Bài viết của Lý Duy An, phóng viên báo Minh Huệ, ở Đài Loan
[MINH HUỆ 27-10-2021] Gần đây khi đại dịch ở Đài Loan dịu xuống, các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Vân Lâm đã tổ chức một buổi học Pháp kéo dài một ngày ở Kawada House vào ngày 24 tháng 10 năm 2021. Họ đọc các bài giảng và suy ngẫm về những trải nghiệm trong tu luyện của họ cũng như hiểu được trách nhiệm và sứ mệnh của họ dựa trên các Pháp lý.
Vào buổi sáng họ chia nhau ra thành sáu nhóm nhỏ để học Pháp. Rất khó để có thể tổ chức một buổi học Pháp trực tiếp do những hạn chế của đại dịch, họ đã rất vui khi gặp nhau và khuyến khích nhau tiếp tục tinh tấn và cùng nhau trợ Sư Chính Pháp.
Vào buổi chiều, họ tập trung lại tại phòng hội nghị để cùng nhau học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Một vài người đã bước lên sân khấu để chia sẻ về những trải nghiệm tu luyện của họ trong khi tham gia các hạng mục, cách họ loại bỏ các tâm chấp trước, cách chứng thực Pháp và giảng chân tướng. Các đồng tu cho biết họ được khích lệ để kiên định tu luyện hơn.
Thực tâm hướng nội
Thục Trinh chia sẻ về những chuyện xảy ra trong đời sống hằng ngày của cô, và rằng cô cần hướng nội. Một ngày kia, lưỡi của cô đột nhiên đau đến mức thậm chí không thể nuốt được cả nước bọt. Cô tiếp tục hướng nội xem tại sao điều này lại xảy ra.
Cô nghĩ: “Tôi đã nỗ lực rất nhiều để làm ba việc! Nhưng sao lưỡi tôi lại bị đau? Cô ấy đã không nhận ra rằng nó có liên quan đến việc tu khẩu của mình. Trong buổi học Pháp nhóm cô đột nhiên nhận ra: “Vào buổi sáng trong lúc tôi đang học Pháp, đồng tu A hỏi tôi rằng đồng tu B là ai. Tôi đã nói cho đồng tu A nghe một số chi tiết về đồng tu B, bao gồm một số thứ trong quá khứ của cô ấy … Tôi nói cho đồng tu A mọi thứ mà tôi biết.” Sau khi nghĩ lại, Thục Trinh nhận ra điều cô vừa làm là sai. “Tôi đã đồn thổi về đồng tu B và thậm chí còn nói một số điều tiêu cực về cô ấy. Việc này là sai. Tôi nên nhìn vào mặt tích cực của các đồng tu.” Ngay khi cô hiểu ra điều này, lưỡi cô đã ngừng đau.
Cách đây vài ngày, hàm dưới của Thục Trinh bị sưng và nướu của cô rất đau. Cô đã hướng nội và tìm nguyên nhân. Hoá ra ở trước nhà của cô có trồng một cây hoa hồng, và đã đến ngày thu hoạch. Thay vì dành thời gian để học Pháp, cô đã đi cắt hoa và dùng chúng để làm nước uống. Thục Trinh thậm chí còn bào chữa cho việc bỏ học Pháp bằng việc suy nghĩ rằng: “Tôi đã tu luyện lâu lắm rồi, bỏ học một ngày cũng không sao!” Cô đã thêm vài thành phần bổ sung vào bình nước như táo gai, cam thảo để làm cho thức uống có vị chua hơn hoặc ngọt hơn. Tuy nhiên, sau khi uống xong nướu của Thục Trinh sưng lên và tình trạng này tiếp tục kéo dài trong ba ngày.
Cô nhớ lại trước kia cô từng trải qua một số trải nghiệm sinh tử. Cô biết rằng Sư phụ đã kéo dài thọ mệnh của cô để cô có thể tu luyện và trợ Sư chính Pháp, hoàn thành thệ nguyện của mình.
Thay vì học Pháp cô đã lãng phí thời gian quý báu của mình để pha chế đồ uống ngọt! Qua trải nghiệm này, Thục Trinh nhận ra rằng các học viên phải hết sức coi trọng làm tốt ba việc.
Tu luyện bản thân trong khi giảng chân tướng
Gia Kỳ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2011. Ngay sau khi bắt đầu tu luyện cô đã đến điểm du lịch Hoàng Đại Tiên ở Hồng Kông để giảng chân tướng. Vì cô là học viên mới, nên chân cô vẫn còn bị đau nhiều khi cô ngồi ở tư thế bán kiết già. Các học viên Hồng Kông yêu cầu các học viên Đài Loan phát chính niệm và đảm bảo rằng họ phải buông bỏ tâm sợ hãi trước khi bước ra giảng chân tướng trực diện. Một học viên khác bảo với Gia Kỳ rằng nếu ngồi kiết già đau quá, cô ấy nên cầu xin Sư phụ giúp đỡ.
Gia Kỳ nhớ lại: “Ngay khi khẽ nhắm mắt, tôi trông thấy một tăng nhân mặc áo cà sa. Tăng nhân đang cố hết sức kéo từng người từng người một. Tôi biết rằng Sư phụ đang điểm hóa cho mình.” Cô ấy ngộ được rằng Sư phụ đã phải trải qua rất nhiều khó khăn để cứu các sinh mệnh còn cô thì có đau một chút cũng không chịu nổi. Cô thậm chí còn muốn Sư phụ gánh chịu đau đớn cho mình. Cô nói: “Tôi không còn cầu xin Sư phụ giúp đỡ nữa. Cho dù là chân tôi có đau đến mức nào đi nữa, tôi nhất định phải tự nhẫn chịu, không thêm gánh nặng cho Sư phụ nữa.”
