Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đài Loan

[MINH HUỆ 23-12-2021]

Kính chào Sư phụ tôn kính!
Chào các bạn đồng tu!

Tôi là học viên đắc Pháp ở Đài Trung vào năm 2000. Dưới đây tôi chia sẻ với mọi người về mấy sự việc để lại ấn tượng sâu sắc trong tu luyện, mong muốn khích lệ bản thân tìm lại tâm nguyện thuở đầu tu luyện.

Năm 6 tuổi, tôi bị sốt bại liệt, nên không thể đi đứng bình thường. Mãi đến năm 2000, cơ duyên tình cờ giúp tôi biết đến Pháp Luân Đại Pháp. Khi đó, thầy giáo của con tôi đã giới thiệu Đại Pháp cho tôi. Tôi tỏ ra bất lực, tuy tôi rất thích xem chương trình thể dục, cũng rất muốn học Thái Cực Quyền v.v., nhưng trạng thái thân thể không cho phép, nói chung không làm được gì. Nhưng đồng tu lạc quan trả lời tôi rằng không sao, có thể học Pháp và luyện tĩnh công trước, động công có thể làm được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu! Kể từ đó, tôi đã bước chân trên con đường tu luyện.

1. Tôi cũng muốn hồng Pháp

Thời đầu đắc Pháp, địa khu chúng tôi thường tổ chức hoạt động hồng Pháp vào cuối tuần, tôi đã hiểu sự trân quý của Đại Pháp và chân tướng bức hại của tà đảng. Tôi rất muốn cùng đồng tu ra ngoài tham gia hoạt động hồng Pháp, nói lời công đạo cho Đại Pháp.

Nhưng mỗi lần hồng Pháp đều là biểu diễn bài công pháp thứ nhất, thứ ba và thứ tư. Tôi lúc đó vẫn chưa thể hoàn thành động tác ngồi xuống rồi đứng lên của bài công pháp thứ tư. Do chứng sốt bại liệt hồi nhỏ, một bên chân của tôi không có lực, chỉ cần ngồi xuống một cái, thì lập tức ngã nhào do trọng tâm không vững.

Vì để có thể ra ngoài hồng Pháp, tôi chịu khó tăng cường luyện động tác ngồi xuống rồi đứng lên của bài công pháp thứ tư, té ngã rồi lại đứng lên, mỗi lần té, rồi mỗi lần lại đứng lên, hơn nữa tôi còn yêu cầu bản thân theo kịp khẩu lệnh của Sư phụ. Tôi cảm giác chưa được bao lâu, mình đã có thể suôn sẻ hoàn thành động tác theo nhạc, và cũng không còn bị té nữa.

Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi cũng nhiều lần tham gia hoạt động diễu hành hồng Pháp với quy mô lớn. Tôi có thể thuận lợi hoàn thành lộ trình đi bộ vài tiếng đồng hồ. Đây là trạng thái mà tôi trước khi tu luyện không dám nghĩ tới! Đệ tử cảm tạ Sư phụ từ bi!.

2. Khảo nghiệm thứ nhất

Tôi và chồng vẫn luôn không được hòa thuận. Anh muốn kết hôn với người khác, nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận về trợ cấp. Tôi không muốn để anh vừa lòng đẹp ý, và anh đã bị trầm cảm. Sau khi đắc Pháp, tôi hiểu ra vạn sự đều có nhân duyên, nên tôi để mọi việc thuận theo tự nhiên! Sư phụ giảng:

”… phải nghĩ cho người khác” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999])

”… cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi không nên vì lợi ích bản thân mà hại người hại mình, do đó đã đồng ý ly hôn vô điều kiện và thành tâm chúc phúc cho đối phương. Kể từ đó, cuộc sống của tôi như biển rộng trời cao, tự do tự tại. Tôi sâu sắc thể ngộ được, hóa ra buông bỏ còn đắc được nhiều hơn so với tranh giành!

