Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 27-08-2021] Xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã trở thành một trọng tâm ở các quốc gia dân chủ như một cách để chống lại những hành vi vi phạm nhân quyền tàn bạo trên toàn cầu. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Anh và 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu đã ban hành luật tương tự. Úc và Nhật Bản cũng đang làm giống vậy.
Theo luật này, vốn để áp dụng trừng phạt với những kẻ vi phạm nhân quyền đã biết, các học viên Pháp Luân Công đã lập ra các danh sách của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hàng năm, họ nộp nhiều danh sách lên các quốc gia dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những thủ phạm bị nêu tên.
Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã nộp danh sách gần đây nhất của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công cho chính phủ của họ. Các học viên đang kêu gọi trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền này, gồm việc từ chối không cho họ được nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ.
Ba cái tên trong danh sách năm nay là Úy Chấn Trung, Triệu Tụ Trung và Thịnh Minh Sinh.
Thông tin của thủ phạm
Tên đầy đủ của thủ phạm: Úy (họ) Chấn Trung (tên) (tên tiếng Trung: 蔚振忠)
Gới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày sinh: Tháng 2 năm 1945
Nơi sinh: Huyện Ngu Thành, tỉnh Hà Nam
Chức vụ
Tháng 4 năm 1997 – tháng 1 năm 2003: Giám đốc và Bí thư Sở Công an Tỉnh Cam Túc.
Tên đầy đủ của thủ phạm: Triệu (họ) Tụ Trung (tên) (tên tiếng Trung: 赵聚忠)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày sinh: Tháng 12 năm 1946
Nơi sinh: Thị trấn Vấn Nam, thành phố Tân Thái, tỉnh Sơn Đông
Chức vụ
Tháng 4 năm 2000 – Tháng 1 năm 2003: Trưởng Công an thành phố Lan Châu và Phó giám đốc Sở Công an Tỉnh Cam Túc.
Tháng 1 năm 2003 – Tháng 2 năm 2007: Giám đốc và Bí thư Sở Công an tỉnh Cam Túc.
Tên đầy đủ của thủ phạm: Thịnh (họ) Minh Sinh (tên) (tên tiếng Trung: 盛明生)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày sinh: Tháng 4 năm 1959
Nơi sinh: Thành phố Cao Đài, tỉnh Cam Túc
Chức vụ
Tháng 12 năm 2004 – tháng 1 năm 2010: Chủ nhiệm đơn vị phòng chống tà giáo tại Sở Công an Tỉnh Cam Túc.
Tháng 7 năm 2017 – tháng 6 năm 2019: Đội trưởng Đội An ninh Nội địa tại Sở Công an tỉnh Cam Túc.
Cuộc bức hại do Úy Chấn Trung, Triệu Tụ Trung và Thịnh Minh Sinh tiến hành
Từ tháng 7 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cam Túc đã bị bức hại cả về thể chất lẫn tinh thần, từ việc giam giữ, bỏ tù, tẩy não đến bức hại tài chính. Sở Công an Tỉnh Cam Túc đã lên kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo các sở cảnh sát địa phương cũng như ủy ban khu phố và văn phòng cộng đồng tích cực tiến hành cuộc bức hại.
Sở Công an Tỉnh Cam Túc thường sử dụng việc đánh giá thành tích, thưởng, đào tạo, thăng tiến để thúc đẩy cấp dưới tham gia vào cuộc bức hại. Nhiều cảnh sát cấp cơ sở sẽ ngược đãi và tra tấn các học viên Pháp Luân Công theo lệnh.
Đơn vị Số 26 của Sở Công an Tỉnh Cam Túc là Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được thành lập chuyên để bức hại Pháp Luân Công. Từ năm 2000 tới năm 2003, cá nhân Úy Chấn Trung, Giám đốc Sở Công an đã tham gia vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Sau đó, Triệu Tụ Trung đã đảm nhận vai trò của Úy Chấn Trung. Vào tháng 4 năm 2004, đơn vị Số 26 của Sở Công an đã đổi tên thành “Ban phòng chống tà giáo” và Thịnh Minh Sinh được bổ nhiệm làm chủ nhiệm đầu tiên của nó.
