Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trùng Khánh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-09-2021] Hai chị em ở Trùng Khánh đã bị kết án lao động cưỡng bức vì tu luyện Pháp Luân Công. Trong khi người chị gái đã sống sót vượt qua sự tra tấn ở trong nhà giam, thì người em gái đã qua đời vào năm 2015.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Bà Trịnh Đồng Vân, 78 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1994 sau 20 năm chịu đựng nhiều chứng bệnh tật khác nhau gồm thiếu máu, rối loạn nhịp tim và đau nửa đầu nghiêm trọng mà bà mắc phải sau khi bị xuất huyết sau sinh. Không lâu sau khi bà luyện các bài công pháp Pháp Luân Công, sức khỏe của bà đã hoàn toàn hồi phục. Hai năm sau, theo bước bà Trịnh, em gái bà là và Trịnh Khánh Vân cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Cuộc bức hại của người chị

Khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, bà Trịnh Đồng Vân cảm thấy buộc phải nói với mọi người sự thật về Pháp Luân Công và vạch trần những tuyên truyền thù hận của chính quyền.

Bà bị tố cáo vì treo biểu ngữ và phân phát tờ rơi Pháp Luân Công tại một thôn làng vào ngày 15 tháng 10 năm 2001. Ba ngày sau, cảnh sát kéo tới nhà bà và tịch thu sách Pháp Luân Công, một bức ảnh chân dung của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, đĩa DVD bài giảng Pháp Luân Công, một máy ghi âm cùng nhiều tài sản cá nhân khác của bà. Ban đầu, bà bị đưa tới Đồn Công an An Nam và sau đó bị chuyển tới Trại tạm giam Ba Nam và bị giam giữ ở đó 30 ngày tại đây.

Ngày 17 tháng 11 năm 2001, bà Trịnh bị kết án một năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Mao Gia Sơn, bà bị ép phải làm ghế mây và găng tay, cũng như đóng gói kẹo tại đây. Lính canh liên tục cưỡng ép bà cùng các học viên khác phải lột hết quần áo và ngồi xổm lên xuống với lý do để kiểm tra xem họ có mang theo các bài giảng Pháp Luân Công hay không. Bà Trịnh còn bị ép phải viết “báo cáo tư tưởng” hàng tuần. Sau khi được trả tự do, bà bị liệt vào diện giám sát nghiêm ngặt trong một năm.

Khi chồng bà Trịnh mắc bệnh tim và có kế hoạch phẫu thuật bắt cầu tim ở Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2007, cảnh sát không cho phép bà đi cùng với chồng.

Bà Trịnh Đồng Vân bị bắt giữ lần nữa tại một bến xe buýt vào ngày 15 tháng 11 năm 2010. Sau khi giam giữ bà tại Đồn Công an Tây Bành ba ngày, cảnh sát đã đưa bà về nhà để lục soát. Họ tịch thu bức ảnh chân dung Nhà sáng lập Pháp Luân Công, băng ghi âm các bài giảng và 900 nhân dân tệ tiền mặt của bà.

Bà bị kết án một năm lao động cưỡng bức sau khi bị giam giữ một tháng tại trại tạm giam Hoa Nham. Do tình trạng sức khỏe yếu của bà, nên trại tạm giam đã từ chối tiếp nhận bà và bà đã được trả tự do.

Vào những ngày cuối tháng 12 năm 2010, cảnh sát nỗ lực bắt giữ bà Trịnh lần nữa và đưa bà tới trung tâm tẩy não, nhưng họ đã nhượng bộ sau khi gia đình bà phản đối mạnh mẽ.

Cảnh sát đã đưa bà Trịnh vào diện giám sát nghiêm ngặt trong 3 năm và ra lệnh cho bà viết báo cáo tư tưởng hàng tháng.

Vào tháng 7 năm 2011, trong khi bà Trịnh đang ở nhà con gái để chăm sóc cho cháu trai của mình, nhân viên ủy ban khu dân cư đã ép bà phải về nhà và ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công mà họ đã chuẩn bị từ trước.

Bởi sự sách nhiễu thời gian dài khiến chồng bà Trịnh rất lo lắng mỗi khi có tiếng chuông điện thoại hay ai đó gõ của nhà.

Cái chết của người em gái

Người em gái là bà Trịnh Khánh Vân cũng bị bắt giữ tại một bến xe buýt vào ngày 16 tháng 11 năm 2010. Cảnh sát của Đội An ninh Nội địa quận Cửu Long Pha tịch thu ảnh chân dung Nhà sáng lập Pháp Luân Công, đĩa DVD các bài giảng, máy tính, máy in và thẻ đi lại của bà. Bà bị kết án một năm lao động cưỡng bức sau 30 ngày tại trại tạm giam quận Cửu Long Giang.

Tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Shaobao, bà Trịnh bị cưỡng ép lao động cưỡng bức vào ban ngày và sau đó xem những video tuyên truyền thù hận Pháp Luân Công vào buổi tối, cũng như viết báo cáo tư tưởng. Lính canh ép bà lăng mạ Pháp Luân Công và Nhà sáng lập pháp môn. Họ đánh đập bà nếu bà từ chối tuân thủ.

Tương tự như những sự chịu đựng của chị gái, lính canh cũng bị ép bà phải cởi quần áo trước mặt những người khác và phải ngồi xổm lên xuống để kiểm tra xem liệu bà có bài giảng Pháp Luân Công trên người hay không.

Ngay sau khi vào trại lao động, bà Trịnh bắt đầu có triệu chứng sưng phù ở chân khiến bà đi lại khó khăn. Nhưng lính canh vẫn ép bà lao động không công. Họ còn ép bà uống thuốc cao huyết áp và trộn thuốc không rõ nguồn gốc vào thức ăn của bà.

Khi được trả tự do, bà Trịnh Khánh Vân đã không có phản xạ, bị đau đầu và tức ngực nghiêm trọng. Bà bị phù nề toàn thân và không thể uốn cong cánh tay và chân. Bà gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại.

Nhân viên ủy ban khu dân cư thường sách nhiễu bà thông qua điện thoại. Có lần khi họ tới nhà sách nhiễu bà, họ đã rất sốc khi thấy tình trạng nghiêm trọng của bà. Nhưng họ vẫn ép con trai và con dâu của bà giám sát cuộc sống hàng ngày của bà. Bị liên lụy trong cuộc bức hại của mẹ, con trai của bà đã không được thăng tiến trong công việc.

Sau nhiều năm chịu đựng sự sách nhiễu không ngừng, bà Trịnh đã qua đời ở tuổi 62 vào ngày 12 tháng 4 năm 2015.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/15/430805.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/27/195932.html

Đăng ngày 25-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share