi chỉ được thụ ích khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và tôi không thể làm trái với lương tâm của mình khi nói rằng đó là một môn khí công khác. Tại nơi làm việc, tôi có tiếng là người trung thực, nghiêm túc trong công việc nghiên cứu và không bao giờ nói dối.

Đối với câu hỏi Pháp Luân Đại Pháp được gọi là một tà giáo, tôi nói rằng không có cơ sở pháp lý nào cho điều này: “Thứ nhất, Pháp Luân Đại Pháp không nằm trong số 14 tà giáo đã được Bộ Công an Trung Quốc liệt kê, thông tin này được công khai trên Internet. Thứ hai, không có luật, quy định hoặc văn bản chính thức nào xác định Pháp Luân Đại Pháp là một tà giáo”. Những gì tôi nói khiến anh ấy bị bất ngờ.

Tôi nói rằng nếu anh không tin tôi, anh có thể đến các bộ phận liên quan để lấy tài liệu, và nếu có văn bản pháp lý nào tuyên bố Pháp Luân Đại Pháp là một tà giáo thì tôi muốn xem và thảo luận thêm về vấn đề này.

Tôi cũng nói với anh ấy rằng vụ tự thiêu ở Thiên An Môn là giả, nó đã được ĐCSTQ dàn dựng để bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp, điều này đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) giải thích trên trang web chính thức của mình. Tôi chứng minh cho anh ấy thấy từ ba khía cạnh: “Thứ nhất, cơ thể của Vương Tiến Đông đã bị cháy đến mức như vậy nhưng chai Sprite chứa xăng giữa hai chân anh ta vẫn còn nguyên vẹn sau vụ tự thiêu. Thứ hai, Quảng trường Thiên An Môn rất rộng lớn, cảnh sát không thể tìm thấy nhiều bình chữa cháy và chăn trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Khả năng duy nhất là họ đã chuẩn bị từ trước ở đó. Thứ ba, nếu Lưu Tư Ảnh đã trải qua phẫu thuật mở khí quản thì cô bé sẽ không thể nói được”. Anh ấy đã thực sự bị chấn động. Tôi nói với anh ấy một cách rất tự tin: những gì tôi nói hôm nay đều có tài liệu làm minh chứng và anh có thể tự mình kiểm tra.

Vị bí thư lại đến nói chuyện với tôi vào ngày hôm sau. Anh ấy xác nhận rằng cô bé Lưu Tư Ảnh thực sự đã nói chuyện sau khi được cho là phẫu thuật mở khí quản. Sau đó anh ta lấy ra một tài liệu từ Văn phòng Quản lý toàn diện của quận và nói rằng văn bản này có đề cập đến Pháp Luân Đại Pháp là một tà giáo. Tôi trả lời: “Văn phòng Quản lý toàn diện chỉ là một cơ quan hành pháp, nó có thể tự chế định ra các quy tắc và quy định riêng miễn sao phù hợp với quy định của chính quyền cấp cao hơn, nhưng nó không có thẩm quyền nhận định Pháp Luân Đại Pháp là một tà giáo.

“Văn bản này không chỉ ra được là nó căn cứ trên điều luật nào nên không có ý nghĩa. Cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp đã có tác động lớn đến cộng đồng quốc tế, vì vậy nếu không thể tìm thấy tài liệu chính thức, thì điều đó có nghĩa là không có văn bản chính thức liên quan nào tuyên bố Pháp Luân Đại Pháp là một tà giáo”.

Sau đó, anh ấy nói rằng Tòa án tối cao và Viện Kiểm sát tối cao đã có các giải thích tư pháp về vấn đề này. Tôi phản bác lại: “Theo luật pháp, quyền lập pháp và quyền giải thích tư pháp thuộc về Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Các giải thích tư pháp của Tòa án tối cao và Viện Kiểm sát tối cao không có giá trị”.

Anh ấy nói rằng rất nhiều điều là dựa trên các giải thích tư pháp của Tòa án tối cao và Viện Kiểm sát tối cao. Sau đó, tôi nhân cơ hội này để giảng cho anh ấy biết cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp hoàn toàn là ý muốn cá nhân của Giang Trạch Dân. Những người tiền nhiệm của ông là Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, chưa bao giờ nói gì về điều này. Lệnh số 50 của Tổng cục Báo chí và Xuất bản thậm chí còn dỡ bỏ lệnh cấm xuất bản đối với các sách của Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi cũng thảo luận về một số vấn đề chính trị: “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp không có tổ chức chính trị. Đại Pháp đã hồng truyền khắp thế giới gần 30 năm qua. Pháp Luân Đại Pháp chưa bao giờ nói rằng họ muốn lật đổ ĐCSTQ, nhưng chúng tôi nói rằng ĐCSTQ đã lừa dối nhiều điều và người ta không nên tin vào những gì nó nói. Tất cả những tuyên bố của ĐCSTQ về Pháp Luân Đại Pháp đều là sai sự thật”.