“Ban phòng chống tà giáo” chịu trách nhiệm giám sát, chỉ đạo và điều phối hệ thống cảnh sát toàn tỉnh, cũng như các sở liên tỉnh và liên vùng để thực hiện bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Trong nhiệm kỳ của Úy Chấn Trung, Triệu Tụ Trung và Thịnh Minh Sinh là giám đốc sở công an, có 57 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết và hàng nghìn học viên bị bắt giữ và bị lục soát nhà.
Các tội ác chính của Sở Công an Tỉnh Cam Túc
Sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, rất nhiều học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cam Túc đã tới Bắc Kính để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Có 1.054 học viên Pháp Luân Công bị chặn lại trên đường tới Bắc Kinh và 15 người trong số họ đã bị kết án tù. Có thêm 183 học viên Pháp Luân Công bị chặn đường vào năm 2001.
Từ năm 2001 đến năm 2010, 1.478 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, gồm 320 vụ bắt giữ nhóm; 289 điểm in tài liệu Pháp Luân Công do các học viên lập tại nhà bị lục soát; hơn 600.000 tài liệu Pháp Luân Công bị tịch thu; hơn 1.700 đồ dùng cá nhân gồm máy tính, máy in, đầu đĩa VCD và máy photocopy bị tạm giữ; và hồ sơ vụ án của 1.235 học viên đã được trình lên viện kiểm sát và đối mặt với truy tố.
Vào năm 2003, sở công an đã ban hành một biên bản với tiêu đề “Kế hoạch làm việc về cách quản lý và kiểm soát các học viên Pháp Luân Công chủ chốt,” xây dựng một hệ thống có thể bức hại các học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cam Túc với sự giúp đỡ của cộng đồng địa phương, ủy ban khu phố và các đơn vị của sở công an.
Sau đây là một số trường hợp bị bức hại ở tỉnh Cam Túc
Các vụ bắt giữ quy mô lớn
Các vụ bắt giữ trong năm 2001
Vào năm 2001, dưới sự chỉ đạo của Úy Chấn Trung và các cảnh sát của Sở Công an Tỉnh Cam Túc, lực lượng cảnh sát ở thành phố Lan Châu đã bắt giữ tổng 138 học viên Pháp Luân Công ở Cam Túc, Tân Cương, Ninh Hạ và Thanh Hải.
Một trong những học viên chính bị nhắm đến là ông Viên Giang bị tra tấn và bị trói trong tư thế “đại bàng sải cánh” gần hai tháng. Chỉ khi ông hấp hối, cảnh sát mới thả ông xuống. Nhưng họ vẫn còng tay và cùm chân của ông.
Sau đó, ông Viên đã trốn thoát khỏi nhà giam cảnh sát. Sở Công an Tỉnh Cam Túc đã huy động 2.000 đến 3.000 cảnh sát truy bắt ông tại các giao lộ giao thông chính, ga tàu lửa và nhà của các học viên Pháp Luân Công ở Lan Châu và các thành phố lân cận.
Bởi những chấn thương nặng do sự tra tấn, ông Viên đã qua đời sau đó vài ngày. Sau cái chết của ông, vài học viên Pháp Luân Công giúp đỡ ông cũng bị bắt giữ và bị tra tấn. Trong số họ có bà Vu Tiến Phương, bà Hạ Phó Anh, ông Vương Chí Quân và Văn Sĩ Học ở Lan Châu bị kết án từ 3 đến 8 năm. Khi bà Vu được trả tự vào ngày 13 tháng 11 năm 2006, bà rất yếu và không thể ăn bất cứ gì. Chưa đầy hai tuần sau, bà đã qua đời vào ngày 25 tháng 11.
Các vụ bắt giữ vào năm 2002
Vào ngày 17 tháng 8 năm 2002, các học viên ở Vũ Thích, Thiên Thủy, Bạch Ngân, Khánh Dương và Cam Túc đã chặn sóng truyền hình địa phương để phát sóng video phơi bày cuộc bức hại.