Gia Kỳ đã kiên trì chịu đựng cơn đau dữ dội, nước mắt tuôn rơi như suối. Sau khi các học viên phát chính niệm xong, họ đã hỏi cô: “Cô còn đau không?” Gia Kỳ trả lời: “Rất đau nhưng tôi nhìn thấy Sư phụ đang phải vất vả cứu người. Tôi không thể thêm gánh nặng cho Sư phụ nữa. Vì vậy cho dù là đau thế nào đi nữa, tôi sẽ phải tự mình chịu đựng.” Kể từ đó, dù có đau đớn thế nào khi ngồi kiết già, Gia Kỳ vẫn kiên trì.
Loại bỏ tâm ích kỷ và tật đố
Lệ Vân nói: “Khi gọi điện thoại giảng chân tướng, nhiều đồng tu cảm thấy khó nhấc điện thoại lên gọi cho người ta do sợ hãi. Tôi không có tâm sợ hãi này. Thay vào đó, tôi lo rằng nói chuyện điện thoại sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của các con tôi, làm phiền chồng tôi, v.v.. Vấn đề khác nữa là thời gian. Tôi chỉ nghĩ đến sự thuận tiện và tự do của bản thân. Tôi gọi bất cứ khi nào tôi muốn theo kế hoạch của mình. Tôi không muốn phải làm theo bảng phân công nhiệm vụ. Do tính ích kỷ của mình, tôi đã không tham gia lớp học về giảng chân tướng qua điện thoại hoặc thực hiện theo bảng phân công nhiệm vụ.”
Lệ Vân nhận ra rằng cô ấy cần phải đột phá tính ích kỷ này của mình và không cho phép nó ngăn cản cô ấy. Cô ấy đã tham gia lớp học và tham gia bảng phân công nhiệm vụ.
Cô ấy cũng nhận ra tâm tật đố của mình. Khi đồng tu khác nói về số lượng người mà họ đã giúp làm tam thoái, cô cảm thấy họ đang hiển thị và cô không hài lòng. Khi cô chỉ trích họ, cô nhận ra tâm tật đố của mình đang bị phơi bày.
Lệ Vân tự hỏi liệu cô ấy có thể kiên trì gọi điện thoại hay nên chuyển sang các hạng mục giảng chân tướng khác khi cô gặp khó khăn? Cô nói: “Nếu kiên trì, tôi sẽ có thể đột phá. Trong quá trình này, tôi có thể cần phải trải qua nhiều khó khăn và khảo nghiệm tâm tính nhưng tôi đang tiến bộ. Nếu tôi tiếp tục thay đổi hạng mục, tôi sẽ chỉ đi đường vòng, trốn tránh và sau đó đi đoạn đường dài hơn.”
Khi Lệ Vân xem lại bản thân, cô thấy cô không tiến bộ. Thay vào đó, cô đang lùi bước trước những khó khăn. Nhìn cách các học viên khác kiên trì bất chấp những khó khăn lớn, cô đã tự xem lại bản thân mình. Cô nói: “Tôi đã kiên trì vì tôi không gặp khó khăn. Nếu tình hình trở nên khó khăn liệu tôi có thể tiếp tục không? Đây là lý do tại sao chúng ta cần so sánh bản thân mình với các đồng tu trong việc học Pháp và tu luyện. Nhìn cách các học viên khác kiên trì, chúng ta có thể tìm ra thiếu sót và chính lại bản thân, đồng thời tinh tấn tu luyện.”
Sư phụ bảo hộ tôi trong đại nạn sinh tử
Mỹ Huệ đến từ Đấu Nam chia sẻ về khổ nạn sinh tử gần đây của cô. Cô nói: “Hai tháng trước, tôi đang chạy một chiếc xe tay ga và va chạm với một chiếc xe tải cỡ trung. Tài xế xe tải muốn đưa tôi đến bệnh viện. Tôi nói: “Tôi không sao. Anh có thể giúp tôi đứng dậy được không?”
Khi đó sắc mặt của Mỹ Huệ tái nhợt và toàn thân đau nhức, cô cảm thấy rất yếu. Cô nhờ tài xế xe tải giúp cô dựng chiếc xe máy lên đồng thời giúp cô đứng dậy. Tài xế lo lắng và muốn đưa cô đến bệnh viện. Mỹ Huệ khăng khăng từ chối và nói: “Tôi không sao, cảm ơn vì đã lo lắng cho tôi.” Cô đưa cho anh một tờ bướm về Pháp Luân Đại Pháp và một bông sen, đồng thời nói: “Cảm ơn anh đã giúp tôi.” Sau đó cô leo lên xe và rời đi.
Mỹ Huệ nói: “Khoảnh khắc anh ấy đụng phải tôi, tôi không hề giận dữ. Tôi chỉ không muốn gây rắc rối cho anh ấy. Tôi biết mình đã vượt qua khảo nghiệm lớn này. Tôi rất biết ơn vì đã có cơ hội tiêu trừ nghiệp và đề cao tâm tính của mình! Sự cố không phải là việc tốt sao? ” Khi lái xe đi, trong lòng cô liên tục cảm ơn Sư phụ đã bảo hộ cho cô trong cơn đại nạn sinh tử.
[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/10/27/432943.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/29/196376.html
Đăng ngày 25-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.