[MINH HUỆ 15-05-2011] Ngày 22 tháng 2 năm 2011, website Báo Sức khỏe Trung Quốc có đăng một bài viết có tựa đề ” Cấy ghép gan qua eo biển”. Đó là câu chuyện về bà Trương, 71 tuổi, sống ở Đài Loan, người đã chuẩn bị để được cấy ghép gan (con trai bà là người hiến tặng). Tuy nhiên, do bác sĩ phát hiện con trai bà bị dị ứng với nhiều loại thuốc dùng trong phẫu thuật, nên ca phẫu thuật bị hủy bỏ. Sau đó bà Trương đã liên lạc với Bệnh viện Quân đội 301 ở Trung Quốc để tìm một người hiến tặng. Bà đã nhận được một phản hồi tích cực, và nhanh chóng đặt vé đi Trung Quốc. Bốn giờ sau khi đến Bắc Kinh, Đổng Gia Hồng, trưởng khoa Gan – Túi mật đã phẫu thuật cho bà Trương. Bà hồi phục và rời khỏi bệnh viện một tháng sau đó.

2011-5-14-jiankangbao--ss.jpg
Website Báo Sức khỏe Trung Quốc có đăng một bài viết có tựa đề “Cấy ghép gan qua eo biển”

Sau khi đọc bài báo này, một người tự hỏi rằng bằng cách nào mà họ tìm được một người hiến tặng gan chỉ trong vòng hai ngày.

Số lượng ca cấy ghép gan ở Trung Quốc gia tăng

Chúng tôi đã xác định được thông tin sau trên mạng Internet: “Đổng Gia Hồng hiện là trưởng khoa Gan – Túi mật tại Bệnh viện Quân đội 301. Đổng Gia Hồng đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật gan và túi mật tại Đại học quân sự số 3 ở Trùng Khánh, ông ta đã lãnh đạo nhóm cấy ghép gan thực hiện gần 700 ca phẫu thuật cấy ghép gan, và ông Đổng được chuyển đến Bắc Kinh vào năm 2006. Năm 2001, Bệnh viện Phẫu Thuật Gan và Túi Mật Tây Nam được chỉ định là phòng thí nghiệm lớn nhất của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) cho việc cấy ghép gan. Bệnh viện có khả năng thực hiện 200 ca cấy ghép gan hàng năm. Bệnh viện này cũng hỗ trợ và giám sát các ca cấy ghép gan tại 21 cơ sở y tế thuộc các địa phương ở Giang Tô, Sơn Đông, Quảng Đông, Thiểm Tây, Hà Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Tân Cương, Quý Châu, Phúc Kiến và Quảng Tây. Nó được coi là trung tâm đào tạo kỹ thuật cho cấy ghép gan.”

Viện Cấy ghép nội tạng PLA được trung tâm cấy ghép nội tạng ở Bệnh viện Liên kết Số 2 (Bệnh viện Trường Chinh Thượng Hải) thuộc Đại học Y khoa Quân sự số 2 thành lập vào tháng 12 năm 2003, dưới sự chấp thuận của Tổng cục Hậu cần PLA thuộc Bộ y tế. Điều này trùng hợp với giai đoạn dữ dội nhất trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Giang Trạch Dân và Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Theo thống kê của chính phủ Trung Quốc, chỉ có 78 ca cấy ghép gan được thực hiện trên toàn quốc từ năm 1991 đến năm 1998. Tuy nhiên, trong các năm 1999, 2000 và 2001, có khoảng 118, 254 và 486 ca phẫu thuật. Năm 2003, số lượng ca cấy ghép gan đã lên đến hơn 3.000. Theo một nhân vật quan trọng trong Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng Y tế Trung Quốc, có gần 4.000 ca cấy ghép gan được thực hiện tại Trung Quốc trong năm 2005, và gần 10.000 ca ghép thận. Trong vòng mười năm, hơn 90.000 ca cấy ghép nội tạng đã được thực hiện ở Trung Quốc.

Theo nhiều báo cáo của Tân Hoa Xã chi nhánh Thượng Hải, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2005, hơn 10.000 người Trung Quốc đã được cấy ghép gan, và 9.610 ca phẫu thuật này có đầy đủ giấy tờ tại Cơ quan Đăng ký Cấy ghép gan Trung Quốc. ĐCSTQ đã thực hiện số lượng lớn ca cấy ghép gan mà không cần xác minh người hiến tặng.

Có rất ít ca cấp ghép gan được thực hiện trước khi xảy ra cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Cùng với việc gia tăng đàn áp Pháp Luân Công, số lượng ca cấy ghép gan ở Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng.

Thời gian chờ đợi ngắn và “Ngân hàng hiến tặng nội tạng sống”

Trường hợp sau đây đã được báo cáo trong các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Khoa cấy ghép thuộc Bệnh viện trung tâm số 1 Thiên Tân đã thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 47 tiếng bao gồm hai ca cấy ghép gan thành công cho một bệnh nhân bị ung thư gan ở An Sơn, tỉnh Liêu Ninh. Ca phẫu thuật đầu tiên đột nhiên bị từ chối và hủy bỏ. Bệnh viện đã sử dụng nhiều kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến được thế giới công nhận. Sau khi bệnh nhân sống sót trong 26 giờ mà không có gan, bệnh viện đã tìm được một người hiến tặng gan mới. Bệnh viện trung tâm số 1 Thiên Tân đã tìm được một bộ gan phù hợp chỉ trong 26 giờ – Điều đó có khả thi?

