Bài viết của Ngạn Minh Huy  

[MINH HUỆ 20-01-2021] Từ xưa đến nay, một khi đạo đức lễ nghĩa ở một địa phương nào đó băng hoại trên diện rộng thì dịch bệnh hoành hành thường hay kéo theo sau đó. Bệnh dịch xâm hại khiến cho người chết như rạ, vậy nên con người mới sợ dịch bệnh, và đây cũng là lẽ thường tình. Như vậy, ôn dịch sợ điều gì? Câu trả lời là thực ra ôn dịch không sợ gì hết, bởi vì “oan có đầu, nợ có chủ” cho nên nó chỉ tìm đến “chủ nợ” mà nó cần phải đòi, nó tự biết phạm vi công việc cần phải làm của mình. Nếu bạn không phải là “chủ nợ” chịu nhận báo ứng thì nó sẽ đi lướt qua bạn mà không hỏi han gì.

Làm thế nào để biết bản thân mình có phải là “chủ nợ” hay không? Nợ ở đây có nghĩa là nghiệp, nó là hắc nghiệp do con người làm việc xấu gây nên. Bởi vì nhắm thẳng vào nghiệp lực to lớn mà đến cho nên ôn dịch không giống với bệnh tật thông thường, thường là sẽ không có phương thuốc nào có thể chữa trị. Ngô Hựu Khả thời nhà Minh đã từng viết trong cuốn “Ôn dịch luận” như sau: “Ôn dịch gây ra bệnh, không phải gió, lạnh, nhiệt, ẩm, mà là giữa trời đất có một luồng khí lạ”, còn gọi là “lệ khí” (khí chướng độc). “Lệ khí” mà ông ấy nhắc đến, nếu dùng ngôn ngữ hiện đại mà nói thì nó sẽ bao gồm những vật chất vi quan, trong đó có virus. Nếu dùng lời của giới tu luyện mà nói thì đó chính là những sinh mệnh tà linh ở vi quan. Nếu muốn xua đuổi những tà linh thấp kém này thì phải dùng đến năng lực siêu thường.

Bức phù tự thần kỳ

Ở Trung Quốc thời xưa, văn hóa tu luyện Phật Đạo được lưu truyền hàng nghìn năm nay, chân tu hướng thiện, đề cao đạo đức. Người tu luyện, tăng nhân hoặc Đạo sỹ thường có mang theo năng lực siêu thường. Nếu như ở một địa phương nào đó, người dân thiện lương, biết kính úy Thần linh, thì Thượng thiên nhất định sẽ an bài những người có năng lực đến cứu nạn cứu khổ. Đồng thời, nếu như một người có thể khởi lên lòng tín ngưỡng đối với Thần Phật vào thời khắc nguy nan thì người đó sẽ có cơ hội nhận được sự che chở của Thần Phật, gặp hung hóa cát, bình an vô sự.

Trong cuốn “Di kiên chí” thời Tống có một câu chuyện thế này: Ở phía nam vùng Dự Chương (ngày nay là Nam Xương, tỉnh Giang Tây) có một bến đò dài mấy chục dặm, gọi là bến Sinh Mễ. Vào thời Nam Tống, ngày 8 tháng 3 năm Càn Đạo thứ nhất có một vị tăng nhân đương bắt đò qua sông, ông ấy nói chuyện với sử quan trông coi bến đò: “Không lâu nữa sẽ có năm người mặc y phục vàng, gánh theo chiếc lồng đến đây, ông tuyệt đối đừng để cho họ qua sông, nếu như để họ qua sông thì ắt sẽ gặp họa lớn.” Ngay sau đó, vị tăng nhân dùng bút viết xuống ba chữ trông rất kỳ lạ, nhìn giống như ấn tín nhưng lại không giống, người thường xem cũng không hiểu chúng có ý nghĩa gì. Tăng nhân đưa bức phù tự cho sử quan rồi dặn dò: “Nếu như ông thực sự không thể từ chối họ, thì hãy đưa bức phù tự này cho bọn họ xem.” Nói xong, tăng nhân liền rời đi.

