Bài của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-11-2021]

Tên tiếng Trung: 崔玉芳 (Thôi Ngọc Phương)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 62
Thành phố: Trường Xuân
Tỉnh: Cát Lâm
Nghề nghiệp: N/A
Ngày mất:20 tháng 10 năm 2021
Ngày bị bắt gần đây nhất: Mùa xuân năm 2016
Nơi giam giữ gần đây nhất: Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Tỉnh Cát Lâm

Kể từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, bà Thôi Ngọc Phương, ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã bị bắt giữ nhiều lần và hai lần bị kết án lao động cưỡng bức, đều chỉ bởi bà nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Sau khi bà được thả, cảnh sát vẫn tiếp tục sách nhiễu bà. Áp lực tinh thần to lớn đã khiến sức khỏe của bà bị suy giảm nghiêm trọng. Bà qua đời vào ngày 20 tháng 10 năm 2021, hưởng thọ 62 tuổi.

Hai lần thụ án lao động cưỡng bức

Ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu, bà Thôi đã đến Bắc Kinh kháng nghị cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị đưa trở lại Trường Xuân và bị giam ở Trại tạm giữ Bát Lý Bảo trong 15 ngày.

Tháng 12 năm 2000, bà Thôi và hai học viên khác đã dán tài liệu thông tin về cuộc bức hại ở bên ngoài trại tạm giam Số 1 Thành phố Trường Xuân. Các lính canh tuần tra đã phát hiện và bắt giữ họ.

Người của Đồn Công an phố Hưng Nghiệp đã giam giữ ba học viên tại Trại tạm giữ Bát Lý Bảo trong hai tuần trước khi đưa họ đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Tỉnh Cát Lâm (còn được gọi là Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Hắc Chủy Tử). Bà Thôi bị kết án tù một năm ba tháng, một học viên khác bị kết án một năm, và người thứ ba bị kết án tù một năm rưỡi. Sau đó cả ba người đã sớm được thả sau khi gia đình họ hối lộ các lính canh để họ được thả ra.

Tháng 5 năm 2005, bà Thôi lại bị bắt sau khi bà và hai học viên khác bị tố giác vì đã phân phát tài liệu Pháp Luân Công trong một khu dân cư. Ba người họ bị cảnh sát bao vây sau khi họ rời khỏi một tòa nhà chung cư và bị đưa đến Đồn Công an Lạc Khải Toàn. Cảnh sát còng tay họ ra sau lưng và treo họ lên bằng cổ tay để tra tấn. Họ cũng đánh đập và thẩm vấn các học viên. Kết quả, một học viên đã bị mất thị lực nghiêm trọng. Cảnh sát đã lục soát nhà của bà Thôi và rời đi sau khi không tìm thấy tài liệu Pháp Luân Công.

Ngày hôm sau, bà Thôi và một học viên bị đưa đến trại tạm giam Số 3 Thành phố Trường Xuân. Còn học viên thứ ba bị chuyển đến trại tạm giam Số 1 Thành phố Trường Xuân.

2012-6-18-cmh-kuxingtu-06--ss.jpg

Hình minh họa tra tấn: Còng tay sau lưng và treo lên

Hai mươi ngày sau, bà Thôi bị giam một năm rưỡi trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ tỉnh Cát Lâm. Một học viên khác đã bị giam hai năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Triều Dương Câu và học viên thứ ba đã được thả sau 15 ngày bị giam giữ.

Ở trong trại lao động, bà Thôi bị ép phải đứng nhiều giờ liên tục mà không ngủ. Không thể chịu đựng được sự tra tấn, bà buộc phải từ bỏ Pháp Luân Công trái với ý muốn của mình. Sau đó, bà sớm hối hận và tuyên bố cam kết đó vô hiệu.

Năm 2009, hai năm sau khi được trả tự do, bà bị đột quỵ và phải nằm liệt giường vài tháng. Nhờ tu luyện Pháp Luân Công, bà hầu như đã hồi phục, tuy nhiên nửa người bên phải của bà vẫn còn yếu.

