[MINH HUỆ 05-04-2022] Đại dịch Covid-19, kể từ khi được phát hiện vào cuối năm 2019, đến nay đã hoành hành trên khắp thế giới gần 2,5 năm. Mỗi lần đưa ra một biện pháp chống dịch mới, chỉ không lâu sau, đã lại xuất hiện một chủng biến thể mới có thể vượt qua mọi rào cản; chủng mới Omicron hiện dường như đã phá vỡ được mọi hàng rào bảo vệ. Cho đến nay, nhiều người đã được tiêm phòng đầy đủ và các mũi tăng cường, nhưng số ca nhiễm mới vẫn gia tăng không ngừng.
Liệu đã có giải pháp thay thế nào để kiềm chế đại dịch?
Các ca nhiễm mới liên tục xuất hiện
Trước hết, hãy nhìn lại số liệu dịch bệnh đã biến thiên như thế nào trong hai năm qua. Căn cứ theo số liệu thống kê của Worldometers.info, trang web thống kê số liệu theo thời gian thực trên phạm vi toàn thế giới, từ tháng 10 năm 2020, số ca nhiễm tăng trên toàn cầu được thể hiện trong các sơ đồ sau.
Biểu đồ 1 cho thấy số ca nhiễm mới hàng tháng trong hơn hai năm qua, từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022.
- Năm 2020, số ca nhiễm mới hàng tháng tăng ngày càng cao (từ 0 triệu vào tháng 1 và tháng 2 lên 20 triệu vào tháng 12).
- Năm 2011, số ca nhiễm mới của tháng 1 giảm nhẹ (19 triệu), tháng 2 giảm mạnh (11 triệu). Dự liệu của các tháng còn lại của năm 2021 cho thấy mô hình biến động hình sin, trong đó, tháng 12 ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất (26 triệu).
- Sang năm 2022, tháng 1 ghi nhận con số kỷ lục 92 triệu ca nhiễm mới, tháng 2 là 56 triệu ca.
Biểu đồ 1: Số ca nhiễm mới hàng tháng tính theo đơn vị triệu người (Nguồn: Worldometers.info và statnews.com)
Điều đáng chú ý là, ngày 23 tháng 8 năm 2021, lần đầu tiên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (U.S. Food and Drug Administration) phê duyệt vắc-xin Covid-19. Sau đó, số ca nhiễm mới có giảm vào tháng 9, 10 và 11, nhưng lại đột ngột tăng vào tháng 12 và hai tháng đầu năm 2022. Điều này cho thấy những hạn chế của tiêm chủng trong việc kiềm chế đại dịch.
Biểu đồ 2: Số ca nhiễm mới theo quý (Nguồn: Worldometers.info và statnews.com)
Số ca nhiễm mới tính theo quý cũng thể hiện xu hướng tương tự.
- Quý 1 năm 2020 ghi nhận tổng cộng 1 triệu ca nhiễm mới, Quý 2 có 9 triệu, Quý 3 là 23 triệu, và Quý 4 là 49 triệu.
- Cả 4 quý của năm 2021 có số ca nhiễm mới được báo cáo khá tương đồng, từ 45 triệu trong Quý 1 đến 54 triệu trong Quý 4.
- Tuy nhiên, năm 2022, số ca nhiễm lại mới tăng đột biến, chỉ hai tháng đầu năm đã lên đến 146 triệu ca.
Điều này cho thấy các biện pháp can thiệp, từ phong tỏa đến tiêm chủng, chỉ có tác dụng rất hữu hạn trong việc đánh bại dịch bệnh này, đặc biệt là với các biến thể mới.
Câu hỏi chưa có lời giải
Để hiểu được quá trình lây nhiễm virus, đã có một nghiên cứu ở người được công bố kết quả trên tạp chí Nature Medicine vào tháng 2 với tiêu đề “Tính an toàn, khả năng hấp thụ và động học của virus trong quá trình thử nghiệm SARS-CoV-2 ở thanh niên” (Safety, tolerability and viral kinetics during SARS-CoV-2 human challenge in young adults).
Thử nghiệm lâm sàng kéo dài một năm này được chính phủ Vương quốc Anh phê duyệt, là công trình hợp tác giữa Lực lượng Đặc nhiệm Vắc-xin Vương quốc Anh, Đại học Imperial College London, và công ty nghiên cứu virus học hVIVO. Trong thí nghiệm này, 36 tình nguyện viên ở độ tuổi từ 18 đến 29, không có bằng chứng lây nhiễm hoặc tiêm chủng trước đó, đã được cấy vào virus corona.
