Bài viết của Tô Bằng

[MINH HUỆ 15-02-2021] Từ đầu mùa đông năm nay, các biến thể virus corona đã phát tán ra khắp thế giới, ảnh hưởng đến hơn 80 quốc gia. Thế nhưng, tình hình ở Trung Quốc lại tương đối nhẹ. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố, trong vòng mấy tháng qua, chỉ có hơn 1.000 ca nhiễm, gồm cả 2 trường hợp tử vong.

Vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bưng bít, kiểm duyệt thông tin, và tuyên truyền sai lệch trên diện rộng về đợt bùng phát virus corona, nên nhiều người gọi bệnh dịch này là virus Trung Cộng. Tuy nhiên, tình hình gần đây có gì đó rất khó hiểu: Làm sao chủng bệnh này hậu đãi với ĐCSTQ như thế, mà lại hoành hành ở các nước khác?

Trong khi đó, ĐCSTQ luôn tích cực chủ trương biện pháp kiềng ba chân để kiểm soát đại dịch, đó là phong tỏa và cách ly, xét nghiệm trên diện rộng, và tiêm phòng vắc-xin. Biện pháp này khiến nhiều người Trung Quốc có cảm giác ở Trung Quốc an toàn hơn ở các nước khác, và ĐCSTQ đã kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.

Vậy phải chăng virus quả thật đã dễ dãi với Trung Quốc, và các nước chỉ cần noi theo ĐCSTQ là có thể kiểm soát được đại dịch?

Chúng ta biết dịch bệnh đã tồn tại cả hàng nghìn năm qua, hầu như lần nào xuất hiện cũng có điềm báo, rồi biến mất một cách bí ẩn, không giải thích được. Đại dịch lần này cũng vậy, còn có rất nhiều ẩn đố. Như chúng tôi bàn trong phần dưới đây, nếu như không đánh giá các vấn đề liên quan về nguyên nhân xuất hiện đại dịch và nguồn gốc của nó thì “thành công” mà ĐCSTQ tuyên bố có thể là hạn chế và sẽ sớm tiêu tan. Thay vì mù quáng nghe theo ĐCSTQ, biện pháp khả dĩ hơn đối với các nước phương Tây có lẽ là xác định nguyên nhân gốc rễ của bệnh dịch và giải quyết tận gốc vấn đề.

Cái giá phải trả khi áp dụng kinh nghiệm của Vũ Hán

ĐCSTQ đầy tai tiếng vì những vi phạm nhân quyền. Tương tự, cách xử lý đại dịch thô bạo của nó cũng gây ra những hậu quả tàn khốc. Ông Trương Văn Hồng, Trưởng khoa Bệnh Truyền nhiễm của Bệnh viện Hoa Sơn ở Thượng Hải, gần đây nói, cách chống virus corona của ĐCSTQ như bắt chuột trong cửa hàng đồ sứ, ý nói đến cái giá phải trả cho kiểu chống dịch như thế.

Trong một video mới đây, ông Trương còn chỉ ra rằng các chính sách kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng căng thẳng thái quá. Ông giải thích rằng “Nếu cuộc sống không sớm bình thường trở lại thì có lẽ sẽ xuất hiện tình trạng suy sụp tinh thần.”

Người ngoài khó mà hiểu hết những thống khổ do tình trạng phong tỏa kiểu thiết quân luật này của ĐCSTQ gây ra. Sau khi khu Dung Hợp ở Đại Hưng, Bắc Kinh bị liệt vào diện khu vực có nguy cơ cao, nhiều cộng đồng lân cận cũng bị đối xử như thế. Có người phản ứng thế này trên mạng xã hội: “Chúng tôi vô duyên vô cớ bị bắt ở nhà nửa tháng rồi. Khi nào cơn ác mộng này mới chấm dứt đây?” Có người bình luận thêm: “Chớ có gọi thế này là an toàn, hàng mấy vạn người đã bị tước mất tự do rồi còn gì.”

Ở các khu vực khác cũng vậy. Ngay cả sau khi thành phố Nam Cung ở tỉnh Hà Bắc được chuyển thành khu vực nguy cơ thấp vào ngày 8 tháng 2, chính quyền vẫn nói phải đến ngày 15 tháng 2, khi toàn cộng đồng hết các ca nhiễm, thì cư dân mới được nhận thẻ chứng nhận y tế. Cư dân Trần viết: “Tôi tìm cách ra ngoài mua thuốc cho con nhỏ 11 ngày tuổi của tôi mà bị đội đặc cảnh đưa về nhà.”

