Bài của Chung Cổ Lâu

[MINH HUỆ 16-06-2011] Cách đây 1400 năm về trước, Hoàng đế triều đại nhà Tùy, Tùy Dương Đế là người rất tàn bạo và vô đạo đức, cả vùng đất Trung Hoa lâm vào tình cảnh hỗn loạn, và nhiều người đã nổi dậy. Lý Thế Dân, người sau này trở thành hoàng đế Đường Thái Tông của triều đại nhà Đường, đã bắt đầu một chiến dịch quân sự để trị vì vùng đất Trung Hoa khi ông mới chỉ 18 tuổi. Ông đã đánh bại Lưu Võ Chu, Vương Thế Sung, và Đậu Kiến Đức, cũng như các vị vương khác. Do đó, Hoàng đế Thái Tông đã dần dần thống nhất vùng đất Trung Hoa. Ông đã tạo nên một thời kỳ thịnh vượng của triều đại nhà Đường. Trận chiến mang tính quyết định để thống nhất vùng đất Trung Hoa của Lý Thế Dân là trận chiến tại thành Lạc Dương, nằm ở vùng đất Trung Nguyên. Vào thời điểm đó, Lạc Dương là thành phía đông của triều đại nhà Tùy, và ở đó có sự phòng thủ mạnh mẽ và vững chắc nhất. Nó bị chiếm giữ bởi Vương Thế Sung. Lý Thế Dân đã dẫn quân của mình từ thành phố Tây An để tấn công Lạc Dương. Cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm. Trong khoảng thời gian này, Lý Thế Dân đã thiết lập nên Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen vô cùng dũng mãnh, chỉ cần nhìn thấy cũng đã đủ khiến kẻ thù thất kinh sợ hãi.

Theo “Tư trị thông giám” (một cuốn sách nổi tiếng của Trung Quốc được viết bởi nhà sử học vĩ đại Tư Mã Quang (1019-1086) bao gồm 16 triều đại và kéo dài 1363 năm), “Tần vương Lý Thế Dân đã chọn ra hơn 1.000 binh lính kỵ binh, và tất cả đều mặc đồng phục áo giáp đen. Ông chia quân thành các cánh quân bên trái và cánh quân bên phải, và để cho Tần Thúc Bảo, Trình Giảo Kim, và Uất Trì Kính Đức (những vị tướng nổi tiếng của triều đại nhà Đường) thống lĩnh đội quân. Trong mỗi trận chiến, Lý Thế Dân đều mặc áo giáp đen và thống lĩnh đội quân tiên phong để tấn công kẻ thù. Khi đội quân đã tấn công thì không một kẻ thù nào có thể ngăn cản được. Vì thế, kẻ thù rất sợ nó.”

Có lần Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen đã đánh bại kẻ thù có lực lượng đông gấp mười lần. Đội quân này đã giết và bắt giữ hơn 6.000 binh sĩ của đối phương. Trong trận Hổ Lao, Lý Thế Dân lại một lần nữa thống lĩnh Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen như một lực lượng tiên phong. Ông đã ra lệnh cho 3.000 lính kỵ binh trực tiếp tấn công đối phương. Đội quân đã đánh bại lực lượng của Đậu Thập Dư với hơn 100.000 binh lính và đã bắt giữ hơn 50.000 người. Vương Thế Sung đã bị đẩy đến tuyệt vọng và sau đó phải đầu hàng. Nhờ chiến thắng này, Lý Thế Dân đã được Đường Cao Tổ phong làm Hoàng đế của nhà Đường, một ngôi vị cao hơn hết thảy những người khác. (Đường Cao Tổ là Lý Uyên, cha của Lý Thế Dân, và là vị Hoàng đế khai quốc của nhà Đường.)