Sử quan không tin lắm nhưng cũng cảm thấy rất kỳ lạ. Đến giữa trưa, quả nhiên có năm người mặc y phục màu vàng đi tới, nhìn họ giống như sai dịch trong quan phủ, mỗi người gánh theo hai cái lồng lớn tỏ ý muốn lên thuyền. Sử quan vừa nhìn thấy liền ngăn cản không cho họ xuống thuyền, hai bên giằng co một hồi lâu và sắp sửa ra tay đánh nhau. Lúc này, sử quan lôi ra bức phù tự của vị tăng nhân nọ đưa cho năm người họ xem, vừa xem xong bọn họ hốt hoảng bỏ chạy tán loạn, trong nháy mắt không thấy đâu nữa, chỉ còn mười cái lồng bị bỏ lại bên bờ sông. Sử quan bèn mở chiếc lồng ra xem, bên trong có chứa năm trăm chiếc hòm nhỏ. Sử quan liền mang số hòm này đi thiêu hủy, rồi truyền lại bức phù tự của vị tăng nhân kỳ lạ kia cho lão bách tính trong làng.

Thời đó, mỗi từng nhà ở vùng Dự Chương đều thờ cúng bức phù tự này. Trong năm đó, bệnh dịch hoành hành dữ dội ở vùng Chiết Giang, người chết vô số, duy chỉ có bến Sinh Mễ vẫn bình an vô sự. Năm người mặc y phục vàng kia thực ra chính là sứ giả sai dịch của Ôn Thần, còn vị tăng nhân kia chính là người đến để cứu độ bách tính ở địa phương đó. Câu chuyện này muốn nói với chúng ta rằng: Người tu hành đắc Đạo có thể biết trước tai họa. Phần lớn người dân ở bến Sinh Mễ thời đó đạo đức cao thượng, thành thật, thiện lương, không đáng gặp phải kiếp số, cho nên một người tu hành kia đã đến và dùng năng lực siêu thường để bảo hộ người dân.

Phương thuốc nằm ở câu chú quyết

Vào cuối thời nhà Minh, đại ôn dịch hoành hành, quân Minh mất đi khả năng chiến đấu. Số người nhiễm bệnh ở vùng Sơn Đông, Hà Bắc, Chiết Giang vô cùng nhiều, nhiều đến mức trong mười hộ nhà thì có chín hộ không một bóng người. Tướng quân Tôn Truyền Đình triều Minh lĩnh nhận nhiệm vụ vào lúc lâm nguy, ông ấy đã cho mời thầy thuốc dân gian Ngô Hữu Tính (tên tự là Hựu Khả). Ngô Hựu Khả bốc thang thuốc Trung y “đạt nguyên ẩm” cho người bệnh, sau khi dùng xong thì bệnh tình rất nhanh không cánh mà bay. Sau đó, Ngô Hựu Khả còn viết một cuốn sách có tên là “Ôn dịch luận”.

Rốt cuộc “đạt nguyên ẩm” thực sự có tác dụng như thế nào?

Thực ra, tuyệt chiêu chữa khỏi ôn dịch của Ngô Hựu Khả nằm ở câu chú quyết. “Đạt nguyên ẩm” chỉ là một phương thuốc phổ thông bình thường, thêm vào đó là “thuốc dẫn” thì mới có hiệu quả thần kỳ đến vậy. Nếu bạn có thể gặp được cao nhân trong chốn dân gian, hoặc bậc cao nhân sống ngoài thế tục, hoặc là người tu luyện đã đạt tới một cảnh giới nhất định, thì họ sẽ nói cho bạn biết thực ra Ngô Hựu Khả là một người tu hành của môn phái Đạo gia, “thuốc dẫn” kia chính là câu khẩu quyết trong pháp môn của ông ấy, hay còn gọi là “chân ngôn”. Bệnh nhân thành tâm niệm “khẩu quyết” chính là đang kêu gọi sự che chở của Thần hộ Pháp trong pháp môn đó, rồi sau đó uống thuốc thì Thần hộ Pháp sẽ thụ ký cho họ.

