Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 13-12-2021] Kể từ khi đại dịch Covid-19 (Viêm phổi Vũ Hán) bùng phát cách đây gần hai năm và lây lan toàn cầu, hơn 270 triệu người đã bị nhiễm bệnh và số người chết lên đến hơn 5 triệu người. Để giúp mọi người an toàn và khỏi bệnh, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã khuyên mọi người niệm “chín chữ chân ngôn”, đó là: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo“. Nhiều người đã có những trải nghiệm thần kỳ nhờ niệm chín chữ này, trong đó có cô Susan, hiện đang sống tại Slovakia.
Là người gốc Hồng Kông, cô Susan theo chồng đến Slovakia vào hai năm trước. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, cô đã nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và trải nghiệm của chính mình. Cô nói: “Chín chữ chân ngôn này thực sự giúp mọi người an toàn và khỏe mạnh trong mùa dịch. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhiều người xung quanh tôi, bao gồm người thân và bạn bè cũng đều thụ ích từ môn tu luyện”. Cô đã kể lại câu chuyện của mình trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Minh Huệ.
Cô Susan và hai con.
Chín chữ chân ngôn
Không lâu sau khi cô Susan và gia đình ổn định cuộc sống tại Slovakia vào cuối năm 2020, em dâu của Susan nói bạn của cô ấy đã tiếp xúc với các bệnh nhân mắc Covid-19, vì vậy cần phải ở nhà để cách ly. Sau khi biết tin người bạn đó rất căng thẳng và lo lắng vì sợ bản thân nhiễm dịch, cô Susan đã đọc chín chữ chân ngôn và thu âm lại và bảo em dâu gửi bản ghi âm cho người bạn kia.
Người bạn tiếp nhận và niệm chín chữ chân ngôn hơn 10 lần mỗi ngày. Xét nghiệm Covid sau đó cho kết quả âm tính.
Sau khi con trai của người bạn trở về nhà vào tháng 10 năm 2021, cậu bé cảm thấy không khỏe và xét nghiệm dương tính với virus corona. Anh chị em và cha của cậu bé cũng bị nhiễm bệnh, nhưng mẹ của cậu bé, người luôn nhớ niệm chín chữ chân ngôn, thì không bị nhiễm.
Khi họ hỏi về điều này, cô Susan đã giải thích về văn hóa Thần truyền của Trung Quốc. Đó là, bất cứ ai ủng hộ những người chính nghĩa và lương thiện thì sẽ đắc phúc báo.
Vài người bạn của em dâu của cô Susan đã ốm nặng sau khi bị nhiễm virus corona. Cô Susan đề nghị em dâu cũng nên nói họ biết về chín chữ chân ngôn này.
Một gia đình hạnh phúc
Chồng của cô Susan là người Slovakia. Vì đã nghe nói đến cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục, nên ban đầu anh ấy có chút lo lắng khi cô Susan nói về môn tu luyện khi họ ăn tối cùng mọi người hoặc trong các dịp tụ họp. Nhưng anh ấy ấn tượng về những sự thay đổi ở cô Susan và những sự việc chẳng hạn như trường hợp kể trên. Kết quả là, anh ấy thường giúp cô Susan phiên dịch khi cô nói về Pháp Luân Đại Pháp hoặc tự anh ấy giảng chân tướng.
Gần đây, công ty nơi anh ấy làm việc yêu cầu mọi người tiêm vắc-xin phòng bệnh. Nhìn thấy một số đồng nghiệp thân thể có phản ứng không thoải mái sau khi tiêm mũi thứ lai, anh ấy đã xin nghỉ phép hai ngày, để chuẩn bị đương đầu với những phản ứng bất lợi. Tuy nhiên, anh ấy không cảm thấy khó chịu chút nào sau khi tiêm phòng. Ngạc nhiên bởi điều này, anh ấy nói với vợ mình: “Chắc chắn là vì em tu luyện Pháp Luân Công nên anh mới không sao.“
Hai cậu con trai của họ cũng thụ ích từ Pháp Luân Đại Pháp. Nhiều lớp học phải cách ly vì có những ca dương tính, nhưng các lớp học của hai cậu con trai cô Susan đều không có ca dương tính nào và mọi người vẫn có thể đến trường. Khi được hỏi vì sao họ may mắn như vậy, cô Susan và các con nói đó bởi vì họ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Ngoài gia đình cô Susan cũng giới thiệu môn tu luyện cho bạn bè. Một người bạn của cô đã lại mang thai sau khi trải qua hai lần sảy thai. Cô ấy nơm nớp lo sợ. Cô Susan kể cho cô ấy về trải nghiệm của bản thân và khuyên cô ấy nên niệm chín chữ chân ngôn.