Đã mười chín năm trôi qua kể từ khi Sư phụ bắt đầu Chính Pháp ở thế gian con người. Đối mặt với tà ác tràn lan, chúng sinh bị mê lạc, và sự thao túng của cựu thế lực, vậy đâu là “Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen” ngày nay? Sức mạnh chiến đấu đáng sợ của Đội Quân Áo Giáp Đen không phải là một huyền thoại, mà đó là điều thực sự có thật trong lịch sử. Tôi đang tự hỏi, sức mạnh chiến đấu phi thường của Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen từ đâu đến và bài học nào cho chúng ta – những đệ tử Đại Pháp, những người đang trợ Sư chính Pháp hôm nay, có thể rút ra từ đó?

Đầu tiên, mỗi binh sĩ trong Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen đều phải rất thiện chiến, mỗi người trong số họ đã được lựa chọn từ trong số vô số các ứng cử viên.

Thứ hai, Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen như một tổng lực có sức mạnh chiến đấu mạnh mẽ phi thường. Trong Kinh Dịch có viết, “Miễn là hai cá nhân có thể đồng tâm đồng lòng làm mọi thứ, thì sự kết hợp hài hòa đó sẽ trở thành sức mạnh của một thanh gươm sắc nhọn có thể cắt kim loại làm đôi.” Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng cho thấy rằng khi hai người phối hợp chặt chẽ không có mâu thuẫn, thì sức mạnh tổng hợp của nó sẽ không chỉ đơn giản là sức mạnh của hai cá nhân cộng lại, mà nó còn mạnh mẽ hơn rất nhiều lần. Sức mạnh tổng hợp của 1.000 binh sĩ, như một thể thống nhất với chung một mục tiêu và đạt đến một sự kết hợp hoàn hảo sẽ mạnh hơn rất nhiều so với kẻ thù với lực lượng binh sĩ đông gấp mười lần nhưng không có khả năng phối hợp gắn bó như một chỉnh thể.

Thứ ba, Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen được đặt dưới sự chỉ huy của các vị thống lĩnh, tất cả họ đều là các danh tướng tài ba, trong đó người chỉ huy cao nhất của nó là Lý Thế Dân, một chiến lược gia quân sự đại tài.

Thứ tư, Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen luôn có tinh thần chiến đấu cao cũng như một khát khao chiến thắng mãnh liệt. Bất kể đối phương có thể hiện ra sức mạnh như thế nào, những binh sĩ đó vẫn luôn giữ một niềm tin bất khả chiến bại. Loại niềm tin đã khiến cho đội quân thể hiện được sức mạnh phi thường trên chiến trường và hình thành một khí thế hùng mạnh mà có thể đánh bại bất cứ thứ gì cản đường của họ.

Những đệ tử Đại Pháp chúng ta là một chỉnh thể. Chỉnh thể này có thể triển hiện sức mạnh lớn đến đâu hay đóng một vai trò lớn như thế nào trong Chính Pháp thì có liên hệ rất gần với bốn yếu tố mà đã được đề cập ở trên. Đầu tiên là sự tu luyện của các đệ tử Đại Pháp. Thứ hai là sự phối hợp giữa các đệ tử Đại Pháp. Thứ ba là vai trò của các điều phối viên Đại Pháp. Thứ tư là ý chí và sự tự tin của các học viên Đại Pháp.

Ai có thể trở thành một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp thì không phải là một chuyện đơn giản. Mọi việc đang diễn ra ngày nay đã được an bài hết sức tỉ mỉ từ hàng xa xưa trong vũ trụ. Sự an bài tỉ mỉ này không chỉ hạn cuộc trong kiếp sống này của chúng ta trong xã hội con người. Hơn nữa, nó cũng không chỉ hạn cuộc trong những kiếp sống khác của chúng ta ở thế gian con người. Từ thời điểm mà chúng ta, khi vẫn còn ở trên thiên thượng, ban đầu được chọn là những người sẽ trở thành đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp ngày nay, tất cả mọi thứ trong sinh mệnh của chúng ta đã được sắp đặt lại. Kể từ đó, sự tồn tại của sinh mệnh chúng ta không phải là vì bản thân chúng ta mà là vì Chính Pháp.

