Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-07-2021] Ông Doãn Hướng Dương ở thành phố Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông đã phải vật lộn với tình trạng sức khỏe yếu kể từ khi còn nhỏ, đặc biệt là bệnh đau dạ dày đã hành hạ ông. Khi lớn lên ông lại bị bệnh mất ngủ, viêm ruột và viêm phế quản. Vợ ông là bà Ngô Mạn Bình bị bệnh thận, gan và phổi.

Đầu năm 1999, hai vợ chồng ông bị lôi cuốn bởi Pháp Luân Công sau khi nghe về lợi ích sức khỏe to lớn của pháp môn này. Ngay sau khi tu luyện, cả hai vợ chồng ông để nhận thấy sức khỏe của mình đã được cải biến. Sống chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công, họ đã thay đổi lối sống không lành mạnh và các thói quen xấu khác của mình. Nhiều họ hàng của họ đã rất kinh ngạc trước sự đã thay đổi của họ.

Vào tháng 7 năm 1999, chỉ vài tháng sau khi họ tu luyện, chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã phát động cuộc bức hại pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân này trên phạm vi toàn quốc.

Kể từ đó, hai vợ chồng ông Doãn đã bị lục soát nhà và bị giam giữ nhiều lần. Cả hai vợ chồng đều bị tra tấn trong nhà giam vì từ chối từ bỏ đức tin của mình. Không chịu đựng được áp lực dữ dội của cuộc bức hại, con trai của họ là anh Doãn Thiện Ba đã cố gắng tự tử nhưng được cứu sống kịp thời.

Sau đây là một số điểm chính trong cuộc bức hại của ông Doãn và bà Ngô

a928eab8a016df8bc7f9d103608098f8.jpg

Ông Doãn Hướng Dương

8710ef5ccc2edff76bedf7736f8afe6a.jpg

Bà Ngô Mạn Bình

Thẩm vấn và các phương thức tra tấn

Ông Doãn bị Tống An Nguyên, bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật (UBCTPL) và Thôi, Phó Chủ tịch thị trấn Tân Gia ở thành phố Long Khẩu đánh đập vào ngày 31 tháng 8 năm 1999.

Vào ngày 2 tháng 2 năm 2000 (ba ngày trước Tết Nguyên đán), ông Doãn và bà Ngô đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Họ bị bắt giữ và bị Mã Duyên Hội trói vào một chiếc ghế tựa trong hai ngày tại phòng liên lạc của thành phố Long Khẩu ở Bắc Kinh.

Vào tháng 10 năm 2000, ông Doãn bị Dương Kiệm Long, cảnh sát trưởng phân khu địa phương, đánh đập khiến ông rụng hết răng cửa.

3326f5f5e19a9506488756505b15dfcf.jpg

Răng của của ông Doãn bị Dương Kiệm Long đánh rụng.

Tra tấn thân thể

Sốc điện bằng dùi cui

Ngày 6 tháng 10 năm 1999, khi ông Doãn và bà Ngô tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công, họ đã tới Tòa án Nhân dân Tối cao. Họ muốn giải thích rằng cuộc bức hại là sai. Nhưng họ lại bị bắt giữ, bị đưa tới đồn công an ở Bắc Kinh và sau đó bị chuyển tới phòng liên lạc của thành phố Long Khẩu ở Bắc Kinh.

Ngày hôm sau, họ bị còng tay và áp giải về Long Khẩu. Cảnh sát giam giữ họ trong một Trại tạm giam. Xing, phó trưởng trại tạm giam đã xúi giục vài tù nhân đánh đập ông Doãn, tát vào mặt ông và sử dụng dùi cui điện để sốc điện ông.

Đánh đập dã man

Vào ngày 5 tháng 2 năm 2000 (Tết Nguyên đán), ông Doãn bị đưa tới Ủy ban khu phố Tân Gia. Giải Nhữ Trí, phó bí thư UBCTPL khu phố, cố ép ông Doãn ăn một miếng thịt. Ông ta nhét miếng thịt vào miệng ông Doãn và sử dụng đũa để đẩy miếng thịt vào. Ông ta đẩy rất mạnh khiến một chiếc răng của ông Doãn lung lay và rụng ra ngoài. Sau đó, Giải yêu cầu ông nuốt chiếc răng trên.

Tôn Thụy Đình, bí thư UBCTPL thành ủy đã túm tóc ông Doãn, đập đầu ông vào tường và đập xuống đất.

