Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 15-06-2021] Sau khi sinh con được khoảng 10 ngày, tôi bị sưng ngực và lên cơn sốt. Vài ngày sau, một bên ngực bị sưng đỏ lên và có một khối u cứng bên trong, bên ngoài chảy mủ vàng. Lúc đó là vào mùa hè, mồ hôi và mủ khiến tôi vô cùng ngứa ngáy, còn cơn đau khiến răng tôi run lập cập. Sốt cao cũng khiến tôi đau nhức xương cốt phải nằm một chỗ trên giường.
Sức khỏe của tôi cải biến sau khi tôi tìm ra chấp trước
Khi nhân tâm nổi lên, tôi bị chi phối và đã đi khám bác sĩ. Bác sĩ nói: “Tôi không dám kê toa thuốc cho cô. Cô nên đến bệnh viện lớn để điều trị tốt hơn”. Khi tôi nghĩ về việc sẽ đến một bệnh viện lớn hơn để điều trị để tôi có thể cho con bú thì một người bạn bảo tôi: “Bệnh viện không thể chữa cho bạn, và họ sẽ bảo bạn ngừng cho con bú”. Vậy là thay vì đến bệnh viện, tôi cố gắng xoa dịu chỗ sưng bằng cây lược gỗ và còn chườm một miếng khăn ấm lên ngực, nhưng không có tác dụng.
Tôi nhận ra tôi không thể nhìn nhận vấn đề của mình giống như quan điểm của người thường. Tôi tự hỏi mình nên làm gì. Tôi liên tục nghe băng giảng Pháp của Sư phụ và khi đã bình tâm lại, tôi nghĩ: “Viêm tuyến sữa là bệnh trong không gian này, nhưng ở không gian khác nó là vật chất màu đen, là nghiệp lực; thậm chí trong không gian vi quan hơn nó là linh thể. Chỉ bằng cách phát chính niệm thì mình mới có thể đề cao tâm tính và giải thể nó”. Vậy nên tôi bắt đầu phát chính niệm. Tuy nhiên, vài ngày sau tôi trở nên lo lắng vì không thấy bất kỳ sự cải thiện nào.
Sư phụ giảng:
“Từ lâu cho đến nay, có một số học viên vẫn có chấp trước căn bản chưa từ bỏ! Tích tụ cho đến cuối cùng, chưa vượt qua được, [nên] nạn rất lớn. Khi xuất hiện vấn đề, lại không tìm trong tâm tính, không từ căn bản mà đề cao bản thân, [không] thật sự vứt bỏ những việc như thế và từ một phương diện khác mà vượt qua một cách đường đường chính chính; mà lại nhắm đúng vào sự việc ấy: ‘Ái chà, việc này tại sao tôi vẫn không vượt qua nổi? Hôm nay tôi làm tốt được một chút thì lẽ ra phải tốt lên một chút, ngày mai tôi thực hiện tốt thêm một chút thì nên chăng sự việc phải tốt lên một chút chứ!’ Họ mãi không dứt bỏ được những việc ấy; xét ngoài thì giống như đã dứt bỏ rồi: ‘Các vị xem tôi thực hiện tốt đấy chứ!’ Chư vị làm tốt là vì chư vị vì ‘nó’ mà làm cho tốt! Chứ chư vị chưa hề vì thấy rằng đó thật sự là việc đệ tử Đại Pháp nên làm rồi mới làm như thế! (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Giảng Pháp tại các nơi III)
Tôi nhận ra sai sót của mình, tôi đã phát chính niệm vì mục đích chữa bệnh. Vì vậy, tôi đã thay đổi suy nghĩ và bắt đầu phát chính niệm với tâm thanh tịnh. Đồng thời tôi cũng hướng nội để tìm ra bất kỳ cử chỉ, ngôn hành nào không phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp. Tôi tìm thấy một số chấp trước. Ví dụ, vì bị viêm tuyến sữa nên tôi ở với mẹ chồng vài ngày để bà có thể giúp chăm sóc tôi. Tôi xem bản thân mình như bệnh nhân, không làm bất cứ việc nhà nào, và không nghĩ cho mẹ chồng vì tôi bị đau khi cử động. Sau khi nhận ra những tư tâm này, tôi liền trở về nhà.
