Bài viết của Phương Chân, phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 22-12-2021] Hội Chia sẻ Trải nghiệm Pháp Luân Đại Pháp (Pháp hội) năm 2021 tại Đài Loan diễn ra vào ngày 19 tháng 12 năm 2021, tại Nhà thi đấu Bóng rổ Hòa Bình ở Đài Bắc. Các học viên trân quý sự kiện thường niên này vì đây là cơ hội để mọi người học hỏi lẫn nhau và đề cao trong tu luyện. Sau khi nghe các đồng tu chia sẻ, các học viên ấn tượng trước quá trình kiên trì trừ bỏ chấp trước của họ nhờ hồng ân của Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp). Đó là động lực thôi thúc họ tinh tấn hơn trong tu luyện và cứu nhiều người hơn để hoàn thành thệ ước tiền sử trên cương vị đệ tử Đại Pháp.

Trước khi buổi chia sẻ bắt đầu, hơn 6.000 học viên tham dự đã cùng nhau đứng hợp thập và chúc Sư phụ Lý Hồng Chí một năm mới vui vẻ!

3e2917467d47cf48255de950df8f524f.jpg1e74bc0e5cb60a88c5258e697dc47c86.jpg775af7ea60c6d221ea39e58e8e9a4783.jpgHơn 6.000 học viên đứng chắp tay trước ngực để chúc mừng năm mới Sư phụ Lý Hồng Chí

19 học viên đã phát biểu tại Pháp hội và chia sẻ về quá trình tuân theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống của mình để đề cao tâm tính và giảng chân tướng. Khi lắng nghe, nhiều học viên đã có thêm động lực, có học viên còn rơi lệ vì xúc động.

Nhà thiết kế tẩu thuốc: Tu luyện là vô cùng thù thắng

588bdea00d58051a09d2d8f28f93f91c.jpg
Ông Quan Kiến Trung cảm tạ Sư phụ và các đồng tu

Ông Quan Kiến Trung, một nhà thiết kế tẩu thuốc lá, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn 20 năm. Năm nào ông cũng tham dự Pháp hội, mỗi lần lại có một cảm nhận khác. Năm nay, ông nhận thấy các đồng tu không còn nhìn vào bề mặt sự việc nữa, mà đã chú trọng hướng nội tìm vấn đề. Ông cũng cảm thấy các đồng tu không còn tập trung vào việc ai đúng ai sai, mà nhắm vào những chấp trước chưa bỏ được. Ông thấy được lòng từ bi của các đồng tu và họ không còn phàn nàn nữa. Ông cho hay ông còn rất nhiều phương diện cần đề cao.

Một nữ đồng tu chia sẻ rằng, bà ấy rất nóng tính, thường cãi vã với người khác. Bà ấy muốn thiện hơn, nhưng dù cố gắng thế nào cũng không được. Vừa nghĩ có lẽ mình không làm được vậy, bà quyết định thử lại và ước một điều ước. Sư phụ đã đẩy bà lên. Câu chuyện này khiến ông Quan ngạc nhiên vì ông biết người đã ngoài 50 tuổi không dễ mà thay đổi được tính khí. Ông biết năng lượng mà bà tu luyện được đã loại bỏ được vấn đề khiến bà sinh chứng nóng nảy và bây giờ cuộc sống của bà đã được cải thiện về căn bản. Ông nói: “Trong tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, những điều kỳ diệu như vậy thường xuất hiện trong cuộc sống của các học viên.”

Giảng viên trà đạo: Cảm động trước những câu chuyện của các đồng tu

5e3649ffb7c8a243d48e35674def9db2.jpg
Bà Lâm Khải Hinh ấn tượng sâu sắc với bài chia sẻ của đồng tu nhỏ tuổi

Bà Lâm Khải Hinh, từ đảo Bành Hổ xa xôi, là một giảng viên trà đạo, đắc Pháp vào năm 1999. Trong hành trình 20 năm tu luyện, bà luôn chú ý đào sâu chấp trước của bản thân. Lần này, nghe các đồng tu chia sẻ, bà vẫn vô cùng xúc động, bởi bà thấy các đồng tu thực tu, nhìn thấy chấp trước, không chỉ lý giải dựa trên Pháp lý, mà còn cho thấy trong quá trình tu luyện hết sức thiết thực, trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc, vẫn có thể xét tìm bản thân, đề cao bản thân. Trong khi nghe đồng tu tu bỏ chấp trước, bản thân bà cũng đề cao rất nhiều.

Bà đặc biết ấn tượng với câu chuyện của một tiểu đệ tử 9 tuổi. Tiểu đệ tử này còn nhỏ như vậy, mà đã phải chịu đựng nỗi đau thể xác, lại có thể ngộ ra từ Pháp, và cháu có đồng tu mẹ ở bên trợ giúp. Bà Lâm thấy thật đáng kinh ngạc bởi có những điều mà ngay cả những đồng tu trưởng thành cũng chưa làm được như tiểu đệ tử này. Cậu bé này có một tâm hồn trong sáng và một môi trường tu luyện tốt, bao gồm cả chính niệm của mẹ cậu. Bà tin rằng câu chuyện của tiểu đệ tử này sẽ là tham chiếu cho nhiều bậc cha mẹ về cách hỗ trợ tiểu đệ tử tu luyện dựa trên Pháp.

