Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-06-2011] Giữa tháng 8 năm 2010 và tháng 6 năm 2011, có gần 70 mật vụ ở Phòng 610 thành phố Đường Sơn, Ủy ban lập pháp và chính trị, Cục an ninh nội địa, và Bộ công an đã bắt giữ phi pháp 143 học viên Pháp Luân Công và đưa họ đến nhiều trại giam và/ hoặc trại lao động cưỡng bức. Công an còn lục soát toàn bộ nhà của các học viên này. Nhiều học viên khác trong khu vực cũng bị chính quyền giám sát và sách nhiễu.

Những viên chức Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau đây chịu trách nhiệm sắp đặt bức hại trên diện rộng: Vương Tuyết Phong, bí thư ĐCSTQ thành phố Đường Sơn; Hứa Đức Mậu, bí thư Ủy ban Chính trị và Lập pháp; Cổ Văn Nhã, trưởng sở công an; và Lưu Hiểu Trung, phó sở công an. Nhiều công an khác cũng tham gia bức hại.

2011-6-17-minghui-persecution-tangshan-eren-01--ss.jpg
Vương Tuyết Phong

2011-6-17-minghui-persecution-tangshan-eren-02--ss.jpg
Hứa Đức Mậu

2011-6-17-minghui-persecution-tangshan-eren-03--ss.jpg
Cổ Văn Nhã

2011-6-17-minghui-persecution-tangshan-eren-04--ss.jpg
Lưu Hiểu Trung

1. Bức hại có hệ thống trên diện rộng

Theo nhiều nguồn tin nội bộ, việc tăng cường bức hại các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đường Sơn là được chỉ đạo từ nhiều cấp cao ĐCSTQ. Những kẻ bức hại đã lên một kế hoạch có hệ thống để tiến hành một cuộc đàn áp có quy mô lớn, nhắm vào nhiều học viên trong toàn bộ khu vực Đường Sơn.

Tổng cộng có 143 học viên đã bị bắt, bao gồm 22 người ở Phong Nhuận, bốn người ở Cổ Dã, tám người ở Khai Bình, bốn người ở Nhạc Bình, một người ở Loan Hà, ba người ở huyện Loan Hà, sáu người ở Thiên An, năm người ở Đường Hải, ba người ở Ngọc Điền, 60 người ở Tuân Hóa và 27 người ở thành phố Đường Sơn.

Có ít nhất 23 học viên bị bắt vào ngày 24 tháng 11 năm 2010, gồm có ông Trương Chí Châu, bà Vương Kim Lan, bà Lý Lệ Hoa, ông Lý Cường, bà Trương Tú Vinh, ông Lâu Hội Quân, ông Đường Thiết Dũng, bà Vĩ Mai Kim ở quận Phong Nam, bà Hàn Tú Anh, ông Lý Thiểu Huy, bà Tạ Quốc Hương ở quận Phong Nhuận, ông Cát Phượng Nghĩa, ông Lưu Kiến Quốc ở Cổ Trị, bà Từ Thúy Hoa, ông Từ Hướng Chí, bà Trương Lập Phân, ông Phó Văn Hoài, bà Ngô Tố Hương ở quận Khai Bình, ông Trương Nghệ Bưu ở huyện Nhạc Đình, ông Lý Đức Thắng ở huyện Loan Hà, bà Diệp Hồng Hà ở Đường Hải, ông Lý Hán Tân ở Ngọc Điền, và ông Khương Thuận Tài ở huyện Loan Hà. Nhà của họ đều bị lục soát vì công an tìm kiếm cái gọi là “chứng cứ” để biện minh cho việc bắt giữ và bức hại sau này. Ba học viên sau đó bị đưa đến trại lao động cưỡng bức để bức hại.

Cục an ninh nội địa và sở công an đã lên kế hoạch bắt giữ trên diện rộng, và các học viên bị bắt giữ đã bị nhắm làm mục tiêu trước đó.
Mọi vụ bắt giữ đều được tiến hành một cách tương tự. Học viên bị bắt giữ tại nhà hoặc nơi làm việc của mà không có lý do.