3. Khảo nghiệm thứ hai

Do sau khi ly hôn, chồng tôi hứng chịu nhiều lời chỉ trích, có lẽ anh không còn mặt mũi nào, nên anh đã nói lời công kích tôi. Rất nhiều người nói cho tôi biết, nhưng tôi vẫn luôn cười đáp: “Tôi không quản được cái miệng của người ta.”

Trong tâm tôi chỉ muốn làm một người mẹ tốt, cố gắng làm tốt việc của mình, có dư sức lực thì tham gia hồng Pháp cứu độ chúng sinh. Tôi may mắn trở thành đệ tử Đại Pháp, cần phải tu tốt bản thân, không thể làm mất mặt Sư phụ. Sư phụ giảng:

”Trong đơn vị [công tác], hoặc ngoài xã hội, có người có thể nói chư vị xấu, [nhưng] chư vị không nhất định đúng là xấu; có người nói chư vị tốt, chư vị lại cũng không nhất định đúng là tốt.” (Chuyển Pháp Luân)

Vậy tôi cần gì để ý đến lời ra tiếng vào của người khác nhỉ?

Có một ngày, tôi và chồng cũ chạm mặt nhau trước cửa nhà của một người bạn, lúc đó anh đã say mèm, chẳng còn lý trí nữa. Anh nhìn thấy tôi, liền mắng chửi xối xả. Tôi đã từng nghe những người cảm thấy bất bình thay cho tôi nhắc lại lời mắng chửi đó, và lúc ấy tôi vẫn có thể cười cho qua chuyện.

Tuy nhiên, lần đầu tiên đối diện với người nói lời kích động thị phi, tôi nhất thời ngẩn người ra, tâm tính không giữ vững nổi nóng trả lời anh: “Nếu anh luôn nói dối, thì sẽ đọa xuống địa ngục bị cắt lưỡi.” Sau khi nghe xong, anh cúi đầu rời đi. Bạn tôi mặt mày tái mét nói: “Hai bạn giống hệt nhau.” Sau đó, cô ấy bỏ vào nhà.

Tôi ra về giống như một kẻ ngốc, trong lòng thấy bất bình: “Sao lại như nhau? Mình tốt thế này, anh ta tệ thế kia.” Tôi liên tục hướng nội tìm, cuối cùng ngộ ra: Mình là người tu luyện, sao lại nổi nóng với người thường? Một người tu luyện đối với lời nói ác ý của người thường, Thiện và Nhẫn của mình đi đâu mất rồi? Quả thực là tôi giống hệt anh ta. Nếu tôi đề cao, không ở cùng tầng thứ với người thường, thì đã không gặp phải chuyện này. Tôi vội cảm ơn lời nói nghe trái tai của cô bạn kia, nhưng cô ấy lại không nhớ mình đã từng nói câu đó. Cô nói, mỗi lần cô tức giận mắng người, tôi luôn khuyên nhủ cô, sao cô có thể nói tôi không đúng được? Nghe xong, tôi hiểu ra ngay! Chính là Sư phụ mượn miệng của cô điểm hóa tôi!

4. Khảo nghiệm thứ ba

Vài năm sau, các con lần lượt vào cấp ba, tôi nghĩ hoàn cảnh dần tốt lên, hết thảy xung quanh cũng rất vừa ý, bình thường tôi đi làm, luyện công và học Pháp, ngày nghỉ đi hồng Pháp có con trai theo cùng, thời gian trôi qua thật vui vẻ và hạnh phúc.

Nhưng đột nhiên xảy ra việc ngoài ý muốn, chồng cũ nói với bà nội là muốn đón các con về nhà, bà nội hy vọng tôi sẽ đồng ý, ngoài miệng tôi nói là cần hỏi ý các con, nhưng thực ra trong tâm tôi không muốn để chúng đi.

Tôi nói với các con về chuyện cha cháu muốn đón các cháu về nhà. Thật không ngờ, một cháu liền nói ngay: “Con về với cha.” Tôi buồn bã nói: “Anh em các con không được rời xa nhau, vậy các con cùng đi nhé!” Tôi quá đỗi đau lòng, không biết tương lai sắp tới sẽ ra sao.