Khi Giải đặt kẹp lò sưởi nóng lên chân của ông Doãn, ông đã đẩy chúng đi. Do đó, Tôn đã đạp ông Doãn ngã xuống đất (một chân đạp vào mặt và chân còn lại đạp vào bụng của ông). Trong khi những người khác nắm cánh tay của ông Doãn, Giải đã đá vào đầu, mặt, mắt và hông của ông. Sau khi ông Doãn ngất xỉu, các cảnh sát đổ nước lạnh lên người ông để ông tỉnh lại.

Tôn thường tát vào mặt ông Doãn trong khi ông đang bị giam giữ. Tay của ông Tôn từng sưng tấy vì đánh ông Doãn và ông ta không thể làm việc trong vài ngày.

Tại ủy ban thị trấn, Trì Bổn Đảo cũng là phó bí thư UBCTPL thành ủy từng ra lệnh cho ông Doãn đánh đập các học viên Pháp Luân Công khác, nhưng ông Doãn từ chối tuân thủ. Sau đó, Trì đã lệnh cho Giải lột quần của ông Doãn và sử dụng dây lưng da để đánh đập ông.

Vào một buổi chiều, Viên Hữu Lâm ở ủy ban khu dân cư đã đá vào miệng, hông và bụng của ông Doãn. Triệu Cường, Bí thư Đoàn Thanh niên địa phương đã đấm vào mặt, ngực và bụng của ông. Ông Doãn nói rằng ông không nhớ Viên đã đá ông bao nhiêu lần. Sự tra tấn kéo dài cả buổi chiều. Khi các cảnh sát thấm mệt, họ ép ông Doãn phải chạy vòng quanh hay đứng trong tư thế nửa đứng nửa ngồi xổm.

Vương Hiển Văn, một chỉ huy quận đội, sử dụng ghế băng và ghế tựa để đánh đập ông Doãn. Một cảnh khác tên là Đậu Thế Kiệt tát vào mặt ông và còng tay ông vào hàng rào ở trong sân để “đóng băng” ông.

Các viên chức từng nhiều lần đẩy ông Doãn vào lò sưởi và tuyên bố ông có ý định tự thiêu.

Tôn bắt giữ ông Doãn lần nữa vào ngày 18 tháng 1 năm 2001. Cảnh sát Trịnh Phúc Sinh đã kéo ông vào xe cảnh sát. Tôn và Tống của UBCTPL đã đánh đập ông Doãn tại Ủy ban phố Tân Gia.

Tối cùng ngày, bảy đến tám người đánh đập ông cho đến rạng sáng. Cảnh sát còn lột quần của ông. Giải sử dụng dây lưng da để đánh đập ông rất mạnh khiến dây lưng bị đứt. Sau đó, Giải và Đậu Thế Kiệt tiếp tục sử dụng dây lưng da trên để quất vào mặt ông Doãn. Sau khi đánh đập, họ đổ nước lạnh lên đầu của ông. Ông Doãn bị gãy một chiếc xương sườn bên phải và vô cùng khó thở.

2004-9-30-weifang-changle-21--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Quất vào mông

Giải ở UBCTPL thành ủy đã sử dụng một chiếc đinh ốc để chọc vào mắt của ông Doãn khiến mắt ông sưng tấy. Ông bị đưa tới phiên tẩy não do Phòng 610 tổ chức. Vương Tích An và một tài xế xe (cũng có họ là Giải) của Phòng 610 đã thay phiên nhau đánh đập và nguyền rủa ông Doãn. Xương ức của ông đã bị vỡ khiến ông rất khó thở và gần như ngất xỉu. Sau đó, họ còng tay ông vào một bên thang giường ngủ cả đêm.

Ông Doãn bị kết án năm năm tù tại Nhà tù Tỉnh Sơn Đông vào tháng 1 năm 2005. Lính canh cấm ông ngủ, không cho ông sử dụng nhà vệ sinh, bức thực ông bằng nước ớt và xoáy bàn chải đánh rằng vào giữa hai ngón tay của ông.

2004-9-22-dq-121--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Xoáy bàn chải đánh răng vào giữa hai ngón tay

Tháng 1 năm 2006, lính canh ép ông Doãn ngồi xổm 19 giờ mỗi ngày trong hơn ba tuần.

Vào tháng 10 năm 2006, giám đốc nhà tù Lý Vĩ đã ra lệnh cho các tù nhân ép ông Doãn ngồi xổm cả ngày lẫn đêm. Tù nhân nguyển rủa ông và dùng kim để châm khắp toàn thân của ông. Sau 100 giờ liên tục tra tấn, toàn thân ông Doãn, ngoại trừ tay và mặt, đều bị bầm tím nghiêm trọng. Cánh tay trái và xương đùi của ông đã bị gãy và ông không thể tự đứng dậy được. Ông cần người hỗ trợ để đi vệ sinh.