Thụ ký này chính là một Đạo phù linh, khi Ôn Thần nhìn thấy thụ ký sẽ bỏ qua và không gây khó khăn cho người này. Còn đối với những ai đã nhiễm bệnh thì Thần sẽ giúp họ giải trừ bệnh độc. Lúc đó, dù sức đề kháng yếu nhưng vẫn có thể chiến thắng chủng bệnh độc không rõ nguồn gốc, con người sẽ dần dần hồi phục khỏe mạnh.

Cũng có người hỏi rằng: Khẩu quyết của Ngô Hựu Khả rốt cuộc là câu gì? Thẳng thắn mà nói thì “đạt nguyên ẩm” chẳng phải là liều thuốc đặc hiệu cho trận ôn dịch hiện giờ sao? Thực ra không phải là như vậy, trước hết là nó đã bị thất truyền, truyền thừa tuyệt kỹ Trung Quốc thời xưa đều giảng là “khẩu truyền tâm thụ, bất lập văn tự”, cho nên Ngô Hựu Khả cũng không thể lưu lại khẩu quyết bí truyền trong cuốn “Ôn dịch luận”. Thứ hai là thời kỳ đó đã qua rồi, người tu luyện và chư Thần thời đó chỉ quản việc mà họ cần làm lúc đó, không làm quá phận.

Trận quyết chiến

Bên dưới là câu chuyện về gia đình của một người phụ nữ ở Liêu Ninh, chuyện xảy ra vào đoạn thời gian năm mới 2020 tại Trung Quốc.

Chồng tôi năm nay đã hơn 70 tuổi, ông ấy là một quân nhân xuất ngũ, sau khi xuất ngũ thì làm cảnh sát. Bởi vì nhận phải đầu độc của vô Thần luận nên ông ấy không tin vào Thần Phật, hơn nữa còn mang theo một bộ triết lý nhân sinh: Con người phải ăn cơm, phải có tiền. Mấy năm gần đây, tình trạng thân thể ông ấy hết sức gay go, trăm thứ bệnh trên thân. Căn bệnh nghiêm trọng nhất là khí thủng phổi (emphysema), bóng khí lớn trong phổi, cả hai lá phổi đều ở tình trạng không tốt. Trong hơn một năm, ông ấy không bước xuống nổi cầu thang. Mỗi năm ông ấy đều phải nhập viện vài chục lần, trở thành khách quen của bệnh viện. Tôi nhiều lần kể cho ông ấy nghe về sự mỹ hảo của Pháp Luân Đại Pháp, nhưng ông ấy vẫn cứng đầu, không chịu nghe cũng không tin. Lúc tôi hỏi ông ấy: “Ông tận mắt thấy tôi sau khi tu luyện Pháp Luân Công, những bệnh mà bệnh viện chữa không được đều đã khỏi, đây đều là sự thật phải không?” Ông ấy không dám lên tiếng mà chỉ âm thầm chống đối.

Ông ấy gần như phải nhập viện trong suốt mùa đông năm 2019, mãi cho đến cuối tháng Chạp thì ông ấy mới được ra viện về nhà. Đến một ngày mùa xuân năm 2020, tuy thân thể không chịu đựng nổi, nhưng ông ấy vẫn còn nghĩ: Hôm nay là năm mới, con cháu tề tụ về nhà, ông ấy không muốn để cho tụi nhỏ lo lắng vì bệnh tật của mình, cho nên chỉ biết gắng gượng cho qua ngày hôm đó. Ngay đúng vào ngày mùng Một, bệnh tình của ông ấy liền trở nặng, thở không ra hơi, ông ấy không thể ngồi, cũng không thể nằm xuống, hai mắt trợn trừng, thở dốc, hơn nữa còn bị sốt cao đến 39℃, bệnh tình hết sức nguy kịch.