Tôi đột nhiên nhớ lại mấy ngày trước ở nhóm học Pháp, phụ đạo viên khuyến khích đồng tu có điều kiện đến Manhattan giảng chân tướng, khi ấy tôi nghĩ đáng tiếc là mình không có điều kiện. Tuy nhiên, bây giờ con cái không ở bên cạnh, tôi lẻ loi một thân một mình không phải là có điều kiện rồi sao? Do đó, tôi liền đăng ký đi, tôi xin nghỉ việc và trả nhà, chuẩn bị nghênh đón cuộc hành trình mới.

Lúc về công ty thu dọn đồ đạc, đồng nghiệp nói chuyện với tôi, cô ấy hỏi con trai tôi tại sao đồng ý về nhà với cha? Con trai tôi trả lời là nên để cha cháu gánh vác một phần trách nhiệm. Ngay lúc đó, tôi òa khóc trong ba phút liền! Sau khi lau nước mắt, trong lòng tôi cảm thấy ấm áp, con trai đã dùng hành động ủng hộ tôi bước đi con đường chứng thực Pháp. Tôi nhất định phải kiên trì không buông lơi, không cô phụ an bài của Sư phụ!

5. Làm một người tu luyện

Tuy đắc Pháp đã nhiều năm, cũng từng trải qua mấy quan tự mình cho là lớn, nhưng sau khi đến Manhattan giảng chân tướng, tôi lại cho rằng mình chỉ mới bước vào cửa tu luyện. Trong cuộc sống trước đây, tôi đặt con cái lên hàng đầu, tiếp đến là công việc, sau đó mới là học Pháp, luyện công và hồng Pháp. Nhưng rời khỏi hoàn cảnh quen thuộc đi ra ngoài, tôi cảm giác giống như xuất gia, công tác và nghỉ ngơi mỗi ngày đầy đủ dư dật, từ luyện công buổi sáng, mở quầy, giảng chân tướng, tặng tài liệu, học Pháp cho đến phát chính niệm, tối đến lại đắm mình trong Pháp.

Về hình thức giống như một người tu luyện chuyên nghiệp, nhưng trong tâm tôi vẫn còn rất nhiều dục vọng tự cho là hợp lý, ví dụ như: gọi điện cho con trai hàng tuần, tìm hiểu tình huống của Đài Loan; đến đâu cũng mua đồ ăn ngon và rẻ mang về tích trữ; đến đâu có hoạt động thì vội đi tặng tài liệu, nhưng thực ra là muốn xem náo nhiệt, nhằm thỏa mãn những dục vọng trong người thường.

Có một năm, vào dịp tình cờ, tôi may mắn đến ở nhà một đồng tu địa phương trong vài tháng. Cô ấy là một lãnh đạo cấp cao, cuộc sống giàu có, cả nhà cô đều tu luyện, mỗi người sống mỗi nơi, làm công tác chuyên môn chứng thực Pháp khác nhau, một mình cô gánh vác kinh tế của cả gia đình. Hàng ngày sau khi tan sở và vào ngày nghỉ, cô sẽ làm việc chứng thực Pháp. Phát xong chính niệm buổi tối, tôi muốn đi ngủ, nhưng cô vẫn bận rộn ngồi trước máy tính. Tôi ước tính thời gian mỗi ngày cô làm công tác Đại Pháp nhiều gấp hai ba lần công tác người thường.

Mỗi ngày bữa sáng của cô đều là hai lát bánh mì sandwich lấy từ tủ lạnh và một tách trà đen Lipton tự pha, sau đó cô đi làm. Tôi ở nhà cô mấy tháng, nhưng chúng tôi hiếm khi nói chuyện, chỉ có chào nhau đơn giản. Cô luôn cho tôi cảm giác bình dị thanh cao, tựa như cô bé ở nhà hàng xóm; nhưng thật không ngờ, cô đã lấy học vị tiến sỹ từ mười mấy, hai mươi năm trước.