Dùng việc cấy ghép thận như một ví dụ để so sánh, theo các số liệu y tế, rất khó khăn trong việc tìm được nội tạng thích hợp từ người hiến tặng, ngoài danh sách có liên quan đến bệnh nhân – chỉ có số phần trăm rất nhỏ là phù hợp với yêu cầu. Ngoài việc nhóm máu ABO phù hợp ra, còn có việc kiểm tra tương thích về lymphocytotoxicity (loại máu tương thích), xét nghiệm về kháng nguyên bạch cầu trên cơ thể (HLA) và xét nghiệm kháng thể phản ứng (PRA), cũng như hàng loại các xét nghiệm y tế cho các cơ quan nội tạng khác nhau. Dựa trên kiến thức y tế hiện tại, chỉ có gan là có thể dùng để cấy ghép, vì một khi tim con người ngừng đập, thì các cơ quan nội tạng sẽ bị hư hỏng và không thể dùng được.

Ngay cả ở Mỹ, nơi việc hiến tặng nội tạng trở nên phổ biến, bệnh nhân thường phải chờ đợi từ hai đến bảy năm để được cấy ghép nội tạng. So sánh với Trung Quốc, thời gian chờ đợi chỉ trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Bà Trương (được nhắc đến ở trên) chỉ phải đợi từ một đến hai ngày để bệnh viện tìm một người hiến tặng gan và thực hiện phẫu thuật.

Hình thức cấy ghép gan ở Khoa cấy ghép nội tạng thuộc Bệnh viện Trường Chinh tại Thượng Hải cho thấy rõ ràng rằng thời gian chờ trung bình cho việc cấy ghép gan là một tuần. Tạp chí Quốc tế về Cấy ghép (Trung Quốc) thuộc Hệ thống Trung tâm Hỗ trợ cũng xác nhận thời gian chờ ngắn đáng kinh ngạc cho việc tìm người hiến tặng gan hay thận ở Trung Quốc: “Liên quan đến người hiến tặng, nếu bạn gửi thông tin cá nhân của bạn thông qua email hoặc fax cho chúng tôi, hoặc nếu bạn đến Thẩm Dương , Trung Quốc để làm tất cả các xét nghiệm cần thiết sao cho phù hợp với người hiến tặng, thì ca ghép gan có thể diễn ra trong vòng một tháng sau đó, và thường là không quá hai tháng. Cấy ghép thận thường có thể được bố trí trong một tuần, và không dài hơn một tháng, đó là thời gian cần thiết để chúng tôi xác định được một người hiến tặng HLA phù hợp. ”

Website của Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Đông phương cũng đăng tin vào tháng 4 năm 2006: “Thời gian trung bình để tìm một người hiến gan thích hợp là hai tuần.” Bệnh viện Trường Chinh Thượng Hải cũng thông báo trên website: “Thời gian chờ trung bình cho tất cả bệnh nhân cấy ghép gan là một tuần.”

Nếu không có số lượng lớn người hiến tặng nội tạng sống – vậy thì, một nhóm người có thể bị giết tại bất cứ thời điểm nào để cướp nội tạng – không thể giải thích được thời gian chờ đợi là rất ngắn cho một lượng lớn ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

Nguồn gốc của người hiến tặng nội tạng sống

Độc giả có thể đặt câu hỏi liệu có nhiều người sẵn sàng hiến tặng nội tạng của họ không

Từ thời điểm diễn ra ca cấy ghép nội tạng đầu tiên cho đến tháng 5 năm 2009 tại Trung Quốc, chỉ có 106 người sẵn sàng hiến nội tạng của họ sau khi qua đời. Theo thống kê của Hệ thống chia sẻ nội tạng Mỹ (UNOS), có 2.304 người hiến nội tạng ở Mỹ trong sáu tháng đầu năm 2009. Tuy nhiên, khi so sánh với Trung Quốc, thời gian chờ đợi cấy ghép nội tạng ở Mỹ lâu gấp 100 lần.

Ngay cả khi ĐCSTQ thừa nhận rằng họ lấy nội tạng từ các tù nhân bị tử hình, nó vẫn không thể lý giải được một số lượng lớn ca cấy ghép nội tạng đối với một số ít tù nhân bị tử hình.

Từ những thống kê này có thể kết luận rõ ràng là việc lấy cắp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống đã được thực hiện thường xuyên tại Trung Quốc trong một thời gian dài. Thêm nữa, cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công đã khiến các học viên bị giết với mục đích mổ cắp nội tạng của họ. Điều này thật nhẫn tâm và phạm vi của cuộc đàn áp là ngoài sức tưởng tượng của con người.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/15/“跨越海峡的肝移植”,两天内肝源哪里来–240876.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/5/27/125575.html
Đăng ngày 14-6-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share