Trong lịch sử rất lâu dài của vũ trụ, chúng ta đã được tôi luyện dựa theo yêu cầu của Chính Pháp. Chúng ta đã được ban cho tất cả các khả năng cần có ngày nay, để có thể đảm bảo theo yêu cầu của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Chúng ta, các đệ tử của Đại Pháp, không chỉ là những anh hùng và những người có ảnh hưởng trong lịch sử. Thêm vào đó, chúng ta đã theo Sư Phụ, dần dần giáng hạ từ những tầng thứ cao xuống những tầng thứ thấp trong vũ trụ, chúng ta cũng đã được an bài để đóng những vai trò vĩ đại và để lại những thành tựu không phai trong những cảnh giới đó, và chính điều này đã giúp chúng ta tích được uy đức. Trong quá trình này, sinh mệnh của chúng ta cũng luôn được vun bồi bởi những điều tốt nhất. Trong khi đó, chúng ta cũng tạo lập nên các mối nhân duyên tiền định với các sinh mệnh trong những cảnh giới khác nhau. Tất cả những điều này là để cho Chính Pháp ngày hôm nay, và để cho chúng ta có thể thực hiện tốt trong vai trò là đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp.

Tại sao chúng ta lại là những sinh mệnh may mắn nhất trong vũ trụ? Đó không chỉ bởi vì chúng ta có thể đắc được Pháp trong kiếp sống này của chúng ta. Đó còn là do những gì chúng ta đắc được chính là điều quý giá nhất trong toàn bộ quá trình tiến hóa của vũ trụ, và nó tiếp diễn từ niên đại rất xa xưa cho tới tận khi chúng ta giáng hạ xuống trái đất này từ thiên thượng, từng bước từng bước một.

Không chỉ có tam giới là được tạo ra cho Chính Pháp; vũ trụ, từ thời rất xa xưa, cũng đã được an bài cho Chính Pháp hiện nay. Trong lịch sử vũ trụ, những gì xảy ra tại các tầng thứ khác nhau đều không phải là ngẫu nhiên. Nhiều sự việc xảy ra là để giúp chúng ta trở thành đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Nếu Sư phụ đã không lựa chọn chúng ta, nếu chúng ta không được an bài để trợ Sư chính Pháp ngày hôm nay, chúng ta sẽ không may mắn như thế trong lịch sử, và chúng ta cũng sẽ không thể đạt được nhiều đến thế.

Ngày nay chúng ta có thể trở thành đệ tử Đại Pháp, thì tất cả chúng ta đều có nhiều khả năng, hay ít nhất là có tiềm năng lớn. Nếu không, chúng ta sẽ không bao giờ có thể trở thành đệ tử Đại Pháp. Sự khác biệt giữa khả năng và tiềm năng cần được nhấn mạnh, trong trường hợp đầu, tức là khi một người thể hiện ra được năng lực của mình, trường hợp sau có nghĩa là một người vẫn chưa thể hiện ra khả năng của họ, và người đó vẫn cần phải làm khả năng đó của họ xuất ra.

Mỗi đệ tử Đại Pháp đều hy vọng rằng họ có nhiều khả năng và đóng một vai trò lớn trong việc trợ Sư chính Pháp. Tuy nhiên, một số học viên Đại Pháp cảm thấy rằng họ không có đủ khả năng, vì vậy họ không có đủ tự tin trong khi làm việc, và thậm chí họ còn nghi ngờ rằng họ không thể làm tốt công việc. Nhiều học viên đã có ý nghĩ như vậy, trên thực tế, bởi vì họ đã không hiểu chính mình, và họ không có sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa đặc biệt của đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, và họ cũng chưa có được sự hiểu biết đầy đủ về Đại Pháp.