Khoảng một nửa số người tham gia (18 người) không bị nhiễm dù đã được tiêm virus. Số còn lại bị nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Nhân khẩu học giữa những người tham gia bị nhiễm và không bị nhiễm là tương tự. Cần có nghiên cứu sâu hơn để trả lời lý do tại sao một nửa số người tham gia hoàn toàn không bị nhiễm. Mọi kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Cần nhìn lại hiệu quả của các biện pháp phong tỏa và tiêm chủng
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng (Studies in Applied Economics) đã xuất bản một bài báo vào tháng 1 năm 2022 với tiêu đề “Đánh giá báo cáo và phân tích tổng hợp về tác dụng của các đợt phong tỏa đối với tỷ lệ tử vong do COVID-19” (A Literature Review and Meta-Analysis of the Effects of Lockdowns on COVID-19 Mortality). Các tác giả phát hiện rằng các đợt phong tỏa có rất ít hoặc không có tác dụng giảm lệ tử vong do COVID-19.
Các tác giả viết: “Cụ thể, các nghiên cứu nghiêm ngặt về các chỉ số cho thấy trung bình mỗi đợt phong tỏa ở châu Âu và Hoa Kỳ chỉ giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19 khoảng 0,2%. Yêu cầu cách ly tại chỗ (SIPOs [shelter-in-placeorders]) cũng không hiệu quả, chỉ giảm được trung bình 2,9% tỷ lệ tử vong do COVID-19. Các nghiên cứu cụ thể về các biện pháp can thiệp phi dược phẩm cũng không tìm thấy bằng chứng nào trên diện rộng về tác động đáng chú ý đối với tỷ lệ tử vong do COVID-19. Do đó, các chính sách phong tỏa là thiếu cơ sở và nên bị loại bỏ khỏi các biện pháp trong chính sách chống dịch.”
“Các quan chức y tế cộng đồng đã hủy hoại cuộc sống của nhiều người khi khẳng định rằng người lao động có khả năng miễn dịch tự nhiên với Covid-19 phải bị sa thải nếu không tiêm phòng đầy đủ”, bà Marty Makary, một bác sỹ phẫu thuật kiêm giáo sư tại Đại học John Hopkins, viết trong bài báo trên Wall Street Journal hồi tháng 1 có tiêu đề “Cái giá đắt khi coi thường khả năng tự miễn dịch với Covid” (The High Cost of Disparaging Natural Immunity to Covid).Ông cũng cho hay, “Nhưng sau hai năm thu thập dữ liệu, có thể thấy rõ miễn dịch tự nhiên ưu việt hơn hẳn so với miễn dịch do tiêm chủng. Khi sa thải người lao động có khả năng miễn dịch tự nhiên, người sử dụng lao động đã loại bỏ những nhân viên ít có khả năng lây nhiễm cho người khác nhất. Đã đến lúc trả lại công việc cho những nhân viên đó cùng một lời xin lỗi.”
Tháng 12 năm 2021, các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã xuất bản một bài báo trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu (European Journal of Epidemiology) với tiêu đề “Số ca nhiễm COVID-19 tăng không liên quan đến mức độ tiêm chủng ở 68 quốc gia và 2.947 hạt ở Hoa Kỳ” (Increases in COVID-19 are unrelated to levels of vaccination across 68 countries and 2947 counties in the United States). Các tác giả không thấy có mối quan hệ rõ ràng nào giữa tỷ lệ dân số được tiêm chủng đầy đủ với số ca nhiễm COVID-19 mới.
Tháng 11, ông Günter Kampf từ Đại học Y Greifswald đã xuất bản một bài báo trên tạp chí The Lancet về chủ đề này với tiêu đề “COVID-19: Bêu xấu người không tiêm chủng là vô căn cứ” (COVID-19: stigmatising the unvaccinated is not justified).Ông viết, “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy người đã tiêm chủng là tác nhân lây truyền bệnh. Tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, đã phát hiện tổng cộng 469 ca nhiễm COVID-19 mới trong nhiều sự kiện vào tháng 7 năm 2021, trong đó 346 người (74%) đã được tiêm chủng đầy đủ hoặc chưa đầy đủ, trong đó 274 người nhiễm (79%) có triệu chứng.”
Đức cũng xảy ra tình huống tương tự, trong đó 55,4% ca nhiễm COVID-19 có triệu chứng là ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đã được tiêm chủng đầy đủ. Ông kết luận, “Do đó, thật sai lầm và nguy hiểm khi nói đại dịch là do những người chưa được tiêm chủng.”
(Còn nữa)
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/5/440903.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/18/199959.html
Đăng ngày 21-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.