Đệ tử Đại Pháp thanh niên: Chứng kiến uy lực của Đại Pháp sau khi thấy sự thay đổi ngoạn mục của đồng tu

11f99a4e7e83c7edd73229701247ba0a.jpgAnh Hoàng Lễ Nhân chứng kiến ​​uy lực của Pháp Luân Đại Pháp sau khi thấy ​​sự thay đổi ngoạn mục của một đồng tu

Anh Hoàng Lễ Nhân từng là một lập trình viên, hiện là một thương gia. Anh đắc Pháp cách đây 9 năm. Gần đây, anh không có thời gian để thường xuyên học Pháp, vì thế, anh thường sinh nóng giận, cáu gắt với người khác, cũng nghe không ít đồng tu nói với anh rằng anh không thể tiếp thu góp ý, người khác có việc tốt thì sinh tâm tật đố. Kỳ thực, rất nhiều việc có thể từ từ là có thể giải quyết được tốt, nhưng hễ gặp là anh lại coi là phiền phức, không thể kiên nhẫn.

Một học viên đã chia sẻ tại Pháp hội cách cô đã loại bỏ tính nóng nảy và thiếu kiên nhẫn của mình. Mấy năm trước, cô đã làm việc với anh Hoàng trong một hạng mục giảng chân tướng. Cô luôn nhanh chóng hoàn thành phần việc của mình và yêu cầu mọi người làm theo cách cô ấy muốn vì cô đã có thâm niên. Khi anh nghe cô nói từ tốn với ánh mắt ân cần, anh ngạc nhiên không biết cô đã thay đổi như thế nào. Anh nghĩ cô gần như đã trở thành một người hoàn toàn khác.

Giám đốc bán hàng: Tiểu đệ tử đã để lại ảnh hưởng rất lớn

c4a5eb2f7c6cea58b0507f807416c9d7.jpgCô Hồng Tố Liên tự nhủ phải đề cao mạnh mẽ sau khi nghe câu chuyện của một tiểu đệ tử.

Cô Hồng Tố Liên là giám đốc bán hàng trong lĩnh vực bảo hiểm và là chủ nhiệm Câu lạc bộ Rotary. Năng lượng tại Pháp hội khiến cô ấy thấy bình thản, vui vẻ. Bài chia sẻ của một tiểu đệ tử đã khiến cô đặc biệt cảm động. Hầu hết trẻ em nhỏ tuổi còn chưa biết mình muốn làm gì trong tương lai và hầu như chưa biết đọc. Vậy mà tiểu đệ tử này có thể tự đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân, khiến cô ấn tượng sâu sắc. Cô cũng cảm thấy hổ thẹn vì mình chưa đề cao và quyết tâm sẽ tinh tấn hơn trong tu luyện.

Đôi vợ chồng trẻ: Không còn để mắt đến khuyết điểm của người khác nữa

f133a6a4c36fd2b8b2c07a8f8c03e997.jpgVợ chồng anh Diệp, trong quá trình nuôi dạy con trai, đã học được cách không tập trung vào những thiếu sót của các đồng tu khác.

Vợ chồng anh Diệp đến dự Pháp hội cùng con trai bảy tháng tuổi. Những câu chuyện đề cao tâm tính của các đồng tu khi gặp xung đột và ứng xử như người tu luyện trong mọi phương diện của cuộc sống đã khiến vợ chồng anh xúc động.

Hai vợ chồng anh đắc Pháp vào năm 2008 và 2012. Họ gặp nhau tại Hoa Kỳ tại một Pháp hội và sau đó kết hôn. Con trai bảy tháng tuổi của họ là một tiểu đệ tử trong mắt họ. Đứa trẻ sẽ ngừng khóc khi họ hát cho nó những bài hát của Đoàn nhạc Diễu hành Tian Guo của Pháp Luân Đại Pháp và sẽ mỉm cười khi họ nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”

“Tôi đắc Pháp trước khi trở thành một người cha. Chăm sóc con trai, tôi cảm thấy giống như chăm sóc một tiểu đệ tử. Tôi biết tôi đến đây để hoàn thành sứ mệnh cứu người. Con trai tôi có một sứ mệnh và một con đường an bài cho nó. Làm cha mẹ là tận sức để con được đi trên con đường ấy”, anh Diệp cho hay.

Khi xem con trai là một tiểu đệ tử còn nhiều thiếu sót, anh nói, thay vì chăm chăm vào những thiếu sót của con trai, anh nên coi đó là cơ hội để giúp một tiểu đệ tử đề cao.