Người bạn tiếp nhận lời khuyên của cô Susan và sau này đã thuận lợi hạ sinh một em bé khoẻ mạnh.
Trở thành học viên
Câu chuyện của người bạn thường nhắc cô Susan nhớ về trải nghiệm của chính mình. Cậu con trai đầu của cô mắc bệnh eczema khi chỉ mới được vài tháng tuổi. Da của cậu bé đỏ tấy và sưng, khô cứng và gây ngứa khắp cơ thể cậu bé. Thỉnh thoảng còn có cả máu mủ chảy ra. Sau khi đi khám nhiều bác sĩ, bao gồm cả bác sĩ Tây y và Trung y, cô Susan vẫn không tìm được cách chữa trị cho con trai. Cậu bé khóc vì đau, cô cũng khóc theo, tự hỏi tại sao cuộc đời lại khổ như vậy.
Khi cô Susan kể cho một người bạn đồng nghiệp nghe về điều này, người này khuyên cô nên thử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đó là mùa hè năm 2007 và cô Susan bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và niệm chín chữ chân ngôn cho con trai 18 tháng tuổi mỗi ngày. Tình trạng của cậu bé được cải thiện và cậu bé có thể ngủ ngon.
Cậu bé bắt đầu nói khi lên hai tuổi và câu đầu tiên của cậu bé là chín chữ chân ngôn. Thần kỳ là, làn da của cậu bé được cải thiện kể từ đó, mịn màng như trẻ sơ sinh. Cô Susan rất vui mừng trước điều này và gia đình cô càng hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Cô Susan luyện công trong một công viên để giới thiệu môn tu luyện cho công chúng.
Cải biến cả tâm lẫn thân
Giống như cậu con trai đầu, cô Susan cũng nhận thấy môn tu luyện mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân cô.
Sau khi sinh cậu con trai đầu bằng phương pháp để mổ, cô ấy thấy có mụn đỏ và sưng mọc ở vết khâu, gây đau và ngứa. Cô ấy đã thử uống thuốc hơn một năm mà không có tác dụng. Một sự khó chịu khác là lúc nhỏ bị té ngã và bị thương do trượt patin nên cô ấy thường bị đau thắt lưng, vào những ngày thời tiết xấu sẽ trở nên nặng hơn. Kết quả là cô Susan không thể ngồi lâu hoặc ngồi trên bề mặt cứng hay lạnh. Khi ngồi học Pháp nhóm hoặc luyện công tập thể, cô luôn đem theo tấm lót. Ở nhà thì cô sẽ ngồi trên nệm.
Khoảng ba tháng sau khi cô Susan bắt đầu tu luyện, một học viên khác đề nghị cô ngồi trực tiếp trên sàn nhà. Cô đã thử và ngạc nhiên là cô không thấy đau. “Tôi đã hết đau rồi!” Tâm cô tràn ngập niềm vui.
Không chỉ vậy, mụn sưng đỏ ở vết khâu sinh mổ cũng lặn mất, chỉ để lại một đường mỏng. Cô ấy rất vui mừng.
Cũng như cải thiện về mặt thể chất, cô Susan nói môn tu luyện giúp cô trở nên vô cùng bình tĩnh và tường hoà, là điều mà cô chưa từng trải nghiệm trước đây. Lúc trước, cô thường uống rượu, hút thuốc và chơi đánh bài. Sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô biết đó là những thói xấu và đã nhanh chóng bỏ đi mà không gặp vấn đề gì.
Dần dần, cô Susan cũng học được cách trở nên vị tha và luôn nghĩ cho người khác trước.
Nơi làm việc và cuộc sống gia đình
Là một học viên, cô Susan biết cô cần chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để hành xử dù ở bất cứ nơi nào, bao gồm cả nơi làm việc và cuộc sống hàng ngày.
Hồng Kông là nơi nổi tiếng với tốc độ phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, sếp của cô Susan là người rất nóng tính. Điều này khiến các nhân viên của ông ấy vô cùng căng thẳng, thỉnh thoảng họ vẫn bị ông ấy la mắng.
