Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 11-08-2021] Gần đây trên Minh Huệ Net có đăng nhiều bài chia sẻ về việc liệu có nên tiêm vắc-xin phòng virus corona hay không, và mỗi đồng tu lại nêu ra quan điểm dựa trên thể ngộ của bản thân về những Pháp lý của Sư phụ.
Sư phụ đã giảng cho chúng ta:
“Vấn đề cụ thể nên thực hiện ra sao, cần phải dùng Đại Pháp mà cân nhắc; chư vị hiểu được làm thế nào là tốt, thì chư vị làm như thế. Người thường muốn làm gì thì họ làm nấy; đó là những chuyện nơi người thường; ai ai cũng đều chân tu là điều không thể. Nhưng đã là người luyện công, thì cần phải [dùng] tiêu chuẩn cao mà yêu cầu; do vậy ở đây là điều kiện đề xuất cho người luyện công.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)
Tôi nghĩ vấn đề không phải là liệu chúng ta có nên tiêm hay không, mà là chúng ta nhận thức như thế nào khi đối mặt với vấn đề này và tâm chúng ta phản ánh ra như thế nào khi đối mặt với chỉ thị tiêm vắc-xin này. Là người tu luyện, mọi thứ chúng ta gặp phải đều liên quan đến tu luyện của bản thân chúng ta.
Một ngày nọ, một đồng tu đã đến nhà tôi và không chịu tháo khẩu trang, nói rằng đại dịch đang hoành hành và anh ấy sợ bị nhiễm virus. Tôi đã đáp lại: “Anh là đệ tử Đại Pháp. Không virus nào có thể đến gần anh được. Nếu có đến thì công (năng lượng) của anh sẽ tiêu diệt nó.”
Một số đồng tu đã dựa vào lời giảng Pháp của Sư phụ để viện cớ cho việc tiêm vắc-xin, như: “chúng ta phải phù hợp tối đa với người thường” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân). Một số đồng tu nói: “Không có cách nào khác nếu bạn không tiêm vắc-xin.” Họ lo lắng liệu họ có vẫn được phép đón con ở trường, đến cửa hàng hay thậm chí là không bị mất việc hay không.
Tất cả những điều này dường như là những lý do. Nhưng chúng ta nên tự hỏi bản thân: Là đệ tử Đại Pháp, tâm chúng ta phản ánh ra như thế nào khi đối mặt với những vấn đề này? Một vị Thần sẽ làm gì khi đối mặt với vấn đề như thế?
Đối với tôi, tôi chưa bao giờ nghĩ liệu mình có nên tiêm hay không. Người tu luyện cần điều đó để làm gì chứ? Tôi cũng không lo lắng về việc liệu mình có được phép đến cửa hàng hay được đi xe buýt hay không. Tôi là một đệ tử Đại Pháp. Sư phụ quản tôi. Không có rào cản nào mà người tu luyện không thể vượt qua.
Có một khoảng thời gian xe buýt đã ngừng chạy trong thành phố của tôi do đại dịch. Khi dịch vụ hoạt động trở lại, mọi người được yêu cầu phải quét mã sức khỏe trên điện thoại di động; nếu không sẽ không được phép đi xe buýt. Nhiều lần tôi nói với các tài xế rằng tôi không có điện thoại di động và họ đã để tôi lên xe. Một số tài xế yêu cầu tôi để lại thông tin của mình. Tôi đã cho họ xem thẻ người cao tuổi và họ cũng cho tôi lên xe buýt.
Cộng đồng nơi tôi ở có thông báo yêu cầu tất cả mọi người phải tiêm vắc-xin. Tôi đã phớt lờ thông báo đó. Về sau, khi một nhân viên ủy ban khu phố đến kiểm tra, con gái tôi đã nói với họ rằng chúng tôi sẽ không tiêm. Sau đó phó ban khu phố đã đến gây áp lực với chúng tôi. Tôi nói với ông ấy rằng tôi không tiêm, vì ngay cả các quan chức ở Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc cũng thừa nhận rằng vắc-xin do Trung Quốc sản xuất không hiệu quả và một số người đã tiêm vắc-xin có tỷ lệ nhiễm virus cao hơn so với những người không tiêm. Ông ấy trả lời: “Chúng tôi biết điều đó, nhưng chúng tôi chỉ đang làm công việc của mình.”
Sư phụ đã dạy chúng ta:
“tôi nói rằng một ‘bất động’ có thể [ức] chế vạn động!”
“’Bất động’ ấy, là nói về chính niệm và chính tín kiên định bất động” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada 2005,Giảng Pháp tại các nơi VII)
Tôi nhớ rằng ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ và đưa đến trung tâm tẩy não địa phương, họ bị đe dọa sẽ bị đuổi việc, đuổi học, hoặc bị đưa đến các trại lao động hoặc nhà tù nếu họ không từ bỏ đức tin của mình.
Một số học viên không chịu nổi áp lực đã từ bỏ đức tin trái với ý nguyện của mình. Nhưng một số đã bất động. Một học viên nói: “Tôi sẽ giữ vững đức tin của mình, vậy nên các ông cứ lấy bất cứ thứ gì mà các ông muốn!” Điều này hóa ra lại khiến người quản lý trung tâm tẩy não thậm chí còn khâm phục anh. Ông ta chở người học viên đó trở lại trường học nơi anh làm việc, và yêu cầu ban lãnh đạo nhà trường không được gây khó khăn gì cho anh và để anh ấy tiếp tục công việc giảng dạy của mình.
Bất kể chúng ta đã tu luyện bao lâu, yêu cầu của Pháp đối với chúng ta không bao giờ thay đổi. Là một người tu luyện, thời thời khắc khắc, chúng ta cần bảo trì chính niệm và không bị lay động bởi những quan niệm hay chấp trước con người.
Đây là thể ngộ ở tầng thứ của tôi, xin vui lòng từ bi chỉ ra những thiếu sót.
[Ghi chú của ban biên tập: Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, cùng quý đồng tu đối chiếu, để chúng ta có thể “Tỉ học tỉ tu” (“Thực Tu”, Hồng Ngâm)]
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/11/429294.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/13/194600.html
Đăng ngày 21-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.