Bảy người trong số họ bị Tòa án quận Thành Quan kết án tù nặng vào ngày 27 tháng 10 năm 2002. Trong số họ có ông Lý Văn Minh, ông Vương Bằng Vân và ông Ngụy Tuấn Nhân bị kết án 20 năm; ông Tôn Triệu Hải, ông Cường Hiểu Nghị, ông Lưu Chí Vinh (bị bức hại đến chết vào năm 2004 tại Nhà tù Thiên Thủy) và ông Tô An Châu bị kết án từ 10 đến 19 năm. Bà Đường Quỳnh, bà Doãn Tiểu Lan, ông Vương Vĩnh Dân, bà Trương Kim Mai, ông Vương Vĩ Bình, bà Dương Cảnh Xuân, ông Triệu Hậu Vũ, ông Thượng Quân Bân, ông Thường Cụ Bân, ông Trương Quảng Lợi, ông Lý Ngọc Hải, ông Đường Bình Hổ, ông Hoàng Nhữ Trung, ông Hoàng Nhữ Phủ, ông Triệu Văn Thành, bà Chu Tú Anh và ông Thạch Tấn Tường cũng bị kết án tù nặng.
Các vụ bắt giữ vào năm 2003
Từ năm 2002 tới năm 2003, có hơn 100 học viên Pháp Luân Công ở 12 thành phố của tỉnh Cam Túc đã bị cảnh sát giam sát và bắt giữ. Sau đó, nhiều người trong số họ đã bị kết án tù.
Nhiều trường hợp bị kết án
Vào tháng 8 năm 2001, Sở Công an ở Tỉnh Cam Túc đã ban hành lệnh “truy nã” đối với ông Dương Học Quý. Sau đó, ông Dương cùng bảy học viên khác bị bắt giữ và kết án tù.
Vào năm 2002, Úy Chấn Trung dàn sếp để chính quyền bắt giữ 8 học viên Pháp Luân Công. Ông Tưởng Xuân Bân bị kết án 9 năm, ông Lý Phú Bân bị kết án 8 năm, ông Dư Hữu Văn bị kết án 5 năm, ông Quách Học Trạch bị kết án 5 năm, ông Tiết Lưu Ngạn bị kết án 4 năm, bà Lưu Lan Anh bị kết án 4 năm, ông Ngưu Ngạn Giang bị kết án 3 năm và ông Tất Văn Minh bị kết án 3 năm. Ông Tất đã bị tra tấn đến chết tại Nhà tù Định Tây vào ngày 3 tháng 9 năm 2004.
Vào ngày 7 tháng 12 năm 2003, với sự trợ giúp của Sở Công an Tỉnh Cam Túc, Đội An ninh Nội địa ở Lan Châu đã bắt giữ hàng chục học viên Pháp Luân Công.
Trong số họ có ông Triệu Húc Đông bị tra tấn đến chết tại một trại tạm giam ở Lan Châu vào tháng 2 năm 2004. Sau đó, tất cả học viên Pháp Luân Công đều bị kết án tù: Ông Phạm Xuân Phong bị kết án 20 năm; ông Hà Ảnh Quốc bị kết án 10 năm; bà Ngụy An Nguyệt bị kết án 10 năm; ông Hà Văn Trác bị kết án 8 năm; bà Vương Ái Linh bị kết án 8 năm; ông Triệu Ngạn Ba bị kết án 8 năm; bà Hà Bân Anh bị kết án 7 năm; bà An Tế Hành bị kết án 4 năm; bà Bạch Kim Ngọc bị kết an 3 năm và bà Trần Khiết bị kết án 3 năm.
Bà Tùng Thu Tư bị bắt giữ vào ngày 20 tháng 7 năm 2003 và sau đó bị kết án 3 năm tù giam cùng 4 năm quản chế. Khi đó, cũng có vài học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và sau đó bị kết án: Bà Kỳ Lệ Quân và ông Vương Văn Trung đều bị kết án 10 năm tù; ông Mã Dũng bị kết án 9 năm tù; bà Trương Chấn Mẫn bị kết án 8 năm tù; và bà Lý Quáng Phượng bị kết án 7 năm tù.
Vào ngày 3 tháng 3 năm 2007, Công an huyện Vĩnh Xương, thành phố Kim Xương, tỉnh Cam Túc đã ra lệnh bắt giữ 8 học viên Pháp Luân Công. Các học viên bị kết án tù vào ngày 27 tháng 11 năm 2007: Ông Mao Vĩ Vu bị kết án 6 năm; ông Dương Tiếu Xuyên bị kết án 5 năm; bà Phù Linh Văn, bà Lưu Quế Cúc, bà Diêu Mạt Dung, bà Tào Phương và bà Vi Phượng Linh bị kết án 4 năm; ông Thái Dũng Vu bị kết án 3,5 năm.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/27/429919.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/14/195058.html
Đăng ngày 07-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.