Có một lần cha cô tiêu nghiệp, chúng tôi đi hỗ trợ phát chính niệm. Sau khi phát chính niệm xong, cô bình tĩnh ôn hòa nói chuyện với cha: “Cha à! Tụi con chỉ có thể giúp thế này, cha phải suy nghĩ kỹ càng xem mình có chấp trước căn bản gì mau chóng vứt bỏ đi nhé!” Một hôm, tôi hiếu kỳ hỏi cô tại sao thích ăn bánh sandwich? Cô ngẩn người một chút rồi nói, không phải là thích ăn, mà là không nghĩ ra ăn gì, nên mỗi ngày ăn giống nhau cho đỡ phiền phức. Cô đã giúp tôi hiểu sâu sắc thế nào là trạng thái của người tu luyện, thế nào là đặt Đại Pháp lên hàng đầu.

Con đường tu luyện mỗi người khác nhau, không có tham chiếu, nhưng Sư phụ giảng:

”Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu

(Thực tu, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

Học Pháp đắc Pháp
So học so tu
Mỗi mỗi đối chiếu
Làm thế là tu

Cảm tạ an bài của Sư phụ đã giúp con nhìn thấy từ đồng tu chấp trước căn bản tự cho mình hợp tình hợp lý của bản thân.

6. Tìm lại tâm nguyện thuở đầu tu luyện

Lúc ấy, xác thực tôi đã tinh tấn trong một thời gian. Gần đây tôi nghĩ mình càng ngày càng thoải mái, tâm an dật càng lúc càng nặng, trời mưa một tí mà tôi cũng nằm nhà không ra ngoài luyện công, đồng tu cười ghẹo tôi là chú cừu non. Phát chính niệm buổi tối xong thì tôi đi ngủ, sáng sớm không dậy luyện công, ý chí kém cỏi, tôi nghĩ là ngủ cho đã, rồi luyện bù cũng được! Thực ra đây chỉ là mượn cớ lừa mình dối người.

Nhớ lại lúc trước chia ca giăng biểu ngữ trước lãnh sự quán Trung Quốc, mưa gió tuyết rơi dù lớn cỡ nào cũng không thể lay động bước chân của đệ tử Đại Pháp. Tôi còn nhớ sau khi đổi ca, tay chân lạnh cóng cứng đờ lê bước đến nhà vệ sinh công cộng ở bên cạnh để sưởi ấm thân thể, sau đó lại tiếp tục không hề nao núng lùi bước. Vậy mà, bây giờ tôi lại thành một chú cừu non là sao? Còn nhớ lúc trước đi cùng mấy dì đồng tu, tôi thấy mình hơi giống tiểu hòa thượng, chịu khó chịu khổ; nhưng thuận theo thời gian tu luyện lâu dần, tôi đã dưỡng thành tâm thái của đại hòa thượng, không chịu nổi một chút khổ.

Sư phụ giảng:

”Con đường của chúng ta rất hẹp, đi chệch một chút thì sẽ xuất hiện vấn đề.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp)

”… nếu đệ tử Đại Pháp không chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà hành xử, thì nhất định đang thực thi chiểu theo an bài của cựu thế lực.” (Thanh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Tôi biết quan nạn lớn nhất là vượt qua chính mình. Tôi biết ngã rồi không thể cứ nằm đó mà không đứng dậy. Quay đầu nhìn lại con đường đã qua, tôi muốn tìm lại nhiệt tình thuở đầu tu luyện. Tôi không muốn rớt lại, tôi phải theo Sư phụ về nhà, nhất định phải chiến thắng ma ngủ tống khứ tâm an dật của bản thân. Sư phụ giảng:

”… kiên trì thực tu là khảo nghiệm trường kỳ đối với từng vị đệ tử Đại Pháp.” (Vứt bỏ tâm người thường và kiên trì thực tu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi hy vọng cùng với các bạn đồng tu, cộng đồng tinh tấn, viên mãn tùy Sư hoàn! Đệ tử cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ tại Hội giao lưu tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan năm 2021)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/12/23/超越自己-找回修煉的初衷-435201.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/27/197180.html

Đăng ngày 21-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share