“Khi tôi gặp một đồng tu trong một hạng mục giảng chân tướng, nếu tu luyện không tốt, tôi sẽ thấy những thiếu sót của anh ấy. Giờ đây, tôi coi việc nuôi dạy con trai như một hạng mục và con trai tôi không thể tự làm mọi việc, ngay cả những nhu cầu cơ bản của cháu. Tôi biết tôi phải mở rộng dung lượng để giúp con đi từ không có khả năng thành khả năng để sau này có thể cứu người trong hạng mục được an bài cho cháu. Trong các hạng mục tôi đã làm trước đây, tôi nhận ra rằng các đồng tu đều có năng lực, nhưng tôi thường nhìn thấy những thiếu sót của họ và phóng đại chúng lên. Như thế, tôi đã phủ nhận tầm quan trọng của các đồng tu. Nếu tôi coi con trai là một đồng tu không biết gì và không thể tự lo cho cuộc sống, thì tôi đang phóng đại những thiếu sót của nó, như cách nhìn nhận các đồng tu khác. Tôi đã quên nhìn nhận những mặt tích cực của họ”, anh nói.

Tư vấn Giáo dục: Học thuộc Pháp là động lực tinh tấn

fdc1f1ed37d180c17b147e7b8924a6c4.jpg
Cảm nhận được uy lực lớn lao của Đại Pháp, anh Ngô Đại Thụ đã học thuộc Pháp để không ngừng tinh tấn.

Anh Ngô Đại Thụ là một nhà tư vấn giáo dục, người sáng lập Câu lạc bộ Bánh quy Sea, và là giám đốc điều hành của Chi nhánh BNI Đài Nam. Anh đắc Pháp vào năm 1999, nhưng mãi đến năm 2012, anh mới bước vào tu luyện. Trước khi đến tham dự Pháp hội, anh đã vài lần đắn đo, định không đi. Khi nhận ra những trở ngại này là khảo nghiệm, anh càng quyết tâm đến Pháp hội. Anh đã không thất vọng vì đã học được rất nhiều điều từ Pháp hội.

Câu chuyện của một tiểu đệ tử đã khiến anh cảm động. Anh ấy thích cách tu luyện của tiểu đệ tử này khi chơi trò chơi.

Anh Ngô được truyền cảm hứng sau khi lắng nghe một đồng tu thụ ích từ việc học thuộc Pháp. Nhờ học thuộc Pháp, vị đồng tu này đã khắc ghi các Pháp lý của vũ trụ, chứ không trôi qua như khi thông đọc.

Anh ấy đã nói chuyện với một đồng tu và được biết cô rất xấu tính. Anh không thể tưởng tượng cô ấy lại như vậy, bởi vì như cô đã kể trong câu chuyện của mình, cô đã trở thành một con người khác. Cô ấy sẽ đặt mình vào vị trí của người khác trước khi cô ấy mở miệng nói và sẽ luôn tha thứ cho người khác.

Bài chia sẻ mà anh Ngô ấn tượng nhất là của một đồng tu làm việc trong một hạng mục truyền thông. “Hầu hết mọi người không học Pháp hàng ngày vì họ bận rộn. Vị đồng tu này đã tham gia một nhóm học Pháp hai lần một tuần. Thời gian còn lại trong tuần, anh ấy dành để học thuộc Pháp. Điều này đã truyền cảm hứng cho tôi vì tôi cũng tham gia một nhóm học Pháp hai lần một tuần. Nếu tôi có thể học, thậm chí học thuộc Pháp mỗi ngày, thì việc tu luyện của tôi đã được cải thiện đáng kể”, anh Ngô nói.

Nữ doanh nhân về hưu: Dũng cảm gánh vác nhiều trách nhiệm hơn

6605709c5537104c1b45f0c60033b813.jpgBà Ngô Bích Yến tham gia Đài truyền hình NTD sau khi nghỉ hưu và nhận ra mình cần phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn.

Bà Ngô Bích Yến, một doanh nhân ngành tài chính vừa về hưu, đã tham gia Đài Truyền hình NTD. Bà đắc Pháp vào năm 2005. Qua những chia sẻ tại Pháp hội, bà Ngô nhận ra nhiều học viên đang tích cực tham gia vào các hạng mục. Quá trình liên tục đề cao của một học viên trẻ khiến bà cảm động. Bà đã khóc rất nhiều khi nghe một học viên bị bại liệt chia sẻ.

Nhìn lại bản thân, bà Ngô cho biết, “Tôi đã tham gia Đài Truyền hình NTD nhưng lại buông lơi vì còn phải làm công việc khác. Một đồng tu nói rằng anh ấy luôn học Pháp mỗi ngày trước khi làm việc trong hạng mục. Như vậy, anh mới đảm bảo rằng anh không bỏ lỡ việc học Pháp khi khối lượng công việc tăng lên. Tôi có lịch làm việc bận rộn, lại điều phối viên tại một điểm luyện công. Tôi đã cố gắng từ bỏ vai trò điều phối này để chỉ tập trung vào NTDTV. Một đồng tu chia sẻ rằng anh ấy không chỉ phụ trách nhiều hạng mục mà còn chưa bao giờ trốn tránh trách nhiệm. Câu chuyện của anh ấy khiến tôi cảm động và đã thức tỉnh tôi. Đôi khi tôi tự cho mình quá nhiều lời bào chữa. Tôi cần mở rộng năng lực và đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn. Tôi phải trở nên tinh tấn hơn trong tu luyện.”

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/22/435189.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/24/197122.html

Đăng ngày 28-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share