[MINH HUỆ 25-07-2021] Xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã trở thành một trọng tâm ở các quốc gia dân chủ như một cách để chống lại những hành vi vi phạm nhân quyền tàn bạo trên toàn cầu. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Anh và 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu đã ban hành luật tương tự. Úc và Nhật Bản cũng đang làm giống vậy.

Theo luật này, vốn để áp dụng trừng phạt với những kẻ vi phạm nhân quyền đã biết, các học viên Pháp Luân Công đã lập ra các danh sách của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hàng năm, họ nộp nhiều danh sách lên các quốc gia dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những thủ phạm bị nêu tên.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã nộp danh sách gần đây nhất của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công cho chính phủ của họ. Các học viên đang kêu gọi trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền này, gồm việc từ chối không cho họ được nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ.

Một cái tên trong danh sách năm nay là Lý Tường.

Thông tin thủ phạm

bf661c4c398b4673e7af5e5e9f15a652.jpg

Lý Tường

Tên đầy đủ của thủ phạm: Lý (họ) Tường (tên) (Tên Trung Quốc: 李祥)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày sinh: Tháng 4 năm 1959
Nơi sinh: Không rõ

Chức vụ:

Trước năm 2012: Phó Giám đốc Uỷ ban Giáo dục Thành phố Tứ Bình kiêm bí thư Đảng uỷ Đại học Giáo dục Thành phố, giám đốc Uỷ ban Giáo dục Thành phố, uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Thành phố Bạch Thành, thư ký Uỷ ban Chính trị và Pháp luật, Bộ trưởng Bộ Công an Thành phố, uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Thành phố Bạch Thành, trưởng Ban Tổ chức.

Tháng 6 năm 2012 – tháng 11 năm 2016: Phó Bộ Công an tỉnh Cát Lâm (phụ trách Bộ An ninh Quốc gia), phó thị trưởng thành phố Trường Xuân và là Bộ trưởng Bộ Công an Trường Xuân.

Tháng 12 năm 2016 – tháng 12 năm 2019: Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Thành phố Trường Xuân và bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật của thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm.

Những tội ác chính

I. Tháng 6 năm 2012 – tháng 11 năm 2016 – Tội ác trong bốn năm Lý Tường làm Phó Sở Công an tỉnh Cát Lâm và Phó thị trưởng Trường Xuân kiêm trưởng Công an

Trong bốn năm từ 2012 đến 2016 Lý Tường làm phó Sở Công an tỉnh Cát Lâm, ông ta đã nỗ lực hết sức để thi hành các chính sách và kế hoạch tiêu diệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và huỷ hoại thân thể” các học viên Pháp Luân Công. Ông ta đã chỉ đạo hệ thống công an của tỉnh Cát Lâm thực hiện các vụ bắt giữ, đột kích nhà, giam giữ phi pháp và sách nhiễu trên diện rộng. Những hành vi của ông ta đã trực tiếp dẫn đến sự tra tấn và thậm chí là cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công.

Theo thống kê có sẵn, ít nhất 13 học viên ở thành phố Trường Xuân đã bị tra tấn đến chết trong thời gian này gồm Vương Đông Bưu, Nhậm Thục Thanh, Lưu Phượng Vân, Thôi Chiêm Vân, Vương Sĩ Cần, Lưu Quế Hồng, Vu Khâm Hải, Trần Liên Đông, Diêm Cảnh Hữu, Tôn Thế Bân, Thịnh Quý Trăn, Chu Hải Sơn và Phiền Dân Tường.

Theo thông tin sẵn có về những trường hợp bức hại trên Minghui.org, vào năm 2016, ít nhất 840 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm bị tra tấn tinh thần và thể chất. Trong số họ, 293 người bị bắt giữ phi pháp, cưỡng bức tẩy não và bị giam trong thời gian dài; 286 người bị giam giữ phi pháp; và 102 người bị sách nhiễu và bị nhắm đến trong nhiều lần bắt giữ. Trong số các học viên bị bức hại này, ít nhất 140 người bị lục soát nhà phi pháp và bị cướp, và bị tống tiền với tổng số lên đến 460.308 Nhân dân tệ. Chỉ riêng ở thành phố Trường Xuân đã có 386 học viên bị bức hại.

Thịnh Quý Trăn, một học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân, đã bị trục xuất khỏi văn phòng, bị bắt giữ ba lần và bị bức hại bằng một án trại lao động. Ông bị bắt lần thứ ba vào ngày 25 tháng 5 năm 2016. Sau khi được thả, ông tiếp tục bị áp lực và sách nhiễu tại nơi làm việc cũng như những vết thương trong khi bị giam và bị bức hại trong lúc lao động. Ông đã qua đời tại nhà vào ngày 16 tháng 10 năm 2016 ở tuổi 52.

Năm 2015, tổng cộng 756 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm đã bị bức hại ở nhiều mức độ, năm người đã chết trong khi bị bức hại. 607 học viên bị bắt, riêng thành phố Trường Xuân có 257 người.