Gánh nặng tinh thần và sự lo lắng ngày càng nặng nề. Ở một số khu vực, đã có trường hợp tử tử và sát nhân vì cư dân đi đến cực đoan và giết người gác cổng tình nguyện để ra khỏi cổng khu dân cư. Vì chiến dịch chống đại dịch đã trở thành nhiệm vụ chính trị nên nó được tiến hành như một hoạt động quân sự, tương tự như Cách mạng Văn hóa, mà một trong những hậu quả có nó là gần như ai cũng trở thành nạn nhân. Đôi khi, quan hệ giữa các cư dân bị cách ly và người giám sát chẳng khác nào quan hệ giữa những kẻ thù đấu tranh giai cấp. Có những công dân bình thường tán thành kiểu phong tỏa hà khắc mà không nhận ra hệ tư tưởng cộng sản và sự tàn bạo trong đó. Có những người còn tuyên dương những biện pháp cực đoan ở Triều Tiên, đó là người nhiễm bệnh sẽ bị xử tử.

Nhưng mô hình kiểm soát dịch bệnh như thế là thành công hay thảm kịch? Trong mấy thập kỷ qua, ĐCSTQ đã sát hại khoảng 80 triệu sinh mạng để xúc tiến các kế hoạch của nó. Một hạt bụi từ cỗ máy chính trị khổng lồ cũng có thể trở thành một ngọn núi khi áp xuống một công dân bình thường. Sự thật là, cho dù chúng ta có thể ca ngợi những biện pháp kiểm soát đại dịch tưởng như “hiệu quả” của ĐCSTQ, nhưng nào ai biết đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của nó và bị đàn áp thô bạo? Nói cách khác, đối tượng bị nhắm vào và cách ly có lẽ chẳng còn tâm trạng nào mà hát bài ca ngợi chính sách phong tỏa đó nữa.

Những hạn chế của việc cách ly

Không chỉ tốn kém, chiến dịch kiểm soát đại dịch của ĐCSTQ còn không hiệu quả như được tuyên bố. Chung Nam Sơn, một quan chức y tế hàng đầu của ĐCSTQ, cũng phải thừa nhận điều này. Trong bài phát biểu ngày 13 tháng 1, ông nói, khi chính quyền nâng nguy cơ virus corona lên một bậc, họ đã giảm được tỷ lệ nhiễm bệnh xuống 20-30%, điều đó cho thấy tính hạn chế về hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa mặc dù cái giá phải trả khi phong tỏa là rất đắt.

Tình hình thực tế nghiêm trọng hơn nhiều so với số ca nhiễm được xác nhận. Ở Trung Quốc, đôi khi phải xét nghiệm đến lần thứ 11 mới phát hiện ra virus. Điều đó cho thấy số ca nhiễm thực tế có thể cao hơn báo cáo rất nhiều. Hơn nữa, nhiều người bị nhiễm không biểu hiện ra triệu chứng. Hai yếu tố này cộng lại có thể đưa đến tình trạng thảm hại đến thế nào.

Thực ra, theo mô thức và con đường nhiễm bệnh tiềm năng, dường như virus chưa hề ngừng phát tán từ sau đợt bùng phát dịch Vũ Hán vào cuối năm 2019. Nếu đúng như vậy—thì nó đã trở thành tình huống trong nhiều đại dịch trong lịch sử—đến khi virus đột nhiên bùng phát đồng loạt ở khắp nơi thì có thể làm gì để chống dịch đây? Nếu những gì ông Trương nói về việc bắt chuột trong cửa hàng đồ sứ là đúng, thì khi cả bầy chuột nhung nhúc trong cửa hàng đồ sứ, chẳng phải đó là tình huống đuổi bắt vòng quanh sẽ dẫn đến đổ vỡ cả cửa hàng sao?