Bắt giữ, giam giữ và tống tiền

Ông Doãn bị bắt giữ 17 tới 18 lần, bị tạm giam bốn lần với tổng thời gian là 58 ngày, giam trong phiên tẩy não hai lần trong nửa năm, bị đưa đến trung tâm tẩy não 10 ngày, bị chính quyền thị trấn và ủy ban dân phố địa phương giam giữ hơn nửa năm. Ông còn bị kết án 5 năm tù vào năm 2005 và năm 2015.

Bà Ngô bị kết án ba năm lao động cưỡng bức vào tháng 10 năm 2000 và bị bỏ tù vào năm 2015 với thời gian chưa xác định.

Sau đây là chi tiết:

1) Vào giữa trưa ngày 22 tháng 7 năm 1999, ông Doãn bị đưa tới Uy bản thị trấn Tân Gia. Ngày 5 tháng 8 năm 1999, ông bị đưa tới ủy ban thành phố và bị ép tham dự một “buổi đấu tố” nhắm vào Pháp Luân Công.

2) Ngày 31 tháng 7 năm 1999, ông Doãn đã bị bắt giữ và đưa tới Đồn Công an Tân Gia.

3) Ngày 18 tháng 9 năm 1999, ông Doãn bị nhân viên của ủy ban thị trấn và đồn công an bắt giữ tại nơi làm việc. Họ lục soát nhà ông và tịch thu sách Pháp Luân Công cùng băng ghi âm của ông. Ông bị giam giữ trong một phòng nhỏ ở ủy ban thị trấn. Bà Ngô cũng bị bắt giữ cùng ngày.

4) Ngày 6 tháng 10 năm 1999, ông Doãn, bà Ngô và con trai của họ đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị bắt giữ. Bà Ngô và con trai họ là anh Doãn bị giam giữ tại trại tạm giam Long Khẩu một tháng. Họ bị phạt hơn 4.000 nhân dân tệ và được khấu trừ vào bảng lương của anh Doãn.

5) Ngày 1 tháng 10 năm 2000, quan chức của ủy ban thị trấn và đồn công an đã kéo tới nhà ông Doãn. Bà Ngô đã bị bắt giữ và sau đó bị kết án ba năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Số 2 Vương Thôn ở thành phố Truy Bác. Cảnh sát còn tống tiền con trai bà 800 nhân dân tệ.

6) Ngày 18 tháng 1 năm 2001, Tôn Thụy Đình, Giải Nhữ Trí, Trì Bồn Đảo cùng vài cảnh sát khác kéo tới nhà ông Doãn khi không có ai ở nhà. Họ tịch thu sách Pháp Luân Công, ảnh chân dung Nhà sáng lập Pháp Luân Công, một băng ghi âm và vài chục nhân dân tệ. Cùng ngày, ông Doãn bị bắt giữ và bị giam giữ tại ủy ban thị trấn.

7) Ngày 9 tháng 9 năm 2002, ông Doãn bị bắt giữ và đưa tới phiên tẩy não do Phòng 610 tổ chức.

8) Vào tháng 1 năm 2005, ông Doãn bị kết án năm năm tù và bị đưa tới Nhà tù Tế Nam vào ngày 13 tháng 5.

9) Ngày 10 tháng 3 năm 2014, ông Doãn bị cảnh sát của Đồn Công an Long Cảng bắt giữ và bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Long Khẩu 15 ngày. Cảnh sát còn tạm giữ xe máy cùng hơn 200 nhân dân tệ tiền mặt của ông.

10) Tháng 7 năm 2014, ông Doãn bị giam giữ và đánh đập tại trại tạm giam Trương Gia Khẩu vì phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công. Ngày 24 tháng 8 năm 2014, ông bị cảnh sát của Đồn Công an Đông Lai bắt giữ lần nữa và bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Long Khẩu. Sau đó, ông bị kết án năm năm tù giam tại Nhà tù Nam Tỉnh Sơn Đông.

11) Ngày 27 tháng 10 năm 2014, bà Ngô đã kháng nghị trước Ủy ban thành phố Long Khẩu với nỗ lực giải cứu ông Doãn. Bà bị cảnh sát của Đồn Công an Tân Gia bắt giữ bên ngoài ủy ban và đưa tới trại tạm giam Yên Đài, và bà bị ép lao động không được trả công tại đây. Sau đó bà bị kết án tại Nhà tù Nữ Sơn Đông. Bà được trả tự do vào tháng 2 năm 2018.

Bài liên quan:

Người phụ nữ bị bắt giữ vì đã công khai kháng nghị yêu cầu trả tự do cho chồng

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/20/428411.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/20/194707.html

Đăng ngày 08-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share