Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Hà Bắc, Đại lục

[MINH HUỆ 02-01-2022] Tôi là nữ đệ tử Đại Pháp, năm nay 42 tuổi. Tôi đắc Pháp năm 1997. Nhưng rất nhiều năm như vậy, tôi chỉ dừng lại ở trạng thái cảm thấy Đại Pháp tốt, những gì Sư phụ giảng là đúng và quá tốt, chứ không chân chính thực tu bản thân. Sau đây, tôi chia sẻ một chút về thể hội tu luyện gần đây nhất của mình.

1. Học Pháp tốt, nghiêm túc đối đãi với việc luyện công

Nhiều năm qua, bản thân đều ở trong trạng thái lúc tu lúc không, không có coi bản thân là người tu luyện chân chính, thông thường khi cầm quyển sách học Pháp thì là người tu luyện, bỏ sách xuống thì là người thường, lại muốn gì làm nấy. Trong gần một năm qua, nhờ sự giúp đỡ của đồng tu, tôi học Pháp ở nhà, lên trang Minh Huệ Net đọc các bài chia sẻ, và thụ ích rất nhiều.

Lắng nghe đồng tu nói, nghiêm túc đối đãi với việc học Pháp, song bàn hoặc quỳ gối nghe Pháp. Đúng rồi, Pháp tốt như vậy, chẳng phải tôi nên đối đãi với tâm thành kính nhất sao? Nếu Sư tôn giảng Pháp ở trước mặt chúng ta, chúng ta nên làm thế nào? Tâm chúng ta có thể nghĩ đến điều gì khác không?

Vì vậy, từ đó về sau khi học Pháp, tôi ngồi song bàn, đến lúc chân thực sự đau chịu không nổi và ảnh hưởng đến học Pháp thì tôi bỏ chân xuống, một lát lại tiếp tục song bàn học Pháp. Chú ý tâm của mình ở trong Pháp, tư tưởng hễ nghĩ chuyện khác liền lập tức quay lại, tốc độ đọc Pháp chậm rãi. Tôi ngộ rằng khi đọc Pháp cũng là hoãn, mạn, viên, không nên cho rằng muốn ngộ ra Pháp lý gì đó, mà khi dụng tâm học Pháp, Sư phụ sẽ điểm hóa để chúng ta minh bạch.

Do ngồi song bàn học Pháp, thời gian đả tọa cũng đột phá rất nhanh. Trước đây tôi luôn không coi trọng việc luyện công, rất ít luyện.

Khi song bàn 20 phút đầu tiên, chân tôi bắt đầu đau, chân hễ đau thì trong tâm liền náo loạn, không muốn song bàn, thỉnh thoảng tay tự nhiên hợp thập. Tôi ngộ rằng mình nên đề cao tâm tính. Về sau, thông qua học ‘Giảng Pháp tại các nơi’ của Sư phụ, tôi ngộ rằng đây chẳng phải là điều tốt sao? Chịu khổ, tiêu nghiệp, đây chẳng phải để mình đề cao sao? Tôi thay đổi quan niệm, khi ngồi song bàn, dù chân đau nhưng tâm không náo loạn nữa, trong tâm nghĩ đây là hảo sự, chân đau cũng không quan tâm, đau là nghiệp lực. Sau đó, tôi ngồi song bàn một giờ cũng không đau, ngồi đả tọa rất thoải mái, không đau như trước nữa.

Gần một năm qua tôi không sao kiên trì được động tác bão luân. Về sau có một đồng tu nhỏ hơn tôi hai tuổi, đến tìm tôi cùng học Pháp, hai chúng tôi đều là trạng thái này, giải đãi trong tu luyện. Vì vậy, chúng tôi bàn bạc, ban ngày làm việc, buổi tối học một bài giảng Pháp, sau đó luyện động công, rồi bản thân tự về nhà đả tọa.

Khi vừa bắt đầu luyện bão luân, tôi cảm thấy tay mình rất nặng, được một chốc thì tay hạ xuống, tôi liền dùng lực nâng cánh tay lên, chưa tới vài giây, tay lại không đúng, tôi lại dùng lực giơ tay lên, cứ như vậy kiên trì trong một giờ, cảm thấy rất tốt.