Bà Lý Lệ Hoa và ông Lý Cường bị bắt vào sáng ngày 24 tháng 11 năm 2010. Trong cả hai trường hợp, có khoảng tám công an nấp ở bên ngoài nhà của họ và chờ đợi đến khi người trong gia đình học viên đi làm hoặc đi học. Một khi nhìn thấy người nhà học viên rời đi, công an sẽ xông vào nhà học viên và bắt họ, rồi lục soát nhà của họ.

ĐCSTQ ở thành phố Đường Sơn đã bắt giữ 14 học viên và lục soát nhà họ trong thời điểm gọi là ngày nhạy cảm quanh việc hàng năm “họp Quốc hội hai lần của ĐCSTQ. Ông Chu Hướng Dương, bà Lý Sơn Sơn, và ông Từ Quý Vân bị bắt giữ vào ngày 5 tháng 3 năm 2011, ngày họp quốc hội. Bà Hàn Quế Hương và bà Lưu Quế Anh bị bắt vào ngày hôm sau. Ngày 7 tháng 3, hơn năm học viên, trong đó có bà Vương Tú Chi và ông Tào cũng bị bắt. Nhiều học viên khác cũng bị theo dõi và quấy rối.

Công an đã nỗ lực phối hợp bắt giữ nhiều học viên vô tội hơn kể từ tháng 5 năm 2011: 80 học viên đã bị bắt trong một tháng. Lần lượt hơn 50 học viên đã bị bắt tại huyện Tuân Hóa vào ngày 10 tháng 5. Một số học viên bị bắt đã nghe trộm được công an thảo luận về số lượng mục tiêu bắt giữ và so sánh có bao nhiêu vụ bắt giữ được thực hiện tại mỗi đồn công an địa phương.

2. Chấp hành mệnh lệnh trái phép và tống tiền

Để không bị lọt bất kỳ chứng cứ nào của cuộc bức hại phi pháp, nhiều viên chức cấp cao ĐCSTQ đã ra nhiều chỉ thị liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công cho các cấp dưới chỉ bằng điện thoại hoặc nói miệng. Điều này trái ngược với việc làm trong quá khứ, khi mà mọi chỉ thị đều bằng văn bản của ĐCSTQ. Công an biết rằng bức hại các học viên Pháp Luân Công là không bị phạt, nên khi họ bắt và khám xét nhà học viên, họ thường ăn cắp vật dụng cá nhân và tống tiền học viên mà không do dự hoặc sợ hãi việc bị bắt hay bị trừng phạt.

Công an đã khám xét nhà ông Chu Hướng Dương và bà Lý Sơn Sơn vào ngày 5 tháng 3 năm 2011, lấy đi 13,000 nhân dân tệ, bốn sổ tiết kiệm, một máy tính xách tay, một máy tính bàn, và một máy in mới, cũng như sáu hộp đĩa DVD trắng, chín điện thoại di động mới, bảy điện thoại di động cũ mà ông Chu và bà Lý dùng để kinh doanh. Công an cũng lấy đi chứng minh thư của hai người, bằng tốt nghiệp và chứng chỉ kinh doanh chuyên nghiệp

Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2011, người ở Phòng 610 thuộc Bộ công an Khu phát triển kinh tế Nam Bảo và Phòng 610 thành phố Đường Sơn, cùng với Cao Học Quốc ở Đồn công an Nam Diêm liên kết với Nhà tù Ký Đông, đã bắt bà Lý Văn Nga, một bác sĩ trực ở khoa nội bệnh viện Nam Diêm, và chồng bà là ông Vương Vệ Đông, một công an ở Đội 6 Nhà tù Ký Đông. Công an đã xông vào nhà học viên và lục soát vào ban ngày. Họ dùng vũ lực để mở một cái tủ rồi lấy đi số tiền trợ cấp của cha mẹ bà Lý là 1,500 đô la Úc mà em gái bà Lý đưa cho bà, 6,000 đô la Mỹ tiền vốn của bà, một sổ tiết kiệm, nhiều thẻ tín dụng. Họ cũng lấy đi nhiều đồ vật có giá trị, như một máy tính, một sợi dây chuyền vàng, nhẫn vàng, đồ trang sức bạc, một máy ảnh, và thậm chí là cả đôi dép xăng đan màu đỏ ở bên ngoài. Công an đã lấy đi tổng cộng số tài sản gần 200,000 nhân dân tệ.

