Theo phóng viên Tuyết Thụy, báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 30-09-2010] Hội nghị hiến tạng Châu Âu của Tổ chức điều phối cấy ghép Châu Âu (ETCO) được tổ chức tại Cardiff, Wales, từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 9 năm 2010. Việc lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ đã thu hút được sự chú ý rộng rãi từ ETCO, các chuyên gia cấy ghép nội tạng, các học giả, và giới truyền thông ở Cardiff. Hội nghị thường niên của ETCO đã từng mời nhiều bác sĩ ở Trung Quốc tham dự. Tuy nhiên, từ khi hành động cướp mổ  nội tạng tàn ác của ĐCTQ từ các học viên Pháp Luân Công còn sống được nhiều người biết đến, năm nay Hội nghị đã từ chối mời các bác sĩ Trung Quốc.

Đài phát thanh Cardiff đã phỏng vấn ba học viên Pháp Luân Công vào ngày 21 tháng 9: cô Annie Dương từ Trung Quốc, Amy và Peter ở Cardiff. Cô Annie đã thuật lại trải nghiệm của bản thân tại một trại lao động cưỡng bức của ĐCSTQ. Cô Amy đã kể lại việc chị gái cô ở Trung Quốc qua đời như thế nào bởi cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Cô Annie bị ĐCSTQ bắt giam trong một trại lao động cưỡng bức hai năm  vì tập Pháp Luân Công,  đã suýt mất mạng. Cô được cứu thoát bởi các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài và chính phủ Anh. Tuy nhiên, những trải nghiệm ở trại lao động để lại một cơn ác mộng trong suốt cuộc đời. Cô nói, “Chúng tôi chỉ được cho một nửa cái bánh bao mỗi ngày ở trại. Chúng tôi bị buộc phải ngồi trên  ghế nhựa cao và bị cấm cử động. Chúng tôi phải tuân theo yêu cầu: chân để cùng nhau, thẳng lưng, hai tay để trên gối, và không được nháy mắt. Tôi bị ép phải ngồi như vậy 20 tiếng mỗi ngày. Tôi phải xin phép để uống nước.” Cô Annie không nhận ra mục đích của những lần kiểm tra sức khỏe ở trại lao động cho đến khi tội ác cướp mổ nội tạng từ học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ được phơi bày trên trường quốc tế. Cô nói, “ Họ không cho chúng tôi biết về những người bị đưa đi và nội tạng của họ bị cướp mất. Nhưng chúng tôi có đủ loại kiểm tra sức khỏe chi tiết tại trại lao động, như xét nghiệm máu, thử X-quang, khám mắt… Tôi đã không biết tại sao chúng tôi phải đi kiểm tra, bởi vì họ dường như không lo lắng gì về sức khỏe của chúng tôi,  thậm chí còn tước đoạt những quyền cơ bản của con người để cố ép buộc tôi từ bỏ niềm tin.

Chị của cô Amy đã qua đời do cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Cái chết của chị đã khiến cho cô Amy muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công. Cô phát hiện rằng các học viên Pháp Luân Công hoàn toàn vô tội. Tất cả những lời nói dối và phỉ báng của ĐCSTQ được tuyên truyền để tạo ra một cái cớ cho bức hại. Cô Amy bắt đầu tập Pháp Luân Công, cô nói “Tôi có hai chị tập Pháp Luân Công. Họ không được may mắn như tôi. Một người đã qua đời vì bị bức hại vào năm 2004. Chúng tôi không được thông báo gì về cái chết của chị cho đến tận ba tháng sau. Tôi đã sống một cuộc đời tối tăm  trong suốt ba năm.”

Ông Big Scott, phát thanh viên của Đài phát thanh Cardiff, đã nói trong chương trình, “Tôi rất lấy làm tiếc. Tôi thấy thật  khó  tin rằng điều đó xảy ra vào ngày hôm nay, nhưng nó thực sự là diệt chủng.” Ông nói nó nhắc nhở mọi người về những gì đã xảy ra trong Thế Chiến I và II và rằng những người tìm cầu tín ngưỡng tinh thần không nên bị bức hại hoặc bị cưỡng đoạt  nội tạng sống. Ông nói rằng ai cũng có quyền lựa chọn con đường tâm linh cho riêng mình và không một chế độ nào được phép hạn chế quyền đó.