Trước đây điều này thật khó khăn cho cô Susan và thỉnh thoảng cô ấy cần phải hít một hơi sâu để bình tĩnh lại. Sau khi trở thành học viên Đại Pháp, cô ấy cố gắng đặt mình vào vị trí của sếp. Rốt cuộc thì ông ấy đã phải đối mặt với rất nhiều áp lực và thường tự trách mình thay vì nhân viên.
Nhận ra điều này, mỗi khi sếp tức giận, cô Susan sẽ hướng nội trước để tìm xem chỗ nào cô có thể làm tốt hơn. “Điều này quả là không thể tưởng tượng được trước khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp”, cô ấy nhớ lại. Thêm vào đó, sếp của cô cũng nhận thấy sự thay đổi nơi cô. Ông ấy không chỉ ủng hộ đức tin của cô mà còn giúp cô nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục.
Một tình huống tương tự cũng xảy ra trong gia đình cô. Do nền tảng văn hoá khác biệt, cô Susan biết chồng cô thường hành xử theo ý mình thay vì nghe lời cô khuyên. Khi cô ấy cố gắng kiềm chế từ việc bảo chồng làm những gì thì sự bất mãn của cô thường dâng cao đến mức cô ấy phát hoả.
Sau khi trở thành học viên Pháp Luân Đại Pháp, cô Susan học được rằng không có việc gì là ngẫu nhiên và cuộc sống không hạnh phúc là do nợ nghiệp. Sau đó, cô ấy học cách mở rộng tâm của mình và tha thứ cho chồng. Sự cải biến của cô khiến chồng cô nể phục – anh ấy ủng hộ cô Susan và hai cậu con trai tu luyện Đại Pháp và mua hoa để cảm tạ Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.
Cô Susan và hai cậu con trai đang luyện bài tĩnh công thiền định của Pháp Luân Đại Pháp.
Những người khác cũng thụ ích từ việc cô tu luyện
Bởi bản thân được trải nghiệm huyền năng của Pháp Luân Đại Pháp nên cô Susan thường khuyên những người khác niệm chín chữ chân ngôn này. Một lần nọ, đồng nghiệp của cô trở lại Hồng Kông bị u xơ dạ dày, và cô Susan đã nói với cô ấy về chín chữ chân ngôn. Người đồng nghiệp đã làm theo lời cô khuyên niệm chín chữ này và cơn đau biến mất.
Cha của cô Susan cũng được thụ ích từ chín chữ chân ngôn đó. Hai người họ có mối quan hệ căng thẳng kể từ khi cô Susan còn là một đứa trẻ vì cha cô thường xuyên nghiêm khắc với cô. Mối quan hệ của hai cha con vẫn tiếp tục căng thẳng cho đến khi cô Susan trở thành học viên Đại Pháp. Cô nhận ra những gì xảy ra giữa cha và cô là kết quả của nợ nghiệp, nên cô ấy không còn oán hận cha mình nữa. Cô ấy bắt đầu đối đãi với cha bằng sự từ bi và mối quan hệ của cô với cha mình đã dần dần được cải thiện.
Là một người nghiện hút thuốc lá, cha cô thường ít chú ý đến thói quen ăn uống của mình. Sau này, ông được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi với một khối u trong phổi. Bởi vì khối u quá gần mạch máu nên bác sĩ không đề nghị phẫu thuật vì khả năng ông ấy không thể qua khỏi sau ca phẫu thuật lên đến 80%. Khi thảo luận liệu pháp điện và hoá trị, bác sĩ phát hiện ra ông ấy có lượng bạch cầu thấp. Cuối cùng, bác sỹ kết luận không thể thực hiện phương pháp điều trị nào với ông, chỉ có thể để ông ở nhà phó mặc cho số phận.
Thấy cha được đưa về nhà và chờ chết một cách khổ sở, cô Susan đã nói với cha về Pháp Luân Đại Pháp và đọc cho ông nghe các bài giảng trong sách Chuyển Pháp Luân. Cô cũng dạy ông niệm chín chữ chân ngôn. Tính khí nóng nảy của ông đã không còn và ông cảm thấy có sức sống. Kết quả tái khám chụp CT cho thấy khối u đã biến mất. Tuy nhiên, sau khi hồi phục, cha của cô lại trở lại nếp sinh hoạt cũ. Dù vậy, sinh mệnh của ông đã được kéo dài năm năm và sau này ông đã qua đời vì suy hô hấp cấp tính.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/13/434701.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/15/197001.html
Đăng ngày 23-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.