Khoảng 6 giờ sáng ngày 24 tháng 11 năm 2010, công an ở Đồn công an Cơ Tràng Lộ đã bắt ông Lâu Hội Quân, nhân viên của Ngân hàng xây dựng, ông sống tại quận Trương Tây, thành phố Đường Sơn. Họ cũng lục soát nhà ông, lấy đi nhiều sách Pháp Luân Công, một máy tính và nhiều tài sản cá nhân khác. Ông Lâu bị giam tại Trại giam số 1 Đường Sơn. Ông chỉ được thả sau khi công an tống tiền gia đình ông 10,000 nhân dân tệ.

Công an ở Đồn công an Việt Hà đã tống tiền gia đình ông Triệu Vân Long 1,000 nhân dân tệ sau khi ông bị bắt. Ông Triệu đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức.

Nhiều công an ở Tuân Hóa được cử đi để bắt giữ hơn 50 học viên địa phương vào ngày 10 tháng 5. Khoảng 20 học viên được thả sau khi họ bị tống tiền mỗi người 2,000 nhân dân tệ. Học viên buộc phải trả 200 nhân dân tệ cho chi phí thức ăn trong lúc bị giam, dù họ không nhận được bữa ăn nào.
Hầu hết tài sản cá nhân của những học viên bị bắt đều bị mất trong lúc khám xét nhà và bị tống tiền một khoản tiền lớn.

3. Giám sát thông qua Internet

Mọi người đều biết ĐCSTQ đã dùng một số tiền lớn để xây dựng một tường lửa nhằm ngăn chặn người dân Trung Quốc học và biết những thông tin đích thực. ĐCSTQ sử dụng hàng ngàn gián điệp Internet để theo dõi trực tuyến, đặc biệt đối với các học viên Pháp Luân Công. ĐCSTQ thậm chí đã bắt và buộc tội các học viên là “tìm kiếm các website nước ngoài” Để bắt giữ và bức hại các học viên Pháp Luân Công tại thành phố Đường Sơn, nhiều Sở công an và Cục an ninh nội địa đã dùng một số tiền lớn để mua các thiết bị giám sát Internet.
Khi các học viên bị bắt mà không có lý do tại nhà họ hoặc nơi làm việc trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011, công an đã tịch thu máy tính của học viên để “phân tích”, âm mưu cái gọi là “bằng chứng” để biện minh cho việc bức hại. Một số học viên sau đó đã bị thẩm vấn và bị tra hỏi về cách truy cập trang website Minh Huệ (phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh), cũng như email của họ. Chỉ thị đến từ Cục an ninh nội địa, sau đó nhiều công an sẽ thực hiện nó.
Ngày 17 tháng 11 năm 2010, bà Diêu Ngọc Mẫn ở thôn Vô Sự Trang, quận Phong Nhuận đã bị ba người ở Cục an ninh nội địa Phong Nhuận và hai công an ở Đồn công an trấn Tuyền Hà Đầu bắt giữ. Họ cũng tịch thu máy tính của bà vì họ xác định rằng bà đã truy cập các website nước ngoài.

Các học viên dưới đây cũng bị bắt và máy tính của họ cũng bị tịch thu vì lý do tương tự:

– Ngày 24 Tháng 11 năm 2010, bà Hàn Tú Anh ở thôn Phật Lâm, xã Dương Quan Lâm thuộc Phong Nhuận và bà Trương Lập Phân ở quận Khai Bình
– Ngày 24 tháng 2, năm 2011, bà Vương Vĩnh Hồng, giáo viên Trường dạy nghề Loan Hà
– Ngày 8 Tháng Sáu 2011, Bà Đổng Lan Phân ở Ban Xây dựng và ông Vương Hiếu Quân thuộc Viện Năng lượng
– Ngày 9 tháng 6 năm 2011, bà Trình Đông Hương từ thôn Lữ Gia Oa ở xã Sa Lưu Hà thuộc quận Phong Nhuận. Bà bị người ở Đồn công an xã Sa Lưu Hà bắt giữ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/18/过去十个月内唐山一百四十人遭迫害-242638.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/7/7/126555.html
Đăng ngày: 24-7-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share