Nhưng trong tâm tôi luôn có suy nghĩ không muốn luyện công, tôi biết tâm này không đúng, chủ nguyên thần của bản thân tôi là Thần, bản tính thuần chân, thiện lương, nếu chủ nguyên thần luyện công, sẽ có tâm gì khi luyện? Chính là chân thành nguyện ý luyện!

Vì vậy, tôi thay đổi quan niệm, rằng tâm không muốn luyện công không phải là chân ngã, sau đó khi luyện công, tôi phát tự nội tâm nghĩ rằng thích luyện, luyện công là đang đồng hóa Pháp, là trách nhiệm đối với những sinh mệnh trong tiểu vũ trụ của tự thân, họ cũng muốn luyện công, muốn đồng hóa với Pháp, dung nhập trong Pháp.

Điều kỳ diệu đã xảy ra, bây giờ sáng sớm luyện công, khi bão luân, cảm thấy nhẹ như bay, không có cảm giác nặng nề như trước, cảm giác rất nhẹ nhàng, “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân).

Sư phụ nhìn thấy tâm tính chúng ta đề cao lên một chút, sẽ giúp chúng ta vượt một quan. Mỗi thời mỗi khắc Sư phụ đều đang bảo hộ chúng ta.

2. Một chuyện nhỏ trong gia đình

Chiều hôm qua, con trai tôi đi học về và nói: “Con đã làm mất chìa khóa. Hôm nay, con thay chiếc quần dài đồng phục, túi quần quá nông và con đã làm mất chìa.”

Sau khi nghe con trai nói, niệm đầu của tôi là thuận theo tư duy logic của con trai và nói: “Mất rồi thì đừng dùng chìa khóa nữa, cái chìa này không sao chép được.”

Tiếp theo, tôi nghĩ, và miệng cũng nói rằng: “Sao con không đi tìm thử?”

Con trai nói: “Xa như vậy nên con không đi tìm!”

Tôi vừa nghe liền lo lắng: “Không tìm không được, trên chìa khóa còn có thẻ cộng đồng của chúng ta, người ta hễ thấy liền biết là chìa khóa nhà ai, mất chìa khóa tiềm ẩn nguy hiểm lắm.”

Khi đó tôi đang nấu cơm, tôi bỏ dở để chồng nấu, rồi cùng con trai đi tìm chìa khóa trên đường đến trường, trên đường con trai về nhà, nhưng tìm không thấy. Rất đông người đi trên đường, lại là giờ tan học, con trai nói: “Tìm không thấy, mình về thôi!”

Lúc này, tôi nghĩ, người tu luyện không có chuyện ngẫu nhiên, vì sao có thể gặp phải chuyện này nhỉ? Trong tâm tôi cầu Sư phụ cho chúng tôi tìm thấy chìa khóa! Tôi cũng nói với con trai: “Trong tâm cầu Sư phụ giúp chúng ta nhé!” Con trai đồng ý.

Sau khi về đến nhà, chồng hỏi: “Tìm thấy không?”

Tôi nói: “Không thấy.”

“Căn bản không mất, chìa khóa trong túi áo khoác của con trai”, chồng nói.

Tôi thoạt nhìn, quả nhiên là ở đó. Con trai nói với tôi rằng mình đã niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo“ trên đường, cuối cùng đã tìm thấy.

Qua chuyện này, tôi nắm chắc từng ý từng niệm của bản thân và đào chúng ra. Niệm đầu khi nghe thấy điều này liền suy nghĩ thuận theo tư duy của con người, kết quả là gì, niệm này không đúng, nó là nhân niệm. Bản thân là một đệ tử Đại Pháp, niệm đầu nên là gì: “những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân).

Do niệm đầu không đúng, nên những tư tưởng và hành vi tiếp theo đều không ở trong Pháp, lại còn sốt ruột với con trai, càng không làm được Thiện, cũng chẳng có Nhẫn.

Trên đường về nhà, tôi mới bình tĩnh lại, mới nghĩ bản thân là người tu luyện, và nghĩ đến cầu Sư phụ. Sau khi về nhà thì tìm thấy chìa khóa, đây thực sự là một quá trình tu tâm.

