Bài viết của một tiểu tổ học Pháp tại Trung Quốc đại lục
[MINH HUỆ 02-03-2022] Năm ấy, dịch bùng phát, các đệ tử trong nhóm học Pháp của chúng tôi không hề giải đãi, mà các đồng tu vẫn phối hợp giảng chân tướng. Dưới đây xin chia sẻ một chút kinh nghiệm và thể hội của chúng tôi, nếu có gì chưa đúng, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Nhóm học Pháp nhỏ của chúng tôi
Nhóm học Pháp nhỏ của chúng tôi ban đầu ở nhà một đồng tu khác, đến tháng 4 năm 2020 thì chuyển sang nhà tôi. Nhóm 10 người chúng tôi đều là nữ, cao tuổi nhất là 89 tuổi, ít tuổi nhất cũng ngoài 50, đa số tầm 70 tuổi.
Buổi sáng, chúng tôi ra ngoài giảng chân tướng, buổi chiều lại học Pháp với nhau từ 2 giờ đến 5 giờ, xen kẽ trong thời gian đó là ba, bốn lần phát chính niệm. Sau đó, chúng tôi chuẩn bị tài liệu để phân phát vào ngày hôm sau trước khi kết thúc một ngày.
Dụng tâm cứu người, không giải đãi
Vào tháng 2 năm 2020, khi đại dịch bùng phát, chúng tôi biết thời gian rất eo hẹp. Kết thúc đợt phong tỏa, chúng tôi vội vàng tận dụng thời gian mỗi ngày để ra ngoài giảng chân tướng cứu người. Chúng tôi thường đi bằng xe đạp theo nhóm hai hoặc ba người.
Sư phụ giảng:
“Giảng chân tướng, cứu chúng sinh, đó chính là điều chư vị cần làm, trừ đó ra thì không có điều chư vị cần làm, trên thế gian này không có điều chư vị cần làm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)
Chúng tôi nhớ kỹ lời dạy của Sư phụ. Chúng tôi đã đến các làng xung quanh không biết bao nhiêu lần, giảng chân tướng không biết bao nhiêu lần để giúp thế nhân minh bạch chân tướng và được cứu.
Tôi nói với một đồng tu, những người sống gần đây được cứu rồi, nhưng những người ở xa hơn cũng cần được cứu. Nơi nào ít đệ tử Đại Pháp thì lực độ cứu người cũng nhỏ, chúng tôi không ngại khổ, cần phải đến các làng xa hơn mà giảng.
Có lần, ba người chúng tôi đến một ngôi làng khá xa để giảng chân tướng. Chúng tôi cứ đi, không biết là đến làng nào nữa. Trên đường về, hỏi thăm một người phụ nữ đang làm ruộng, chúng tôi mới biết tên làng vừa đến, hóa ra chúng tôi đã đi được hơn 20 dặm. Chúng tôi nói với cô ấy về Đại Pháp rồi lại đi tiếp. Có lần, có đồng tu còn chuyển hướng, lẽ ra phải đi hướng Bắc, đồng tu lại đi về hướng Tây. Tôi nói, chị cứ đi cùng chúng tôi, không sai đâu, có Sư phụ quản, đi không sai đâu. Một chốc, chúng tôi đã thấy con đường quen thuộc, rồi cũng về nhà bình an. Tuy rằng vừa khát, vừa mệt, nhưng nhiều chúng sinh được cứu là tâm nguyện lớn nhất của chúng tôi.
