Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 22-01-2022] Vào nửa đầu tháng 10 năm 2021, sau khi mẹ tôi đi hỗ trợ một hạng mục Đại Pháp ở một thành phố khác trở về, mẹ bảo tôi giúp đưa người học viên mà trước đó đi cùng với mẹ về nhà. Ngay khi tôi vừa lên xe của họ, tôi nhận thấy áp suất lốp thấp và tôi cảm giác có điều gì đó không ổn.

Tôi đề nghị đưa bà ấy về nhà bằng xe hơi của mình, vì tôi sợ lốp có vấn đề ngoài ý muốn khi chúng tôi đang đi trên đường. Lúc tôi quay lại và nhìn học viên ấy, trông bộ dạng của bà vô cùng mệt mỏi. Bỗng nhiên tôi nổi lên một niệm đầu bất hảo: “Họ đã đi đến rất nhiều nơi như vậy, giờ lại ngồi lên xe mình, ngộ nhỡ họ có vi-rút thì sao? Tôi là người luyện công, tôi không sợ, nhưng còn đứa con nhỏ của tôi thì sao? Tôi không muốn cô ấy ngồi trong ô tô của tôi ở trên chiếc ghế dành cho trẻ em, không thể để con tôi tiếp xúc với những thứ mà bà ấy đã chạm vào.“

Thực tế thì mẹ đã nói với tôi rằng một trong những học viên đi cùng mẹ tôi có biểu hiện nhiễm vi-rút và trải qua lần tiêu nghiệp rất lớn. Nhưng bản thân mẹ tôi vẫn ổn. Hai ngày sau, tôi đột nhiên cảm thấy rất lạnh, như thể tôi đang ở trong một chiếc tủ đông lạnh vậy. Tôi nghĩ có thể là do thời tiết lạnh và tôi đã cố gắng làm ấm bằng cách uống đồ uống nóng và đi ngủ sớm. Thế nhưng khi thức dậy vào sáng hôm sau, trạng thái của tôi càng tồi tệ hơn rất nhiều. Người tôi lạnh buốt và cực kỳ mệt mỏi. Khó khăn lắm tôi mới ra khỏi giường được, đến nước cũng uống không nổi. Cổ họng của tôi vô cùng khó chịu, tôi cũng bị mất vị giác!

Chồng tôi lo lắng hỏi: “Em đã bị nhiễm vi-rút phải không?”

“Không thể nào! Em là người tu luyện. Vi-rút đó không thể đến gần em. Anh nhìn mẹ xem, mẹ đã tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, nhưng bà vẫn ổn, không có triệu chứng gì. Em nghỉ ngơi và ngủ thêm một chút là ổn thôi”.

Thế nhưng càng nghỉ ngơi, tôi càng cảm thấy tồi tệ hơn. Tiếp theo đó là đứa con một tuổi của tôi có hiện tượng sốt cao, không ăn không uống và còn bị tiêu chảy. Lúc này tôi bị động tâm và nói với người nhà: “Ôi không, đây chẳng phải là những triệu chứng của vi-rút Trung Cộng sao! Con nhỏ mà bị nhiễm thì phải làm gì bây giờ? Tôi cần phải liên hệ với bác sỹ nhi khoa! Tôi phải mau chóng đứa con đến phòng cấp cứu khoa nhi thôi!” Đầu óc tôi tràn ngập lối suy nghĩ của người thường, thậm chí còn oán trách mẹ tôi đã mang vi-rút về nhà. Tôi biết là người tu luyện chúng tôi sẽ không sao, nhưng con tôi còn bé thế kia thì phải làm sao? Thời khắc đó tôi đã hoàn toàn quên rằng mình là một người tu luyện. Tôi đã hoảng sợ.

Mẹ tôi hối thúc tôi mau ra khỏi giường để luyện công và phát chính niệm. Tôi ép bản thân phải đứng lên, người tôi hoàn toàn không còn chút sức lực và gần như không thể đứng vững. Tôi dựa vào tường và bắt đầu luyện công. Tôi cảm thấy như mình có thể ngất xỉu bất cứ lúc nào. Khi luyện bài công pháp số hai, tôi không ngừng cảm thấy buồn nôn và vô cùng thống khổ. Ngay khi luyện xong bài công pháp này, tôi cảm giác có chút sức lực, nhưng một hồi sau lại thấy không ổn, cảm giác khổ sở khó chịu lại quay trở lại.