Sự lo lắng này là chính đáng, nhất là vì chính quyền Trung Quốc vẫn chưa đưa ra được cách giải thích thỏa đáng nào cho những trường hợp nhiễm bệnh xuất hiện rải rác ở nhiều nơi trên cả nước. Thường là, các quan chức ĐCSTQ đổ cho các trường hợp mới nhiễm bệnh là do nhập cảnh cho người từ nước ngoài hoặc do nhập khẩu thực phẩm đông lạnh. Ông Trương cho biết xác suất nhiễm bệnh qua thực phẩm đông lạnh nhỏ hơn cả xác suất đâm máy bay—nghĩa là cực kỳ thấp. Còn với lý thuyết về nhập cảnh, nếu xét cả về số người từ nước ngoài đến lẫn tần suất chuyến bay, thì các trạm trung chuyển chuyến bay, các cơ quan liên quan đến ngoại giao hay giáo dục phải là nơi có nguy cơ cao nhất. Nhưng thực tế là những trường hợp mới này lại thường được phát hiện ở nông thôn hay thành phố nhỏ ở tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh Hà Bắc hay vùng Đông Bắc Trung Quốc, nơi có rất ít (nếu có) khách nước ngoài.

Các lý luận của ĐCSTQ chỉ để giải thích những trường hợp mới xuất hiện cũng như về bệnh nhân số 0 và con đường lây nhiễm virus, đã đánh lừa được rất nhiều người bị mất phương hướng mà không truy tìm nguyên nhân gốc rễ của virus.

Bài học lịch sử

Chúng ta có thể học được rất nhiều từ Cái Chết Đen. Năm 1347, bệnh dịch lan đến Paris, sang Anh, rồi đến các nước khác. Chỉ trong vòng mấy năm, nó đã cướp đi sinh mạng của 25 triệu người, khoảng 1/3 dân số châu Âu bấy giờ. Các bác sỹ cũng tuyệt vọng vì không thể cứu giúp.

Các nhà khoa học tin rằng bệnh này khởi phát từ châu Á, rồi lan sang châu Âu. Nhưng điều bí ẩn đến nay vẫn là làm sao nó có thể lan nhanh và bùng phát đồng thời ở nhiều nơi đến vậy, khi mà thời điểm đó còn chưa có đường hàng không?

Các đợt dịch tương tự ở Trung Quốc cũng xuất hiện và biến mất một cách bí ẩn. Vào tháng 10 năm 1910, một bệnh dịch bùng phát ở Mãn Châu (thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc). Ngũ Liên Đức, một nhà nghiên cứu dịch bệnh của Đại học Cambridge, đã áp dụng hệ thống cách ly kiểm dịch ở khu vực bị nhiễm bệnh của Phó Gia Điện. Bắt đầu từ ngày 13 tháng 1 năm 1911, triều đại nhà Thanh đã dừng hoạt động tuyến đường sắt ở khu vực này và phái quân đối tới canh phòng nghiêm ngặt, không cho người từ nơi khác vào, người có bệnh lập tức giữ lại. Các tỉnh lân cận như Phụng Thiên, Trường Xuân, Hắc Long Giang cũng triển khai các biện pháp tương tự, như lập điểm kiểm dịch, cách ly… trên toàn tỉnh. Vì dịch bệnh này lây qua chuột nên họ đã phát động một chiến dịch diệt chuột, riêng Phụng Thiên (ngày nay là thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh) đã diệt khoảng 81.000 con chuột.

Song dịch bệnh vẫn không dứt. Mỗi ngày ở Phó Gia Điện có 40-60 người chết, có thời điểm còn lên đến 183 người mỗi ngày. Đến tháng 3, sau sáu tháng lấy đi mạng sống của 60.000 người, đại dịch đã biến mất một cách bí ẩn.

Các nhà khoa học tin rằng Cái Chết Đen là do các biến thể vi khuẩn gây ra. “Chỉ cần vài thay đổi về gen đã đủ biến một con vi khuẩn bình thường trong dạ dày thành thứ vi khuẩn gây bệnh dịch”, theo bài báo có tiêu đề “Gen đột biến đằng sau Cái Chết Đen” (The Mutant Genes behind the Black Death) đăng trên tạp chí Scientific American (Người Mỹ Khoa học) tháng 11 năm 2015.

Mặt khác, các chủng virus lại có xu hướng đột biến mạnh hơn nhiều, khiến chúng có khả năng tạo ra nhiều biến thể mới gây bệnh. Tệ hơn, các nhà khoa học đã phát hiện một lít nước biển thường chứa 100 triệu chủng virus. Con số này đã nâng số chủng virus trên trái đất lên 1031 , cao gấp 15 lần tổng số các loài sinh vật khác trong tất cả các đại dương trên thế giới.