Có bao nhiêu chư Phật, Đạo, Thần đang ở trong vũ trụ? Họ chỉ đơn giản là có vô số. Ngay cả ở trong một tầng thứ thấp, Như Lai có nhiều như số hạt cát ở sông Hằng. Hôm nay chúng ta có thể bước vào Đại Pháp và trở thành đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp – tại sao chúng ta vẫn còn nghi ngờ khả năng của chính chúng ta? Bất kể cho dù những năng lực siêu thường của chúng ta có được triển hiện trong xã hội người thường hay không, thì ít nhất là chúng ta cũng có năng lực tiềm ẩn rất lớn. Khi chúng ta tu luyện bản thân mình trong Đại Pháp và trợ Sư chính Pháp, khi đó chúng ta có thể đạt tới cảnh giới cao hơn thông qua tu luyện, và năng lực tiềm ẩn lớn của chúng ta sẽ được triển hiện. Miễn là chúng ta làm tốt ba việc mà Sư Phụ yêu cầu, thì chúng ta sẽ thấy rằng khả năng của chúng ta sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong quá trình này. Điều đó là chắc chắn. Trên thực tế, đó là, bởi vì nhiều khả năng tiềm ẩn của chúng ta đã triển hiện. Có rất nhiều ví dụ như vậy, và thậm chí có những phép lạ xảy ra ở các vùng khác nhau, và thường được báo cáo trên trang Minh Huệ.

Không có gì lạ về điểm này, vì mỗi một đệ tử Đại Pháp đều là một vương chủ trên thiên thượng hạ xuống trái đất để trợ Sư chính Pháp. Mỗi vị vương chủ trên thiên thượng đều là người có uy lực nhất tại tầng thứ đó. Tuy nhiên, do có nhiều vương chủ đã đi xuống thế giới con người từ các tầng thứ cao, và có một vấn đề nảy sinh, đó là, các vị vương này có thể phối hợp tốt với nhau đến đâu và liệu họ có thể thực hiện công việc một cách hài hòa hay không.

Liệu các đệ tử Đại Pháp có thể phối hợp tốt hay không sẽ không chỉ là việc liệu họ có thể thực hiện mọi việc tốt hơn và hiệu quả hơn nơi xã hội con người hay không. Bởi vì mỗi đệ tử Đại Pháp là đại biểu cho một tầng thiên thể vũ trụ to lớn với vô lượng chúng sinh trong đó, và đằng sau mỗi đệ tử Đại Pháp đều có một nhân tố vô cùng mạnh mẽ. Vì thế, đằng sau mỗi suy nghĩ, mỗi ngôn từ, mỗi hành động của đệ tử Đại Pháp đều đại biểu cho một tầng thiên thể to lớn và vô lượng chúng sinh trong đó. Vì vậy, chẳng phải sự phối hợp giữa các đệ tử Đại Pháp cũng giống như sự phối hợp giữa các tầng thiên thể vũ trụ to lớn với vô lượng chúng sinh mà chúng ta đại diện cho, hay cũng giống như sự cộng hưởng giữa các nhân tố mạnh mẽ đằng sau các đệ tử Đại Pháp?

Vũ trụ là một chỉnh thể. Những hình thế Chính Pháp trong vũ trụ và thế giới con người đều đối ứng với nhau. Chúng ta, với cặp mắt của con người, chỉ có thể thấy được những gì đang diễn ra trên không gian bề mặt của xã hội con người mà thôi. Do vậy, sự phối hợp giữa các đệ tử Đại Pháp có vẻ như rất đơn giản và bình thường, nhưng trên thực tế, nó lại rất đặc biệt và trọng yếu do các nhân tố liên quan ở đằng sau mỗi đệ tử, ở cả trọng trách mà họ gánh vác cũng như ảnh hưởng mà họ tạo ra.