Cháu nhỏ nhà tôi không ăn uống gì và vẫn sốt cao. Sự lo lắng của tôi chuyển thành sợ hãi. Tôi cảm thấy mình không thể chịu đựng được nữa. Tôi cảm thấy luyện công cũng không giúp ích nhiều. Người nhà giục tôi hãy phát chính niệm, nhưng vừa mới phát thì còn được, phát một hồi thì tâm tôi không tĩnh được nữa. Quả thực tôi không biết phải làm gì nữa.

Đúng lúc này, một đoạn Pháp của Sư phụ chợt hiện lên trong tâm trí tôi:

“Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm”. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tu luyện chân chính, đúng vậy, tôi đã thực sự làm được tu luyện chân chính chưa? Tôi đã tu luyện tâm của mình chưa, đã tu luyện trí của chính mình chưa? Tôi có hướng nội tu chưa? Tôi ngay lập tức bình tĩnh lại và bắt đầu hướng nội tìm trong bản thân mình. Tôi phát hiện, bản thân đã không lý trí, bị cái tình với con tác động quá lớn. Tôi đã không chính niệm.

Từ việc chịu đựng một cách thụ động, tôi bắt đầu chủ động phát chính niệm, luyện công và học Pháp. Sau khi tôi luyện công lâu hơn, thân thể tôi trở nên có sức lực hơn. Khi trạng thái của tôi cải biến thì tình trạng của con tôi cũng được cải thiện.

Sau đó, khi tôi quyết tâm học Pháp thì đủ loại nghiệp tư tưởng xuất hiện: “Liệu con mình có gặp bất trắc không? Liệu cơn sốt cao có gây hại cho não của cháu không?” Tôi không ngừng loại bỏ những niệm đầu này và yêu cầu bản thân nhất định phải đọc xong bài giảng này. Khi đọc xong, người tôi không còn cảm thấy lạnh nữa, và hết sốt! Thật thần kỳ là thân nhiệt của con tôi cũng trở lại bình thường! Nước mắt lăn dài trên má, tôi biết chính là Sư phụ đã bảo hộ tôi và con tôi. Cảm tạ ân cứu độ của Sư phụ.

Qua sự việc lần này, tôi đã suy ngẫm và nhận thấy trong tu luyện của bản thân có những chỗ thiếu sót sau đây.

Chủ động thanh trừ nghiệp lực hơn là chịu đựng một cách thụ động

Ban đầu khi bản thân vừa có phản ứng nghiệp bệnh thì tôi nghĩ ngay đến cách thức để tiêu nghiệp, và dựa vào trải nghiệm trước kia của bản thân, cho rằng ngủ một giấc là hết. Tôi đã không nhận thức được rằng nếu tôi chủ động thanh trừ nó bằng cách tăng cường luyện công và phát chính niệm, thì tôi sẽ hồi phục nhanh hơn rất nhiều. Đây cũng là một quá trình phủ định sự an bài của cựu thế lực. Ngược lại, nếu tôi chỉ chịu đựng thống khổ một cách thụ động, thì là tôi đã thừa nhận an bài của cựu thế lực.

Tu luyện tinh tấn là giải pháp tốt nhất

Khi con tôi bị sốt, đầu óc tôi rối bời, suy nghĩ đều là theo cách của người thường. Điều này cho thấy chấp trước vào đứa bé của tôi rất lớn. Nhìn lại thời điểm đại dịch bắt đầu, tôi không ngại tiếp xúc với những người đã bị nhiễm bệnh khi tôi đang thu thập chữ ký để giảng chân tướng về cuộc bức hại. Hơn nữa lúc đó tôi cũng học Pháp rất nhiều, vậy tại sao lần này tôi lại cảm thấy bất lực như vậy?

Hướng nội sâu hơn, tôi nhận ra rằng tôi đã buông lơi bản thân, theo đuổi những thứ giải trí và mới mẻ và không quá tập trung vào việc cứu người. Tôi đã dành nhiều thời gian hơn cho việc giáo dục con trai mình, đưa nó đến sở thú hoặc viện bảo tàng và không dành đủ thời gian để học Pháp hoặc luyện công để giúp đỡ nó.

Sư phụ giảng:

“Phàm là đứa trẻ như vậy, những lúc người lớn luyện công là thay thế cho đứa trẻ mà luyện”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Như vậy là tôi đã không đặt việc tu luyện của tôi và con tôi ở vị trí quan trọng, mà trái lại, tôi đã nuôi dưỡng đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi như một đứa trẻ bình thường. Tôi đã không coi trọng việc cứu người (cứu người khác và con tôi).

Chủ ý thức phải mạnh

Tôi nhớ lại những suy nghĩ đã nổi lên trong tâm trí khi tôi đưa đồng tu đó về nhà: “Nếu bác ấy mang vi-rút thì sao?” Làm thế nào mà một suy nghĩ tiêu cực lại nổi lên như vậy và làm sao tôi lại có thể bị cái tư tưởng bất chính này dẫn đi? Điều này chẳng phải phản ánh rằng chủ ý thức của tôi không mạnh sao?