Đứng trước những thách thức này, khoa học công nghệ hiện đại dường như không phát huy tác dụng mấy trong việc phòng chống bệnh dịch. Điều này khiến một số học giả tin rằng con người không thể thắng được thiên nhiên, kể cả virus.

Dịch bệnh: Sự trừng phạt của Thần

Vào thời cổ đại và trong văn hóa Trung Hoa truyền thống, người ta thường tin rằng bệnh dịch xuất hiện khi nhân loại đã trệch khỏi chuẩn tắc đạo đức phải có.

Chẳng hạn, Caecilian (hay Caecilianus) của Đế chế La Mã cổ đại gọi bệnh dịch thời đó là hậu quả của việc bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo.

Các học giả của Đại học Paris coi Cái Chết Đen bắt đầu từ tháng 3 năm 1345 là hệ quả của sự kiện “ba ngôi sao là sao Thổ, sao Mộc, và sao Hỏa giao hội ở tọa độ 40 độ so với chòm sao Bảo Bình vào ngày 24 tháng 3 năm 1345”. Những dị tượng khác như động đất, lũ lụt, sao chổi, và nhật thực cũng được quan sát thấy.

Nhà sử học Gregory của thành Tours đã ghi chép lại hàng loạt hiện tượng trong những năm dịch bệnh, như vầng sáng xuất hiện quanh mặt trời báo hiệu thiên thượng đang bốc cháy. Những ghi chép khác của Pháp có nhắc đến bầu trời đêm phát sáng như ban ngày, và những sinh vật to lớn trông như rồng bay lượn khắp thành phố rồi hạ xuống biển; sự kiện này xảy ra ngay trước đợt bùng phát dịch ở khu vực này. Nhiều ghi chép lịch sử về dịch bệnh còn nói đến đám sương mù nặng mùi trước khi bệnh dịch bạo phát. Đồng thời, nhiều nơi còn đưa tin về ánh sáng chói kỳ lạ trên bầu trời.

Tương tự như sự kiện ba hành tinh giao hội trước khi xảy ra Cái Chết Đen, từ ngày 10 tháng 2 đến ngày 12 tháng 2 năm 2021 (mồng 1 Tết Nguyên Đán), cũng phát sinh hiện tượng sáu hành tinh thẳng hàng (là Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Thổ, sao Mộc, sao Kim, và sao Thủy). Trong 4.000 năm qua, hiện tượng này chỉ xảy ra đúng 7 lần.

Hiện tượng sáu hành tinh thẳng hàng như thế cũng xảy ra vào ngày 3 tháng 5 năm 2000 (quan sát ở các vị trí khác nhau thì cách biệt mấy ngày), đó là vài tháng sau khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Với hàng chục triệu học viên vô tội bị bức hại vì tín ngưỡng, chiến dịch này có lẽ đã trở thành cuộc đàn áp nhân quyền lớn nhất trong lịch sử hiện đại.

Tháng 5 năm 2000 còn xảy ra một sự kiện nữa: Hoa Kỳ có động thái hậu thuẫn chưa từng có, giúp cộng sản Trung Quốc phát triển. Vào năm cuối của nhiệm kỳ, cựu Tổng thống Bill Clinton kêu gọi Quốc hội giúp ông thay đổi chính sách thương mại với Trung Quốc thành quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Dự luật được đề xuất vào tháng 5 năm 2000, sau đó được thông qua, mở đường cho Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001.

20 năm sau, Trung Cộng đã trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới, tạo cho nó đòn bẩy vô song để truyền bá hệ tư tưởng cộng sản ra toàn cầu. Nền kinh tế hùng mạnh và tuyên truyền ồ ạt của nó đã thống lĩnh trường quốc tế, bao gồm cả các tổ chức thế giới như WTO. Khi đại dịch covid xảy ra, gần như không một quốc gia hay chính phủ nào có khả năng kháng cự lại thảm họa này. Cho đến nay, đã có hơn 100 triệu trường hợp nhiễm bệnh, trong đó hơn 2,4 triệu trường hợp đã tử vong, mà riêng Hoa Kỳ đã chiếm đến 1/5 trong số tử vong đó.