Ngày 25 tháng 9 năm 2015, Bộ Công an huyện Phủ Tùng, tỉnh Cát Lâm đã điều động một lượng lớn cảnh sát để bắt giữ và sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công trong danh sách của họ. Có tới 11 học viên đã bị bắt, với một học viên và người nhà đã qua đời trong quá trình này. Khi một nhóm cảnh sát xông vào nhà của một học viên Pháp Luân Công lớn tuổi là bà Tôn Tú Hoa, họ đã hăm doạ bà khiến bà chết vì sợ hãi. Một trường hợp khác là sau khi học viên Pháp Luân Công bà Trương Phượng Hà bị bắt, mẹ già của bà không thể chịu nổi cú sốc và đã qua đời vì đau buồn vào đêm hôm đó.

Ít nhất 352 học viên Pháp Luân Công và người thân của họ đã bị bắt giữ phi pháp ở tỉnh Cát Lâm từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2014, và ít nhất 57 người bị bắt và bị đưa đến các trung tâm tẩy não để bức hại.

Vào chiều ngày 9 tháng 9 năm 2014, học viên Pháp Luân Công Thôi Chiêm Vân đã bị Đội An ninh Quốc gia Du Thụ bắt giữ. Ngày 12 tháng 9, ông bị đưa đến Trung tâm Tẩy não thành phố Du Thụ. Lý Phụng Lâm, bí thư Uỷ ban Pháp luật Thành phố Du Thụ, đã ra lệnh cho ba hay bốn thuộc cấp cưỡng bức ông Thôi dùng thuốc. Ngày 15 tháng 9, ông Thôi bị Lý Phụng Lâm bắt giữ và đưa đến Trung tâm Tẩy não Trường Xuân. Vào buổi chiều, ông Thôi cảm thấy không khoẻ và được con trai đón và đưa về nhà vào hôm sau. Tại thời điểm đó, hai cánh tay, cổ và lưng ông đều đau nhức, xương bị đau và không thể ăn được. Ông Thôi nói với gia đình: “Tôi không bị bệnh. Đây là do Lý Phụng Lâm lệnh cho các lính canh tẩy não chuốc thuốc và bức hại tôi.” Ông Thôi Chiêm Vân đã qua đời vào ngày 3 tháng 11 năm 2014.

438 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt ở tỉnh Cát Lâm vào năm 2013 và bốn người bị tra tấn đến chết. 46 học viên bị kết án và bắt giữ phi pháp, 99 người bị giam trong các trung tâm tẩy não để bức hại, 150 người bị giam phi pháp trong các trại tạm giam và 14 người bị cảnh sát địa phương sách nhiễu. Trong số họ, ông Vương Đông Bưu, sinh năm 1962, bị thương về thể chất và tổn hại tinh thần do bị sách nhiễu vì cảnh sát và toà án gọi cho ông để sách nhiễu mỗi ngày. Ông đã qua đời vào ngày 21 tháng 9 năm 2013 ở tuổi 51.

II. Tháng 12 năm 2016 – tháng 12 năm 2019 – Các tội ác trong ba năm Lý Tường làm Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Trường Xuân

Theo thống kê sẵn có, từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 12 năm 2019 khi Lý Tường làm bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Trường Xuân, có ít nhất chín học viên Pháp Luân Công, gồm Lưu Thục Diễm, Vũ Quế Hương, Trương Viên Viên, Tống Triệu Hằng và Lưu Kiến Anh đã bị tra tấn đến chết ở Trường Xuân. 165 học viên đã bị kết án hay giam giữ phi pháp trong các toà án, 742 người bị bắt và 367 người bị sách nhiễu. Thành phố Trường Xuân là một trong những thành phố đi đầu trong việc bức hại tàn bạo các học viên Pháp Luân Công.

1. Bà Hoắc Nhuận Chi bị tra tấn đến chết ở huyện Nông An, Trường Xuân

Bà Hoắc Nhuận Chi bị bắt vào tháng 3 năm 2016 và bị kết án ba năm tù. Trong lúc bị giam, bà bị tra tấn cả thể chất lẫn tinh thần dẫn đến bị nhiều vết thương trên cơ thể và bị đánh đập đến mức tất cả răng bị lung lay. Bà yếu và thiếu cân, đồng thời phát sinh chứng tăng huyết áp nghiêm trọng và các khối u trực tràng. Nhà tù đã gửi bà về nhà vào ngày 16 tháng 8 năm 2017. Lúc đó bà đã bị mê sảng, quẫn trí, mất hết trí nhớ và có nhiều vết sẹo trên người. Ngoài ngủ ra, tất cả những gì bà có thể làm mỗi ngày là hét lên trong đau đớn. Bà qua đời vào ngày 14 tháng 11 năm 2017 ở tuổi 72.

