Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Nội Mông Cổ, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-01-2022] Bà Lý Ngọc Phân từng hai lần thụ án lao động cưỡng bức và hai lần bị cầm tù với tổng thời gian 14 năm, lại đang đối mặt với sự bức hại tài chính khi tiền lương hưu của bà bị tước đoạt, vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Bà Lý ở thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1997. Trước đó, bà từng phải vật lộn với căn bệnh ung thư tử cung với khối u có kích thước bằng quả trứng vịt. Dù vẫn có thể làm việc, nhưng hàng ngày sau khi tan làm, bà phải nghỉ ngơi rồi mới có thể bắt tay vào việc nấu nướng. Vài tháng sau khi bà tu luyện Pháp Luân Công, khối u của bà đã tự tiêu biến và kể từ đó bà vẫn luôn sống khỏe mạnh.

Tuy nhiên sau đó bà Lý đã bị bắt vào tháng 7 năm 2002 chỉ vì nói với mọi người về sự phục hồi sức khỏe một cách thần kỳ của mình, và nhà của bà cũng bị lục soát. Bà bị giam trong Trại tạm giam Ba Lâm Tả Kỳ và hai tháng sau bị kết án hai năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Đồ Mục Cát.

Lính canh trại lao động cưỡng bức đã bắt bà Lý ngủ trong phòng làm việc của họ để cách ly bà với các học viên khác và theo dõi bà 24/24. Hai lính canh đã đánh đập bà cho đến khi họ kiệt sức. Sau khi nghỉ được một lát, họ lại tiếp tục đánh đập khiến mặt bà sưng vù, bầm tím. Sau một thời gian dài những vết bầm tím đó mới thuyên giảm.

Sau một tháng bị cách ly, lính canh bắt bà Lý làm việc hơn mười giờ một ngày mà không được trả tiền công, trong đó có một số công việc rất tốn sức lực.

Việc bà Lý bị bức hại đã giáng một đòn nặng nề lên cha mẹ bà và họ thường xuyên lo lắng cho bà. Họ đã lần lượt qua đời mà không được gặp con gái mình lần cuối.

Bà Lý lại bị lĩnh án hai năm ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Hô Hòa Hạo Đặc sau lần bị bắt tiếp theo vào ngày 6 tháng 4 năm 2006. Chồng bà đã ly dị bà trong thời gian bị giam giữ. Khi bà được thả vào ngày 3 tháng 1 năm 2008, bà phát hiện mình đã không còn nhà để về và phải ở trong một khách sạn trong sáu tháng.

Bà lại bị bắt vào ngày 26 tháng 10 năm 2009 và bị kết án bốn năm trong Nhà tù Nữ Số 1 Hô Hoà Hạo Đặc.

Lần bắt giữ gần đây nhất xảy ra vào ngày 13 tháng 7 năm 2014, sau khi bà bị tố cáo vì nói với mọi người về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Toà án Ba Lâm Tả Kỳ đã xét xử bà Lý vào ngày 25 tháng 11 năm 2014 và kết án bà 6 năm tù. Bà đã bị chuyển đến Nhà tù Nữ Số 1 Hô Hoà Hạo Đặc vào tháng 3 năm 2015, nhưng gia đình bà không hề nhận được thông báo.

Ngay khi bà đến nhà tù, các tù nhân đã lột trần bà và khám người bà. Họ đã lấy đi bản cáo trạng và đơn kháng cáo và không trả lại cho bà.

Bà Lý từng làm việc trong xưởng sơn địa phương. Vào tháng 3 năm 2013, hai tháng trước tuổi nghỉ hưu theo luật định của mình, bà đã vay 67.000 nhân dân tệ để đóng bổ sung khoản bảo hiểm dưỡng lão của mình nhằm đạt mức đóng góp tối thiểu cần thiết cho việc được cấp phát lương hưu sau này. Bà bắt đầu được hưởng đãi ngộ hưu trí vào ngày 5 tháng 5 năm 2013 theo quy định của pháp luật.