Quay về chính lộ

Người ta thường nói hãy học từ những bài học lịch sử, nhưng nói luôn dễ hơn làm.

Trung Quốc cổ đại có câu chuyện nổi tiếng tên là “Nam viên Bắc triệt”, kể về một người định đi xuống phía Nam tới nước Chu thì có người bảo ông đi nhầm hướng rồi. Người này gạt đi, còn huênh hoang rằng: “Ngựa của tôi chạy rất nhanh… Tôi có thừa đủ lương thực… thầy của tôi rất giỏi.” Sự thực là, một khi đã nhầm hướng thì công nghệ và kỹ năng cũng không giúp được gì.

Mấy chục năm qua, ĐCSTQ đã hủy hoại văn hóa truyền thống, chèn ép kinh tế, tước đoạt tự do, và phá hoại đức tin của dân chúng. Nếu như tình trạng này lan ra khắp thế giới—chẳng hạn như kế hoạch xã hội chủ nghĩa được áp dụng ở Hoa Kỳ—thì ĐCSTQ sẽ càng khinh mạn và biến mọi người trên khắp thế giới thành nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản.

Thời Trung Quốc cổ đại cũng như ở xã hội phương Tây, sau khi xảy ra dịch bệnh hay các thảm họa khác, người ta thường ăn năn về những điều sai trái, mong rút ra bài học từ những lỗi lầm và quay về chính lộ. Nếu chúng ta gạt bỏ khả năng này và tiếp tục đi sai đường thì bước tiếp theo có thể sẽ khắc nghiệt hơn nhiều.

Xin đưa ra một ví dụ để giải thích về điểm này. Thời Trung Quốc cổ đại, người ta tin vào sự hài hòa giữa Thiên-Địa-Nhân. Nghĩa là, khi một người hay một nhóm người đã bại hoại về đạo đức thì sẽ phát sinh bất hạnh, bệnh tật, hay dịch bệnh. Nếu chúng ta chỉ muốn đối phó với bất hạnh bằng cách tập trung vào những yếu tố bề mặt mà không đi tìm nguyên nhân gốc rễ thì không có tác dụng.

Như một môi trường có nhiều cha mẹ cờ bạc, rượu chè, buôn bán hay hút hít ma túy, hay có hành vi tình dục biến dị. Như vậy, trẻ em lớn lên trong một cộng đồng như thế sẽ học theo thói quen xấu của cha mẹ. Đến khi cha mẹ muốn ngăn con cái làm điều xấu, nhưng những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó có tự nhiên trở thành những ông bố, bà mẹ tốt hơn được không? Rất khó.

ĐCSTQ giống như những ông bố bà mẹ đã bại hoại trong môi trường đạo đức giả kia, còn virus cũng như bọn trẻ hư lớn lên trong môi trường đó. Chỉ cách ly những đứa trẻ hư ấy có khiến môi trường tốt lên được không? Cần phải truy tìm nguyên nhân gốc rễ mà giải quyết vấn đề.

Việc ĐCSTQ áp bức dân chúng, đặc biệt là cuộc bức hại Pháp Luân Công suốt hai thập kỷ qua, đã gây ra hàng chục triệu cái chết. Theo văn hóa Trung Hoa truyền thống, khi người cầm quyền phạm phải tội ác không thể dung thứ thì dịch bệnh hoặc những bất hạnh khác sẽ ập đến. Nhiều người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và ủng hộ các học viên Pháp Luân Công. Như vậy, họ đã tránh được khỏi bị liên lụy khi ĐCSTQ bị đưa ra công lý vì những tội ác của nó.

Tóm lại, nguyên nhân và sự bùng phát virus đã vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Tuy vậy, điều chúng ta có thể kiểm soát được là chuẩn mực đạo đức và hành vi của bản thân chúng ta. Văn hóa truyền thống của Trung Hoa cũng như phương Tây đều tin rằng cho dù có hoạn nạn, hỗn loạn đến đâu, chúng ta đều đang được Thần trông nom và cứu độ. Nhưng tiền đề là chúng ta phải có lương tâm và đạo đức. Rốt cuộc, Thần chỉ có thể cứu những ai muốn tự cứu mình. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa nhìn thấu bản chất của ĐCSTQ và cắt đứt quan hệ với nó để được bình an trong đại dịch.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/15/420831.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/16/190973.html

Đăng ngày 20-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share