Mặc dù chúng ta có vẻ như những con người bình thường và làm những việc bình thường trong xã hội con người, chúng ta thực sự là những đệ tử của Đại Pháp, và chúng ta đang trợ Sư chính Pháp. Có một yếu tố mạnh mẽ đằng sau mỗi đệ tử Đại Pháp. Làm thế nào chúng ta có thể khiến các nhân tố mạnh mẽ mà chúng ta sẵn có để tạo nên một lực gắn kết, sự cộng hưởng và một hiệu ứng phóng đại, và thể hiện được vai trò to lớn của chúng trong tiến trình Chính Pháp? Đây là câu hỏi mà mỗi đệ tử Đại Pháp nên hỏi chính mình. Điều này liên quan đến việc liệu chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp có thể thể hiện được vai trò cần có của mình trong tiến trình Chính Pháp hay không và liệu chúng ta có thể làm hài hòa những gì mà Sư Phụ muốn không. Chẳng phải điều này là vô cùng trọng yếu sao? Làm sao một người có thể tính đếm được những điều mà các đệ tử Đại Pháp đã hoàn thành trong Chính Pháp? Làm sao một người có thể hình dung ra việc mỗi đệ tử Đại Pháp sẽ được đặt định vị trí như thế nào sau Chính Pháp? Tất cả những điều này có thể không được tính đến hay sao?

Sư Phụ đã giảng Pháp cho chúng ta (trong Chuyển Pháp Luân) về những Giác Giả từ tầng thứ cực cao, tâm của họ tĩnh như đầm nước chết, dường như không có gì trong đó cả. Tôi cũng hiểu được rằng đầm nước chết mà Sư Phụ đề cập đến là nước nguyên thủy tại một tầng thứ đặc biệt. Nó vô cùng vi tế và có mật độ rất cao. Khi bất cứ thứ gì được ném vào trong đó, nó thậm chí còn không tạo ra một gợn sóng, và bất cứ thứ gì ném vào trong đó sẽ giải thể ngay lập tức. Sư phụ giảng “…Vật chất và tinh thần là nhất tính!” (tạm dịch) (“Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand năm 1999). Hơn nữa, tầng thứ của học viên mà càng cao, thì sẽ càng rõ hơn về vấn đề này. Tôi đã hiểu rằng nước nguyên thủy chính là biểu hiện về tâm tính của những Đại Giác Giả, đó là sự phản ánh bản chất kim cương bất hoại của họ, và đó cũng là một biểu hiện của công lực vô cùng mạnh mẽ của họ.

Nước nguyên thủy trong một tầng thứ nhất định của vũ trụ thậm chí được cấu thành bởi các lạp tử nhỏ hơn trong một không gian thâm sâu hơn. Mỗi một đệ tử Đại Pháp là một lạp tử Đại Pháp. Nếu mỗi đệ tử Đại Pháp có thể đạt đến trạng thái vững như kim cương bất hoại về tâm tính, thì không một ai có thể tác động đến chỉnh thể các học viên Đại Pháp. Chỉnh thể đó cũng sẽ giống như đầm nước chết, không kể điều xấu nào ném vào trong đó, chúng sẽ ngay lập tức tan rã, và sẽ không thể gây ra bất kỳ xáo trộn nào giữa các học viên Đại Pháp. Nếu chúng ta có thể đạt đến trạng thái này, thì sự can nhiễu của cựu thế lực sẽ không thể tác động đến chúng ta.