Về cơ bản, vị bí thư đồng ý với quan điểm rằng không nên tin mọi điều ĐCSTQ nói. Anh ấy đã biết Pháp Luân Đại Pháp là gì và bày tỏ sự khen ngợi ở mức độ nhất định đối với khả năng tư duy và am hiểu chân tướng của tôi.

Vào ngày thứ ba, ban đầu có một cảnh sát và trưởng ban khu phố đến nói chuyện với tôi. Họ đã biết sơ lược về tôi thông qua người quản lý của tôi và có vẻ hơi bất lực khi đối mặt với ý kiến của tôi cho rằng cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp là không có cơ sở pháp lý. Họ liên tục nhấn mạnh rằng họ không quan tâm tôi có tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hay không, họ chỉ đang tuân theo các yêu cầu của cấp trên và hy vọng rằng tôi sẽ hợp tác với họ.

Tôi đã cố gắng duy trì tâm thái bình hòa trong suốt quá trình này, nhưng lập trường của tôi rất vững vàng: “Tôi sẽ không làm trái lương tâm của mình, tôi sẽ không nói dối khi được hỏi bất kỳ câu hỏi nào và câu trả lời của tôi chính là suy nghĩ thật của tôi”. Sau đó, họ cố gắng đe dọa tôi: “Nếu anh không hợp tác với chúng tôi, chúng tôi sẽ báo cáo trường hợp của anh và anh có thể bị bỏ tù. Công việc của vợ anh và thậm chí cả tương lai của con cái anh đều sẽ bị ảnh hưởng”.

Tôi đã bảo trì chính niệm trong suốt thời gian đó, trong tâm chỉ ôm giữ một niệm: Tôi hy vọng rằng thông qua ngôn hành của mình có thể triển hiện được những phẩm đức chân thực của một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi sẽ không từ bỏ niềm tin của mình vào Chân-Thiện-Nhẫn. Đồng thời, tôi cũng cầu xin Sư phụ giúp đỡ.

Một giờ rưỡi sau, tình thế đã xoay chuyển. Chủ tịch quận và trưởng công an quận đến nói chuyện với tôi, họ yêu cầu những người khác rời khỏi phòng. Vị chủ tịch quận nói với tôi rằng ông ấy sẽ không ép buộc tôi nói dối và bày tỏ sự tôn trọng đối với những người nói lên sự thật. Trưởng công an quận cũng bày tỏ rằng không có gì sai khi tin vào Chân-Thiện-Nhẫn và nói rằng tôi có thể tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và có thể giữ tài liệu và sách Đại Pháp trong nhà.

Tôi gật đầu cảm ơn họ vì đã không ép buộc tôi nói dối. Sau đó, họ hỏi tôi một số câu hỏi không liên quan gì đến ba câu hỏi được coi là trọng tâm rồi bảo tôi về nhà. Vì vậy, vấn đề đã được giải quyết, nó khiến tôi nhớ đến một bài thơ của Sư phụ:

“… Đệ tử chính niệm túc

Sư hữu hồi thiên lực”. (Sư Đồ Ân, Hồng Ngâm II)

Tạm dịch:

“… Đệ tử chính niệm đủ

Thầy có lực hồi thiên”. (Sư Đồ Ân, Hồng Ngâm II)

Tôi nghĩ kết cục viên mãn này có được là nhờ hai yếu tố. Một là tôi không có tâm tranh đấu ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt ba ngày thẩm vấn. Thứ hai, tôi coi đó như một cơ hội để chứng thực Pháp và giảng chân tướng. Thông qua ngôn hành của mình, tôi đã thể hiện với tất cả những người tôi nói chuyện rằng dù chịu đựng áp lực lớn đến đâu thì các học viên Pháp Luân Đại Pháp vẫn giữ vững một phẩm hạnh là Chân, điều này rất hiếm có trong xã hội ngày nay. Ngoài ra, tôi đã có thể giải thích thành công với họ rằng không có cơ sở pháp lý nào cho cuộc bức hại.

Trên đây là thể ngộ của cá nhân tôi ở tầng thứ sở tại. Nếu có điều gì không phù hợp, xin các đồng tu vui lòng chỉ chính.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/31/435944.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/11/198078.html

Đăng ngày 30-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share