Lúc này, tôi ngộ được một câu Pháp của Sư phụ giảng:

“nhân tâm đâu đâu đều là chướng ngại.” (Lại một gậy cảnh tỉnh)

Nhất ý nhất niệm đầu tiên nghĩ bản thân là đệ tử Đại Pháp, Sư phụ giảng thế nào, bản thân biết niệm đầu này đúng hay không, hành vi này đúng hay không, lúc nào ở đâu cũng nghiêm khắc yêu cầu bản thân, thực tu bản thân. Đừng để rắc rối đến rồi lại cầu Sư phụ, tạo thêm rất nhiều phiền phức cho Sư phụ, cũng mang đến phiền phức cho những người xung quanh.

Cảm ơn Sư phụ đã an bài mỹ diệu để tôi minh bạch, nhất nhất vâng lời Sư phụ mới là tốt nhất. Hôm sau khi luyện công, Sư phụ lại điểm tỉnh tôi, đây chẳng phải để tôi minh bạch Pháp lý hướng nội tìm hay sao? Hướng ngoại tìm sẽ vĩnh viễn không tìm được, hướng nội tìm mới là Pháp bảo!

3. Tu bản thân trong quá trình làm tài liệu chân tướng

Vào năm mới 2020, dịch bệnh bất ngờ ập đến, đệ tử Đại Pháp khu vực chúng tôi cũng có tâm cứu người, nhiều sinh mệnh vẫn chưa được cứu, chúng tôi rất muốn phát một lượt tài liệu chân tướng trên diện rộng, để chúng sinh đều có cơ hội đắc cứu. Lúc đó, có vài đồng tu địa phương bị Trung Cộng can nhiễu, còn có vài đồng tu bị bắt cóc. Nhất thời không có ai làm tài liệu.

Khi ấy có một đồng tu tâm thái không ổn định, đã để máy in và sách Đại Pháp ở nhà tôi, sau đó đồng tu hướng dẫn tôi làm tiền chân tướng, dần dần tôi đã học được. Khi đó nhân tâm tôi đặc biệt nhiều, hễ máy in xuất hiện trạng thái không đúng đắn, tâm tôi liền lo lắng, trong lòng canh cánh, chuyện gì đang xảy ra nhỉ? Máy in sao thế nhỉ? Lúc nào cũng nghĩ là lý do từ máy in. Trong tâm biết đây là vấn đề của bản thân, nhưng vẫn quen với cách tư duy hướng ngoại nhìn.

Trải qua quá trình tu luyện một năm, mới thực sự thể hội rằng, vạn vật đều có linh, máy in và máy tính không có bất kỳ vấn đề gì cả, biểu hiện bất thường của chúng chỉ là giả tướng, đều là vấn đề của bản thân tôi thôi. Về sau, thông qua phối hợp với đồng tu, máy in tiền chân tướng được chuyển cho một đồng tu khác, vì tôi cần một lượng lớn tài liệu chân tướng nên đã chuyển sang máy in HP để in các cuốn tài liệu nhỏ.

Bây giờ tôi đi làm ban ngày, tranh thủ thời gian cung cấp các cuốn tài liệu nhỏ cho đồng tu xung quanh, tôi nghĩ chúng ta là một chỉnh thể, bản thân là một lạp tử trong Pháp, cần chúng ta làm gì thì chúng ta phối hợp.

Tu luyện của tôi được lấp đầy từng chút một, trong rèn giũa, trong giao tranh giữa chính niệm và nhân niệm, cố gắng hết sức đi cho chính. Tôi tin tưởng Sư phụ, tôi biết bản thân vẫn còn kém xa, vẫn còn nhiều thiếu sót trong khi làm ba việc. Bản thân tôi có tâm nguyện muốn đề cao, muốn chúng sinh được cứu, muốn đồng hóa với Pháp, muốn trở thành đệ tử chân tu của Sư phụ.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/2/珍惜修炼机缘-近一年在大法中实修-434748.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/26/199325.html

Đăng ngày 19-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share