Mặt khác, chẳng phải là các sinh mệnh tà ác vẫn có thể làm những gì chúng muốn bởi vì chúng đang bị thao túng bởi cựu thế lực sao? Cựu thế lực nghĩ rằng các đệ tử Đại Pháp phải trải qua các khảo nghiệm như vậy để xem xem liệu họ có thật sự vững như kim cương bất hoại hay không hay họ có thể nhận ra và bỏ đi những thiếu sót của mình hay không. Vì vậy, cựu thế lực vẫn đang tiếp tục thao túng tà ác để thực hiện những gì mà chúng muốn. Nếu các đệ tử Đại Pháp chúng ta không thể kiểm soát tốt bản thân mình, thì tâm của chúng ta sẽ phù động và chúng ta sẽ bị xáo trộn khi đối mặt với các vấn đề và điều đó có thể gây ra sự xáo động giữa các đệ tử Đại Pháp. Đó có phải là chúng ta đã không thực hiện tốt vai trò của mình? Liệu đó có phải do chính những yếu tố riêng của chúng ta khuyếch tán, thúc đẩy, và phóng đại những xáo động này? Và đó có phải khi chúng ta làm như thế thì chính là cho cựu thế lực lấy lý do để gây ra phiền phức cho chúng ta? Cựu thế lực có thể nói, “Ông thấy đấy, những gì chúng tôi làm là đúng. Chỉnh thể các học viên Đại Pháp vẫn chưa đạt được trạng thái bất động như kim cương. Bên trong họ vẫn còn bị xáo trộn. Với những hành động như thế sao họ có thể đáp ứng được yêu cầu của Đại Pháp? Do đó, chúng tôi vẫn cần phải tiếp tục can dự vào cho đến khi họ có thể đáp ứng được các yêu cầu.”

Mặc dù chúng ta không thừa nhận sự an bài của cựu thế lực nhưng chúng ta vẫn cần phải đáp ứng các yêu cầu của Đại Pháp đối với chúng ta! Khi chỉnh thể các học viên Đại Pháp thực hiện tốt, cựu thế lực sẽ không còn lý do gì để can nhiễu nữa. Nếu không, nếu chúng ta không thực hiện tốt, cựu thế lực sẽ lợi dụng các sơ hở của chúng ta. Thế chẳng phải chúng ta thừa nhận sự tồn tại của chúng sao?

Mỗi học viên đều có trường năng lượng của riêng mình trong các không gian khác. Và chỉnh thể các học viên Đại Pháp cũng có một trường năng lượng riêng. Trường năng lượng của một học viên tốt hay xấu, mạnh hay yếu là phụ thuộc vào tâm tính của học viên đó. Tương tự trường năng lượng của chỉnh thể các học viên Đại Pháp tốt hay xấu, mạnh hay yếu là phụ thuộc vào mỗi đệ tử và sự phối hợp giữa tất cả các học viên.

Một đội quân thì bao gồm nhiều binh sĩ, cũng giống như nhiều lạp tử nhỏ cấu thành và tạo nên một lạp tử lớn. Vì vậy sự giao chiến giữa hai đội quân thù địch cũng giống như sự va chạm giữa hai lạp tử lớn. Một bên có thể đánh bại bên kia do bên thắng có năng lực mạnh hơn và có một lực gắn kết mạnh mẽ hơn bên bại trận. Vì lẽ đó nên cũng có thể nói rằng Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen đã có thể đánh bại kẻ thù với lực lượng đông hơn hết lần này đến lần khác. Ngày nay, liệu chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp có thể trở nên trưởng thành nhanh chóng hay không là có liên quan trực tiếp đến việc liệu chúng ta có thể đáp ứng được các yêu cầu của Chính Pháp và làm hài hòa những gì mà Sư Phụ muốn hay không trong quãng thời gian ngắn còn lại.

Sư Phụ đã giảng:

“… Người phụ trách điểm luyện công chúng ta giống như trụ trì, phương trượng ở nhà chùa” (Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân, trong “Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải“, Tạm dịch)

Trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, đó chủ yếu là giai đoạn tu luyện cá nhân. Tuy nhiên, sau 20 tháng 7 năm 1999, tình hình đã thay đổi, từ nay trở đi, chúng ta cần phải ưu tiên cho việc chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Để ngăn chặn cuộc bức hại của tà ác, chứng thực Pháp, và giúp cho chúng sinh được đắc cứu, thì chúng ta cần phải vượt qua sự ngăn trở của cựu thế lực, từng lớp từng lớp, và hoàn toàn tiêu diệt tà ác. Đó chẳng phải là cuộc đọ sức giữa chính và tà trong vũ trụ sao? Và nó có sự khác biệt nào với cuộc chiến giữa hai đội quân trong quá khứ không? Như vậy đó chẳng phải là điều phối viên của mỗi dự án chứng thực Pháp, người lãnh đạo trong việc thiết lập các dự án, cũng giống như vị tướng chỉ huy trong lịch sử sao?