Sư phụ giảng:

“Một niệm phân biệt giữa người và Thần. Cái chư vị dấy lên là chính niệm, chư vị bảo rằng ấy là giả tướng. Là cựu thế lực can nhiễu, mình tu Đại Pháp nhiều năm như thế, không thể xuất hiện tình huống này đâu. Chư vị thật sự phát tự nội tâm một niệm ấy, thì mọi thứ kia lập tức sẽ mất”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010-Giảng Pháp tại các nơi XI)

Là một người tu luyện, thông qua tu luyện thì ý thức của một người sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Tại sao sau bao nhiêu năm tu luyện, chủ ý thức của tôi vẫn không đủ mạnh mẽ? Nó cũng là sự phản ánh cuộc sống hàng ngày của tôi. Tôi có thể đang làm tốt một việc gì đó rồi đột nhiên bị phân tâm đi kiểm tra điện thoại, và cuối cùng cầm điện thoại lên và lãng phí rất nhiều thời gian và hoàn toàn quên mất ban đầu mình đang làm gì.

Sư phụ cũng giảng:

“Nhưng đại đa số người ta có thể lấy tư tưởng chủ quan rất mạnh (chủ ý thức mạnh) để bài trừ nó, phản đối nó. Như thế, minh chứng rằng cá nhân ấy có thể độ được, có thể phân biệt rõ tốt xấu, cũng chính là ngộ tính tốt; Pháp thân của tôi sẽ giúp đỡ họ tiêu trừ đại bộ phận loại nghiệp tư tưởng này”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Điều này chẳng có nghĩa là tôi đã không chống lại nghiệp tư tưởng trong tu luyện hàng ngày của mình hay sao? Bình thường tôi đã quá buông lơi, không có cảm giác cấp bách phải tu luyện và cứu người. So với “tu luyện như thuở ban đầu” mà Sư phụ đã dạy thì khoảng cách quá lớn.

Nhìn lại toàn bộ quá trình đó, tôi tự hỏi bản thân: “Nếu tôi chăm chỉ học Pháp, thì liệu tôi có bị cuốn theo nghiệp lực tư tưởng đó không? Nếu tôi phát chính niệm đầy đủ, thì vi-rút có khả năng xâm nhập vào trường không gian của tôi không? Nếu tôi luyện công hàng ngày một cách thực sự nghiêm túc, liệu cơ thể của tôi có còn dễ bị vi-rút tấn công và ảnh hưởng đến vậy không?”. Tôi đã có rất nhiều lớp bảo vệ nhưng vẫn gặp phải tình huống tiêu nghiệp khốc liệt đến như vậy–đây thật là một lời cảnh tỉnh nghiêm túc để tôi chú ý đến tình trạng tu luyện của mình!

Ngoài ra, tôi thực sự cần chú ý đến việc học kinh văn mới của Sư phụ. Sư phụ đã giảng rất nhiều Pháp lý trong kinh văn mới, nhưng lúc gặp chuyện, tôi lại hoàn toàn không thể nhớ ra những Pháp lý đó. Hơn nữa Sư phụ còn giảng rằng đệ tử Đại Pháp “bản thân chính là người trừ nghiệp trừ khuẩn” (Lý Tính) vậy mà tôi vẫn suy xét vấn đề theo lối tư duy rằng vi-rút sẽ lây lan.

Bên cạnh đó, tôi đã không coi trọng việc luyện công trong một thời gian dài, vì tôi luôn cảm thấy mình còn trẻ và thân thể khỏe mạnh. chỉ cần tôi đề cao tâm tính và học Pháp nhiều là được rồi. Đây đều là những biểu hiện của việc không đủ tín Sư tín Pháp, cũng như không lý giải rõ ràng Pháp lý, đồng thời cũng biểu hiện của tâm an dật, thoải mái.

Chúng ta đang ở vào một thời khắc mấu chốt trong việc cứu người. Tôi không có thời gian để lãng phí mà chìm vào cảm giác hổ thẹn hay hối hận. Sau này tôi phải tinh tấn hơn, tận dụng thời gian và tinh tấn làm ba việc, không để bị những việc người thường can nhiễu nữa.

Trên đây là một chút thể ngộ trong tầng thứ của bản thân muốn giao lưu cùng các đồng tu, xin vui lòng chỉ ra những điểm không phù hợp.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/22/437075.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/26/198297.html

Đăng ngày 06-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share