2. Bà Tống Triệu Hằng, một giáo viên hưu trí, bị tra tấn đến chết trong trại tạm giam

Ngày 27 tháng 8 năm 2018, bà Tống Triệu Hằng, một giáo viên hưu trí, đã bị Đội An ninh Quốc gia Phòng 610 Thành Phố Du Thụ bắt trên đường vì giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Bà bị giam giữ phi pháp ở trại tạm giam Thành phố Du Thụ. Bà bị toà án xét xử vào ngày 16 tháng 11 năm 2018 và bị buộc tội phi pháp vào ngày 14 tháng 1 năm 2019. Trong thời gian bị buộc tội, thẩm phán đã dùng con gái bà để buộc bà chuyển hoá, gây áp lực và hăm doạ bà rằng nếu bà không chuyển hoá và từ bỏ đức tin, bà sẽ bị kết án chín năm tù. Ngay sau khi bà quay vào tù, bà đã qua đời ở tuổi 76.

3. Học viên Pháp Luân Công thành phố Trường Xuân bà Trương Viên Viên qua đời trong khi bị bức hại

Bà Trương Viên Viên bị cảnh sát bắt và lục soát nhà vào tháng 4 năm 2019. Vì huyết áp của bà rất cao nên trại tạm giam từ chối nhận bà. Tuy nhiên, đồn cảnh sát đại phương tiếp tục sách nhiễu bà, cưỡng chế giam bà trong văn phòng truy tố và các toà án. Sáng ngày 24 tháng 6 năm 2019, cảnh sát lại bắt giữ bà và đưa bà đến Viện kiểm sát. Họ hăm dọa rằng sẽ không cho bà ra ngoài trong 15 ngày và luôn phải có mặt khi bị triệu tập hoặc là sẽ phải đối diện với việc thực thi pháp luật bạo lực. Ngày 1 tháng 7 năm 2019, bà bị bắt và bị đưa đến toà án mà gia đình không hề hay biết. Lúc 4 giờ chiều ngày hôm đó, bà được con trai đón và đưa về nhà. Trước khi có thể nói, bà đã ngã xuống đất và không thể nói nữa. Bà qua đời vào ngày 3 tháng 7.

4. Bà Lý Tinh bị kết án 10 năm tù

Bà Lý Tinh, 64 tuổi, một mình lái xe hơi về nhà vào chiều ngày 14 tháng 3 năm 2018. Sau khi vào khu dân cư, bà đã bị bắt và nhà bị lục soát. Tài sản cá nhân bao gồm máy in, máy tính xách tay và các sách Pháp Luân Công đều bị lấy đi. Tối đó bà bị giam tại đồn công an và bị thẩm vấn cả đêm. Bà bị còng tay và không được ngủ. Cuộc thẩm vấn kéo dài hai đêm một ngày và cảnh sát đã ép bà nói ra nguồn gốc của các tài liệu Pháp Luân Công trong nhà bà. Bà đã bị bắt giữ phi pháp bởi Viện Kiểm sát vào ngày 28 tháng 3 năm 2018. Ngày 7 tháng 11, bà Lý bị xét xử bí mật. Ngày 2 tháng 9 năm 2019, bà bị kết án 10 năm tù.

5. Gia đình của bà Vu Kiện Lỵ bị kết án từ 7 đến 7,5 năm tù

Ngày 15 tháng 8 năm 2019, Bộ Công an Thành phố Tứ Bình và Bộ Công an Huyện Lê Thụ đã huy động hàng trăm cảnh sát vũ trang kết hợp cùng công an địa phương ở thành phố Trường Xuân bắt đầu bắt giữ các học viên Pháp Luân Công và người nhà của họ ở thành phố Trường Xuân cũng như các khu vực khác trên khắp tỉnh. Bảy người trong gia đình bà Vu Kiện Lỵ đã lần lượt bị cảnh sát bắt tại nhà họ. Vào ngày hôm đó có hơn 30 học viên và người thân ở Trường Xuân bị bắt, 16 người bị truy tố phi pháp và hai người được bảo lãnh. Sau đó, 14 học viên đã bị kết án từ bảy đến chín năm tù. Trong số họ, mẹ của bà Vu là bà Phó Quý Hoa đã qua đời sau hai tháng bị đưa đến Nhà tù nữ Tỉnh Cát Lâm.

Sau đây là án tù của các học viên

Mạnh Tường Kỳ bị kết án 7,5 năm
Phó Quý Hoa (mẹ chồng của Mạnh Tường Kỳ) bị kết án 7,5 năm
Mạnh Phàm Quân (cha của Mạnh Tường Kỳ) bị kết án 7 năm
Vu Kiện Lỵ (con gái lớn của Phó Quý Hoa) bị kết án 7 năm
Vương Đông Cát (chồng của Vu Kiện Lỵ) bị kết án 7 năm
Vương Khắc Dân (cha chồng của Vu Kiện Lỵ) bị kết án 7 năm
Vương Phượng Chi (mẹ chồng của Vu Kiện Lỵ) bị kết án 7 năm
Thôi Quế Hiền bị kết án 7 năm
Lưu Đông Anh bị kết án 7 năm
Hàn Kiến Bình bị kết án 7 năm
Giang Đào bị kết án 7 năm
Đàm Thu Thành bị kết án 7 năm
Hầu Hồng Khánh bị kết án 7 năm
Trương Thiệu Bình bị kết án 7 năm

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/25/428649.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/24/194761.html

Đăng ngày 09-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share