Là một vị tướng chỉ huy trên chiến trường, một người không chỉ cần chỉ huy tốt các đội quân mà còn cần phải phối hợp tốt với các bộ phận khác trong quân đội. Đây là một trách nhiệm rất lớn. Trong một trận chiến lớn, liệu mỗi vị tướng chỉ huy có thực hiện tốt hay không là rất quan trọng. Đây cũng là trường hợp đối với điều phối viên của một dự án Đại Pháp. Khi điều phối viên hoàn thành xuất sắc công việc, thì người đó sẽ không chỉ thể hiện được tốt vai trò trong dự án của riêng mình, mà còn giúp phối hợp tốt giữa các dự án, và lúc đó thậm chí sẽ xuất hiện sự cộng hưởng vô cùng mạnh mẽ. Mặt khác, nếu điều phối viên của dự án làm không tốt, người đó sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến dự án mình đang phụ trách, mà còn có thể gây nên sự cô lập giữa các dự án Đại Pháp. Do đó, không có cách nào khác là các học viên Đại Pháp phải phối hợp ăn ý và thậm chí là triển hiện được sức mạnh lớn hơn nữa.

Sư Phụ giảng,

Trước đây tôi từng nói rằng, thời gian Chính Pháp sẽ không quá dài, [mà] rất ngắn. Tôi từng hy vọng rằng chư vị rất nhanh sẽ thành thục, rất nhanh sẽ lý trí lên; khiến sự việc này chỉ trong một thời gian ngắn là kết thúc rồi. Nếu các đệ tử Đại Pháp đều chưa lý trí, đều chưa trở nên thành thục, mãi vẫn dùng nhân tâm làm các việc, biểu hiện mạnh mẽ như thế, thì sự việc này làm sao hoàn tất đây? Sao có thể nói rằng đệ tử Đại Pháp đã tu luyện tốt rồi?” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Thời gian đã 12 năm kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999. Tại sao Chính Pháp lại chưa thể kết thúc? Chúng ta thực sự cần phải có một cái nhìn toàn diện đối với bản thân mình. Mỗi đệ tử hay chỉnh thể các học viên Đại Pháp cần suy xét một cách cẩn thận về việc làm thế nào để trở nên thành thục và lý trí càng nhanh càng tốt để đáp ứng được những gì Sư Phụ mong muốn.

Khi giai đoạn Chính Pháp được kéo dài, một số học viên đã biểu hiện ra các mức độ buông lơi khác nhau trong tu luyện, cảm thấy rằng họ vẫn đang làm ba việc và họ sẽ không bị bỏ lại khi đến thời điểm viên mãn của các đệ tử Đại Pháp đến. Với suy nghĩ như vậy, họ không còn thể hiện được sự tinh tấn mà đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp cần phải có nữa. Ngay cả khi họ đang làm một số công việc Đại Pháp, nhưng có vẻ như họ đang làm việc một cách rất chểnh mảng. Họ thiếu tinh thần quyết tâm, đức tin bất khả chiến bại, động lực tiến lên và vượt qua mọi trở ngại, giống như Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen.

Chính Pháp vũ trụ là tất thành.”(Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2004)

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các đệ tử Đại Pháp chúng ta có thể chứng thực Pháp theo một cách lơi lỏng. Chính Pháp đã kéo dài quá lâu bởi vì chúng ta vẫn chưa có sự đột phá. Nếu không phải vì Chính Pháp thì nhân loại đã không còn tồn tại lâu rồi. Bây giờ mỗi ngày của nhân loại là đều được kéo dài cho Chính Pháp. Tuy nhiên, khi nhân loại đã bại hoại đến mức này, nhiều người trên thế giới vẫn còn đang phạm phải rất nhiều tội lỗi. Vì vậy, mỗi ngày nhân loại lại tạo thêm bao nhiêu tội lỗi nữa đây? Vậy làm sao mà họ có thể hóa giải được tội lỗi mà họ đã tích tụ thêm trong suốt giai đoạn được kéo dài của Chính Pháp?