2010-9-30-uk-cardiff-01--ss.jpg
Ông Big Scott nói rằng ông không thể dung thứ cho tội diệt chủng xảy ra vào ngày hôm nay và ông sẽ cho nhiều người khác biết.

Ngày 24 tháng 9, là ngày khai mạc Hội nghị, ông Scott đã đến khu trung tâm Cardiff để kí vào đơn thỉnh nguyện trên bàn của học viên, kêu gọi chấm dứt việc lấy cắp nội tạng từ học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Ông nói ông không thể dung thứ cho tội diệt chủng xảy ra vào ngày hôm nay và ông sẽ  cho thêm nhiều người  biết về thực trạng này.

Trong thời gian diễn ra hội nghị, Tổ chức Những người bạn của học viên Pháp Luân Công phân phát tập thông tin về việc ĐCSTQ lấy cắp nội tạng từ học viên Pháp Luân Công vì lợi nhuận béo bở cho tất cả những người tham dự hội nghị. Những đại biểu tham dự từ các nước Châu Âu đã bị sốc trước tính vô nhân đạo của ĐCSTQ.

Ông Eduardo Barroso, trưởng Khoa phẫu thuật và cấy ghép Tổng hợp, bệnh viện Curry Cabral, Bồ Đào Nha, nói, “Tôi đã đến Bắc Kinh để tham dự một hội nghị về cấy ghép gan. Tôi đã hỏi về việc lấy cắp nội tạng sống và nói rằng chỉ có Đức Quốc Xã mới làm như vậy. Họ rất lúng túng. Tôi tin rằng họ đều biết sự thật. Họ tỏ ra rất lo sợ và không thích nói về điều đó.”

2010-9-30-uk-cardiff-02--ss.jpg

Một phụ nữ từ Trung tâm cấy ghép nội tạng Đan Mạch nói, “Thật khó có thể tin rằng Trung Quốc lại có một nguồn nội tạng dồi dào đến vậy. Không một quốc gia nào có thể làm điều đó. Việc đó trái ngược với thủ tục cấy ghép nội tạng”.

Một phụ nữ từ Trung tâm cấy ghép nội tạng Đan Mạch đã rất ngạc nhiên trước việc thời gian chờ đợi  ở Trung Quốc để cấy ghép nội tạng là một tuần. Bà nói, “Ở Đan Mạch, 80% mọi người nói rằng họ muốn được hiến tạng của họ khi họ qua đời. Mặc dù vậy, thời gian chờ vẫn là một vài năm hoặc còn lâu hơn. Tôi chưa bao giờ nghe thấy quốc gia nào có thời gian đợi lấy nội tạng là một tuần. Với tôi, nó thật đáng ngờ.”

Trong thời gian diễn ra hội nghị, các học viên Pháp Luân Công ở  Anh đã tổ chức một hoạt động tại khu trung tâm Cardiff để phơi bày tội ác lấy cắp nội tạng của ĐCSTQ và thu thập chữ kí để chấm dứt tội ác đó.

2010-9-30-uk-cardiff-03--ss.jpg
Người dân ở Cardiff tìm hiểu về việc ĐCSTQ mổ cắp nội tạng sống.

Nhiều người đã kí tên để ủng hộ nỗ lực  chấm dứt cuộc bức hại của các học viên. Có người nói với một học viên, “Bạn đang làm một điều tuyệt vời cho nhân loại. Bạn đã làm một việc rất tốt! Bạn nên tiếp tục duy trì việc đó” Một thanh niên đã quan sát rất chăm chú trong lúc một học viên biểu diễn các bài tập Pháp Luân Công và nói, “Tôi cảm nhận được sự quyết tâm bên trong cô ấy và sức mạnh của Pháp Luân Công. ĐCSTQ không thể lay chuyển được cô


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/30/230367.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/1/120352.html
Đăng ngày 06-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share