Đúng lúc vào quãng thời gian xảy ra dịch bệnh, nếu như đi đến bệnh viện khám chữa thì không chừng người ta sẽ bảo ông ấy bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán, hơn nữa cả nhà chúng tôi sẽ bị cách ly. Đến hơn 1 giờ sáng ngày mùng Hai, chồng tôi vẫn còn sốt cao, đồng thời hô hấp hết sức khó khăn. Trong lúc cấp bách, tôi bèn nghĩ ra cách đối phó hữu hiệu, tôi hỏi chồng mình: “Ông có biết thế nào gọi là ‘trận quyết chiến’ không?” Ông ấy hỏi ngược lại tôi: “Ý bà muốn nói là gì ?” Tôi bèn nói: “Ông đừng trông chờ vào bệnh viện nữa, không còn cách nào đâu, ông hãy thành tâm niệm chín chữ chân ngôn ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’, cầu cứu Sư phụ Đại Pháp cứu ông đi!”

Ông ấy biết rõ về tình huống của mình hơn ai hết, khát vọng mong muốn được sống khiến ông ấy dốc hết sức lực, với giọng nói run rẩy từ nội tâm nói ra câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” Ông ấy còn nói: “Cầu Lý Đại sư cứu con!” Một con người ương ngạnh chịu nhận độc hại thâm sâu của Đảng cộng sản cuối cùng đã phá bỏ gông cùm xiềng xích của vô Thần luận, đứng giữa ngã rẽ sinh tử đã chấp nhận Đại Pháp, và ông ấy vẫn luôn mặc niệm chín chữ chân ngôn.

Đến 4 giờ sáng hôm đó, sau hai giờ đồng hồ trôi qua, toàn thân ông ấy toát mồ hôi và cơn sốt đã hạ xuống. Lồng ngực không còn khó chịu, hơi thở cũng ổn định, ông ấy nói là rất lâu rồi chưa từng có cảm giác thoải mái như vậy. Ông ấy hết sức vui mừng, hoàn toàn tin vào Pháp Luân Đại Pháp, tin rằng Sư phụ Đại Pháp đến để cứu người. Oai lý tà thuyết vô Thần luận đã sụp đổ triệt để. Sau đó, thân thể của chồng tôi dần dần hồi phục khỏe mạnh, ông ấy hết sức cảm kích Sư phụ đã cứu mạng mình trong lúc nguy nan.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là công pháp tính mệnh song tu, là một bộ cao đức Đại Pháp của Phật gia; pháp môn lấy nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn làm căn bản. “Vụ tự thiêu Thiên An Môn” là một vụ dàn dựng giả mạo do Đảng Cộng sản Trung Quốc ngụy tạo thù hận lừa dối người dân. Trong dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát vào năm 2020, có khá nhiều những ví dụ về người dân bị nhiễm bệnh ở thành phố Vũ Hán đã thành tâm niệm chín chữ chân ngôn và cải tử hoàn sinh từ trong tuyệt vọng. Nếu như không có hoang ngôn của Trung Cộng thì ước chừng còn có nhiều người hơn nữa may mắn thoát khỏi kiếp nạn.

Năm 2020 đã qua, làn sóng dịch bệnh thứ nhất chưa xong, làn sóng thứ hai lại đến, xu hướng lây lan trên toàn cầu đang ngày càng trầm trọng hơn. Trong trận đại ôn dịch chưa từng có tiền lệ thế này, chỉ có khắc phục nỗi sợ hãi và lý tính tìm về sự che chở của Thần thì mới có thể được Trời cao thương xót, cứu độ qua khỏi kiếp nạn. Trong đó, có thể nói rằng từ nội tâm nhận rõ Chân-Thiện-Nhẫn là tốt chính là con đường lớn thông thẳng lên Trời vững chắc nhất và mau chóng nhất.

Ôn dịch không sợ con người, chỉ e con người tâm không Thiện. Hãy nhớ kỹ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, có thời gian rảnh rỗi hãy niệm nhiều lần trong tâm. Chín chữ chân ngôn này không chỉ có thể trợ giúp bạn giảm bớt nghiệp lực, mà nó còn có thể trở thành ấn tín cứu mạng trong lúc nguy nan!


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/1/20/瘟疫怕甚麼–418800.html

Đăng ngày 31-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share