Về đến nhà, chồng tôi đặt hết tất cả đồ đạc của con lên sàn nhà rồi vội đi làm. Nhìn đồ đạc trước mắt, tôi tự nhủ: “Mình là người luyện công, mình không phải người thường, mình có thể làm hết thảy mọi việc”. Tôi nói với con trai: “Con hãy ngoan ngoãn để mẹ đi dọn dẹp nhé”.
Tôi giặt đồ, nấu ăn, lau nhà bất chấp cơn đau hành hạ. Tôi làm hết việc nhà trong một tiếng đồng hồ. Con tôi không quấy khóc một cách ngạc nhiên và cơn đau ngực cũng không tăng thêm khi tôi gắng sức.
Hồi phục hoàn toàn sau khi loại bỏ tâm oán hận
Sau khi về nhà, tôi chỉ bị đau ngực từng cơn và thỉnh thoảng bị sốt. Tôi cho con bú sữa mẹ đều đặn và sinh hoạt gần như trở lại bình thường. Nhưng tôi chưa hồi phục hoàn toàn, và tôi tự hỏi tại sao.
Sư phụ giảng:
“Chúng ta có những học viên không vượt qua nổi quan [ải] nghiệp bệnh. Chư vị không cần nghĩ tới chỗ lớn. Chư vị bảo ‘Tôi không có sai lầm gì lớn, rất kiên định với Pháp’. Nhưng mà, chư vị không được coi những việc nhỏ thành những việc chẳng đáng kể. Tà ác sẽ chui vào sơ hở, rất nhiều học viên là vì việc nhỏ mà thậm chí đã ra đi rồi, cũng quả thực đều vì những việc hết sức nhỏ bé. Là vì tu luyện là nghiêm túc, là vô lậu, chư vị tại những việc đó qua thời gian lâu mà không tu [vượt] qua, tuy là nhỏ, chư vị thời gian lâu không coi trọng, thì chính là sự việc rồi, cho nên rất nhiều người là vì thế mà ra đi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)
Bây giờ tôi đã hiểu lý do vì sao, vì vậy tôi liên tục phát chính niệm.
Ba tháng sau, mẹ chồng đến thăm con trai tôi lúc cháu đang ngủ. Bà đánh thức cháu dậy, chơi với cháu một lúc rồi về. Tôi vui vẻ tiễn bà về.
Sau đó, tôi cảm thấy ngực đau rát. Ngay lập tức tôi hướng nội và tự hỏi: “Tại sao mình lại bị đau ngực? Mình nên đề cao ở đâu?” Tôi phát hiện ra bản thân có tâm oán hận đối với mẹ ruột. Tôi nhất định sẽ không vui và nổi giận nếu mẹ tôi đối xử với con tôi giống như cách của mẹ chồng. Tôi đã oán hận mẹ vì bà đã ích kỷ và không quan tâm đến tôi khi tôi còn nhỏ. Bà cũng đối xử tệ với cha tôi. Tôi vẫn còn tâm oán hận mạnh mẽ đối với bà và nhận ra đây là cốt lõi của việc tại sao tôi chưa hồi phục hoàn toàn. Tôi muốn vượt qua khảo nghiệm này! Vì vậy tôi đã phát chính niệm để loại bỏ tâm oán hận đối với mẹ.
Sau đó, tôi hoàn toàn hồi phục và không còn bất kỳ cơn đau nào nữa. Điều thần kỳ này xảy ra sau khi tôi bị viêm tuyến sữa hơn ba tháng.
Sư phụ giảng:
“Hễ tâm tính chư vị đề cao, thì thân thể chư vị sẽ phát sinh biến đổi to lớn; hễ tâm tính chư vị đề cao lên; thì vật chất của thân thể chư vị bảo đảm sẽ biến đổi.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Tôi ngộ ra rằng miễn là tôi liên tục đề cao tâm tính thì có thể vượt qua bất kỳ khảo nghiệm nào.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/15/422650.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/13/194597.html
Đăng ngày 10-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.