Bắt đầu từ tháng 11 năm 2015, khi bà vẫn đang trong thời gian thụ án, Cục An sinh Xã hội kỳ Ba Lâm Tả (CASXH) bắt đầu đình chỉ việc trả lương hưu cho bà. Khi bà được trả tự do vào tháng 7 năm 2020, CASXH cũng yêu cầu bà trả lại số lương hưu mà bà đã lĩnh trong thời gian bà bị giam giữ (từ khi bà bị bắt cho đến tháng 7 năm 2014), và ngày bắt đầu đình chỉ là vào tháng 11 tháng 2015.

Ngoài ra, CASXH đã trả lại khoản đóng góp bảo hiễm dưỡng lão mà bà đã đóng bổ sung cho bốn năm tù đầu tiên của mình, với lý do là bốn năm đó sẽ không còn được tính vào số năm lao động của bà. Họ tuyên bố rằng họ sẽ tái phát lương hưu cho bà theo một cách tính mới, và chỉ sau khi bà trả lại các khoản phúc lợi hưu trí đã lĩnh trong thời gian bị cầm tù.

Theo Hiến pháp, Luật Lao động và Luật Bảo hiểm Xã hội của Trung Quốc, bà Lý lẽ ra không bao giờ bị yêu cầu trả lại số tiền lương hưu đã nhận trong thời gian bị giam cầm. Điều 44 của Hiến pháp quy định: “Nhà nước căn cứ theo quy định của pháp luật thực hiện chế độ hưu trí đối với cán bộ công nhân viên chức làm việc tại cơ quan nhà nước và tổ chức đơn vị sự nghiệp. Cuộc sống của người nghỉ hưu được nhà nước và xã hội bảo đảm.”

Thêm vào đó, Điều 72 của Luật Lao động quy định: “Người sử dụng lao động và người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và đóng các khoản chi phí bảo hiểm xã hội”.

Điều 73 của Luật Lao động quy định: “Điều kiện, tiêu chuẩn hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động được do pháp luật và pháp quy quy định. Quỹ bảo hiểm xã hội cho người lao động phải được đóng đúng hạn và đầy đủ.”

Điều này cho thấy phúc lợi hưu trí chỉ có thể được quy định trong các luật và quy định liên quan và không có chính sách nào do chính quyền hoặc cơ quan địa phương ban hành có thể đi ngược lại. Ngoài ra, tiền lương hưu phải được trả đầy đủ mà không bị khấu trừ bất kỳ khoản nào.

Hơn nữa, Điều 10 Luật BHXH Trung Quốc quy định: “Mỗi người lao động phải tham gia bảo hiểm dưỡng lão cơ bản; và người sử dụng lao động và người lao động sẽ cùng nhau đóng bảo hiểm dưỡng lão cơ bản.”

Đuy định này được nói rõ hơn trong Điều 16: “Cá nhân tham gia bảo hiểm dưỡng lão cơ bản sẽ được hưởng tiền dưỡng lão cơ bản hàng tháng nếu thời gian đóng góp lũy kế của cá nhân đó không dưới 15 năm tính đến tuổi nghỉ hưu theo luật định. Nếu thời gian đóng góp lũy kế của cá nhân đó không đủ 15 năm tính đến tuổi nghỉ hưu theo luật định, cá nhân đó có thể được lĩnh bảo hiểm dưỡng lão cơ bản hàng tháng sau khi cá nhân đã đóng góp bổ sung đủ số tiền cần thiết cho 15 năm theo luật định”.

Như vậy có thể thấy, không có luật nào được trích dẫn ở trên cấm một người nhận lương hưu khi họ đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng lương hưu theo luật định.

Bài liên quan:

Một phụ nữ 59 tuổi bị giam 14 năm trong suốt 22 năm của cuộc bức hại Pháp Luân Công

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/30/437856.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/8/199102.html

Đăng ngày 13-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share