Có vài tỷ người trên thế giới vẫn đang chờ đợi để được đắc Pháp sau khi cuộc đàn áp tà ác này kết thúc. Họ đã phạm phải tội lỗi trong mê. Thời điểm Chính Pháp kết thúc càng được trì hoãn thì họ lại càng phạm phải nhiều tội lỗi hơn. Với rất nhiều tội lỗi thêm vào, cùng với biết bao tội lỗi trước đó, sao họ có thể hoàn trả nổi đây? Vì vậy, trong tương lai, khi vài tỷ người bước vào Đại Pháp và bắt đầu tu luyện, làm sao họ sẽ có thể hóa giải các tội lỗi mà họ đã phạm phải trong suốt thời gian Chính Pháp được kéo dài? Ai sẽ chịu đựng nó cho họ? Nếu Sư Phụ không chịu một phần tội lỗi cho họ, họ sẽ không thể thành công trong việc tu luyện của mình. Với lòng từ bi của Sư Phụ, chúng ta có thể tưởng tượng được những gì Sư Phụ sẽ làm cho họ. Kéo dài thời gian Chính Pháp có nghĩa là các đệ tử Đại Pháp thậm chí sẽ có cơ hội để tích thêm nhiều uy đức, nhưng đối với Sư Phụ, đó có nghĩa là Ngài phải chịu thêm nhiều tội nghiệp cho chúng sinh. Chúng ta chỉ có thể cảm thấy biết ơn Sư Phụ và tinh tấn hơn, và chúng ta không nên chịu đựng với oán giận hay nghi ngờ Sư Phụ.

Kéo dài Chính Pháp thêm một ngày có nghĩa là Sư Phụ cần phải chịu thêm nhiều tội nghiệp hơn nữa. Vì vậy, sự buông lơi của chúng ta sẽ khiến Sư Phụ phải chịu đựng nhiều hơn. Là những đệ tử Đại Pháp, nếu chúng ta không thành thục càng nhanh càng tốt, nếu chúng ta không tạo thành được một lực lượng mạnh mẽ hơn để đẩy Chính Pháp tiến về phía trước, thì làm sao chúng ta có thể tự cho phép mình tiếp tục như vậy? So với những gì Sư Phụ đã chịu đựng cho chúng ta, thì bất kỳ sự mâu thuẫn hay xung đột nào giữa các học viên đều không có nghĩa lý gì cả. Chúng ta phải hình thành nên một lực gắn kết mạnh mẽ để vượt qua sự ngăn trở của cựu thế lực và làm hài hòa những gì Sư Phụ muốn.

Tướng do tâm sinh. Liệu những đệ tử Đại Pháp chúng ta có thể triển hiện được đầy đủ năng lực của mình trong giai đoạn Chính Pháp hay không là tùy thuộc vào chính bản thân chúng ta. Nếu tất cả chúng ta không bị mê hoặc bởi những biểu hiện bề mặt của thế giới con người, nếu chúng ta không bị mê hoặc bởi những khó khăn bề mặt mà cựu thế lực đã tạo ra, nếu chúng ta có thể tiến bước và làm những gì chúng ta nên làm với đầy đủ sự tự tin, với sự phối hợp hài hòa và chặt chẽ và tạo nên một lực gắn kết mạnh mẽ, thì khi đó cựu thế lực sẽ không còn hy vọng để ngăn cản chúng ta được nữa.

Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen ngày nay ở đâu? Lực lượng huyền thoại này tồn tại trong tâm của các đệ tử Đại Pháp. Nếu chúng ta nhìn vào trong, chắc chắn chúng ta sẽ tìm thấy nó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/16/“天策玄甲”今何在-242507.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/7/6/126538.html
Đăng ngày 31-7-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share