Một hôm, chúng tôi đi giảng chân tướng, trên dường đi, hễ gặp ai là giảng cho người đó. Đến một làng nọ, gặp bảy, tám người, cả nam cả nữ trên đường đang trò chuyện. Tôi tiến đến trò chuyện với họ. Một người phụ nữ hỏi chúng tôi đang làm gì. Tôi nói, “Để tôi cho các bạn xem một tập sách dạy mọi người cách giữ an toàn trong đại dịch.” Nhìn lướt qua tập sách, cô ấy hỏi, “Dì là Pháp Luân Đại Pháp à?” Tôi trả lời: “Đúng vậy, các vị có biết ‘trò lừa bịp tự thiêu ở Thiên An Môn’ chiếu trên truyền hình là được dàn dựng để bức hại Pháp Luân Đại Pháp không? Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại người tu luyện. Hiện giờ, Trời đang diệt nó, các vị hãy mau thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ từng gia nhập, tam thoái bảo bình an, dùng hóa danh hay tên tắt đều được, Trời chỉ nhìn nhân tâm thôi. Các vị nếu không thoái… trước đây khi gia nhập đảng đoàn đội, đã phát lời thề sẽ dâng hiến sinh mệnh cho nó rồi, nên các vị đã trở thành một lạp tử, một phần tử của nó, thì sẽ bị đào thải cùng nó. Người Trung Quốc đều đáng quý.” Họ nghe xong, nói, “Ồ, điều các dì tu thật tốt quá, là đang cứu người, cháu vào đội rồi, dì giúp cháu thoái nhé.” Tôi tặng cô ấy một hóa danh để thoái đội. Cô ấy nói, cảm ơn các dì. Tôi nói, “Cháu hãy cảm tạ Sư phụ Đại Pháp nhé!” Những người khác nói chưa từng gia nhập tổ chức nào của ĐCSTQ nhưng đều xin tài liệu giảng chân tướng.
Có lần, chúng tôi gặp một người phụ nữ ở mép vườn rau, tôi lại chỗ cô ấy nói, “Chào cô, tôi tặng cô tài liệu chân tướng này xem để thoát khỏi dịch bệnh!” Cô ấy nói, “Tôi không xem, ai mà không chết chứ!” Tôi trả lời: “Chết cũng không phải ai cũng như nhau. Có người chết rồi thì xuống Địa ngục, có người lên Thiên đường. Tai sao có người chết còn được đến Tây Thiên?” Cô ấy nghe xong, liền muốn lấy tài liệu. Rồi tôi khuyên cô ấy thoái đội, cuối cùng, cô ấy còn muốn xin thẻ chân tướng làm bùa hộ mệnh.
Một lần, phân phát xong tài liệu, trên đường về nhà, chúng tôi gặp một người phụ nữ đang nhổ cỏ, bèn giảng chân tướng cho cô ấy. Cô ấy nói, “Các bác ngày nào cũng ra ngoài, không sợ nóng sao?” Tôi nói, “Sư phụ chúng tôi bảo chúng tôi tranh thủ thời gian để cứu nhiều người hơn, chúng tôi nóng một chút, khổ một chút cũng không thành vấn đề. Chúng tôi nếu cứu được nhiều người hơn thì Sư phụ chúng tôi mới vui lòng!”
Chúng tôi để tài liệu Đại Pháp vào giỏ xe đạp của mình mỗi ngày, đội mũ rơm, và mặc đồ chống nắng, đạp xe qua các con đường và ngõ nhỏ ở các làng, đã làm nên một cảnh tượng đẹp ở đó. Khi chúng tôi đi ngang qua các làng lân cận để giảng chân tướng, những người nhìn thấy chúng tôi nói: “Trông kìa, mấy người luyện Pháp Luân Đại Pháp lại đến kìa.”
Chuyển biến quan niệm
Một ngày tháng 4 năm 2020, tôi đến điểm học Pháp, bỗng thấy mắt nhìn chữ cứ nhòa đi. Tôi dụi dụi mắt, rồi nhìn vẫn không rõ. Sau đó, tôi về nhà soi gương xem mắt có gì không, mà không thấy gì.
Tình trạng này kéo dài mấy ngày, nhìn gì cũng như nhìn qua lớp sương mù. Tôi trộm nghĩ, “Có phải mình bị đục thủy tinh thể không nhỉ?” Tôi liền chuyển niệm, nghĩ, “Không đúng, đây chẳng phải là động niệm người thường sao? Tại sao không coi đó là hảo sự nhỉ? Động niệm người thường thì chính là người thường rồi, động niệm của Thần thì mới là Thần.” Tôi vừa chuyển biến quan niệm, tâm liền thấy nhẹ nhõm, mắt cũng liền nhìn rõ.
Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/2/439475.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/11/199863.html
Đăng ngày 20-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.