Tiếp tục bị sách nhiễu

Vào mùa đông năm 2012, cảnh sát đến nhà sách nhiễu bà. Họ nói rằng họ đến từ Đồn Công an phố Trường Tân Nhai và tìm kiếm một học viên khác cũng tên là Thôi Ngọc Phương.

Họ bỏ đi khi nhận ra bà Thôi không phải là người cần tìm. Tuy nhiên, vào hôm sau, cảnh sát từ Đồn Công an đường Liễu Ảnh đã đến bắt bà Thôi. Trong khi bà Thôi bị giữ ở đồn, cảnh sát đã trở lại nhà bà và tịch thu máy tính và ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Mặc dù bác sỹ nói rằng bà Thôi cần được nhập viện sau khi phát hiện bà có triệu chứng đột quỵ, nhưng cảnh sát vẫn tống bà vào nhà tạm giữ. Sau đó bởi trại tạm giam từ chối tiếp nhận bà do triệu chứng nói trên, nên bà được thả về nhà lúc nửa đêm.

Một ngày mùa xuân năm 2016, sau khi cảnh sát phát hiện bà và một học viên địa phương sử dụng tờ tiền có ghi thông điệp Pháp Luân Công, họ đã bám theo người học viên này đến nhà bà và bắt giữ bà. (Do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt, nhiều học viên Pháp Luân Công có những cách sáng tạo khác nhau để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại, trong đó có việc in thông điệp lên tiền giấy.)

Trại tạm giữ Vi Tử Câu từ chối tiếp nhận bà Thôi và người học viên kia. Họ được về nhà vào lúc nửa đêm. Cảnh sát đã giữ 10.000 Nhân dân tệ tiền giấy có in thông điệp Pháp Luân Công của họ và không trả lại.

Sau đó, cảnh sát tiếp tục sách nhiễu bà Thôi trong chiến dịch sách nhiễu “Gõ cửa“ năm 2017 và chiến dịch “Xóa sổ” năm 2020. Cả hai chiến dịch đều nhắm vào việc cưỡng bức các học viên có tên trong danh sách đen của chính quyền từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.

Lý Chấn Bình, cảnh sát của Đồn Công an đường Liễu Ảnh phụ trách khu phố nơi bà Thôi sống thường xuyên chặn bà lại và đe dọa bà mỗi khi thấy bà đi lại trong khu phố. Có lần, Lý còn chặn bà lại ngay khi bà vừa ra khỏi nhà và yêu cầu lục soát nhà bà. Bà Thôi buộc phải cho anh ta vào nhà. Anh ta bỏ đi sau khi không tìm thấy tài liệu Pháp Luân Công.

Áp lực tinh thần suốt hai thập kỷ bị bức hại đã hủy hoại sức khỏe của bà. Tháng 5 năm 2021, bà đột nhiên bị mất khả năng vận động, không thể đi xuống cầu thang. Mặc dù vậy, chính quyền vẫn tiếp tục sách nhiễu bà qua điện thoại.

Không có con cái chăm sóc, còn người chồng đã mất cách đây vài năm, bà Thôi mãi không hồi phục và đã qua đời vào ngày 20 tháng 10 năm 2021.

Thông tin liên lạc của các thủ phạm tham gia bức hại:

Đỗ Thuận Các (杜顺阁), Trưởng Đồn Công an phố Hưng Nghiệp +86-15904405617
Lý Chấn Bình (李振平), Công an, Đồn Công an đường Liễu Ảnh +86-15904406130
Từ Lập Nham (徐立岩),Trưởng Đồn Công an đường Liễu Ảnh +86-15904405762, +86-431-82639403
Lý Hằng Phi (李恒飞), Phó Trưởng Đồn Công an đường Liễu Ảnh +86-15904405634

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/28/434142.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/29/196780.html

Đăng ngày 19-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share