Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Georgia
[MINH HUỆ 30-08-2021] Ngày 20 tháng 8 năm 2021, Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp ở trường Đại học Georgia Gwinnett (GGC) đã tổ chức một buổi hội thảo về thiền định. Những người đến tham dự đã tìm hiểu về nền tảng văn hóa và lịch sử của môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Khoảng 20 sinh viên và giảng viên đã tham dự buổi hội thảo kéo dài trong 3 giờ đồng hồ này. Vị diễn giảng khách mời, Tiến sỹ Frank Tạ Điền, giáo sư đến từ trường Đại học South Carolina Aiken, đã thảo luận về khái niệm tu luyện cũng như các trường phái tư tưởng khác nhau trong văn hóa Trung Hoa truyền thống và giữa chúng có mối liên hệ như thế nào với Pháp Luân Đại Pháp, môn tu luyện mang lại lợi ích cả thân lẫn tâm cho hơn 100 triệu người tại hơn 100 quốc gia.
Buổi hội thảo được tiếp nối với màn trình diễn các bài công pháp, những người tham dự đã học 5 bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Trong phần hỏi đáp, những người tham dự đã đặt nhiều câu hỏi về môn tu luyện. Một số người tham gia cho biết, buổi hội thảo là một trải nghiệm giúp họ mở mang tầm mắt. Một sinh viên cho biết thông qua buổi hội thảo cô đã hiểu rằng: “Dung nhẫn là một trong những đức tính trọng yếu.”
Các sinh viên và giảng viên lắng nghe Tiến sỹ Tạ thuyết trình tại buội hội thảo về thiền định hôm 20 tháng 8 năm 2021 tại trường Đại học Georgia Gwinnett
Người tham dự học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp
Cô Nekaybaw Evans (đầu tiên bên trái), hứng thú với thiền định, cho biết cô “cảm thấy vô cùng thư thái” sau khi học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp
Cô Nekaybaw Evans, sinh viên ngành khoa học thể dục đam mê thiền định, đã học tất cả năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Cô cho biết: “Tôi mới chỉ tập nhẹ nhàng và chậm rãi thôi, vậy mà tôi đã cảm thấy vô cùng thư thái rồi.” Cô thấy việc luyện các bài công pháp này là khoảng thời gian ngưng lại để thư giãn trong chuỗi ngày bận rộn tại trường đại học của mình. Cô nói: “Tôi thích cách di chuyển cánh tay và thực hiện một số động tác luân phiên hòa nhã, chậm rãi của môn tu luyện và chỉ cần tập thật nhẹ nhàng và chậm rãi. Không cần vội vàng, bình hòa thôi, thật dễ dàng.”
Cô Mary luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Đại Pháp, bài tọa thiền
Mary Đặng, sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học, đã tham dự buổi hội thảo và cho biết cô thấy trải nghiệm này thật ý nghĩa. Cô nói: “Tôi thực sự rất thích sự kiện này. Tôi cảm thấy như các bài công pháp đã thực sự giúp tôi cởi mở và sáng suốt hơn vậy.”
Cô Christina Moss luyện bài công pháp thứ 2, Pháp Luân Trang Pháp
Cô Christina Moss, sinh viên chuyên ngành khoa học thể dục, cũng thấy sự kiện này đã giúp cô được mở tầm mắt. Cô cho rằng buổi hội thảo này “rất thú vị, rất tường hòa, nhiều thông tin, rất có tính trao đổi, và thật toàn diện”, “tôi thực sự đánh giá rất cao buổi hội thảo này”, cô nói.
Lúc luyện bài công pháp thứ 2, Pháp Luân Trang Pháp, cô thấy việc giữ cánh tay ở trên cao là khá khó khăn. Cô nói rằng cô đã nhắc nhở bản thân rằng “dung nhẫn là một trong những đức tính trọng yếu” mà Pháp Luân Đại Pháp truyền dạy và việc nhẫn chịu những khó khăn như vậy là được bao hàm trong những đức tính đó. Tiếp theo là bài tọa thiền, cô nói: “Tôi thực sự thích cảm giác trống rỗng, không có ý niệm nào hết.”
Trong suốt thời gian diễn ra buổi hội thảo, Tiến sỹ Tạ cũng đã thảo luận về cuộc bức hại đang diễn ra nhắm vào Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đã kéo dài hơn 20 năm, nhiều người tham dự đã thảng thốt khi biết điều đó.
Cô Nekaybaw bày tỏ lòng cảm thông khi nghe nói đến cuộc bức hại. Cô nói: “Làm sao bạn có thể tìm các quy tắc hay cùng đặt ra luật để bức hại một ai đó vì họ chẳng làm gì cả hoặc họ chỉ làm điều gì đó hữu ích cho bản thân mà không gây tôn thương cho ai hết? … tôi nghĩ rằng điều đó thật đáng sợ và thực sự điên rồ, vì tôi quả đúng là khônng thể hiểu nổi điều đó.”
Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì?
Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền ra công chúng tại Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện đã phổ biến ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp nhẹ nhàng, pháp môn này đã được hàng triệu người theo học và trải nghiệm những chuyển biến tích cực cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), coi sự phổ biến ngày càng mạnh mẽ của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng, nên đã ban hành lệnh cấm vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên đã mất mạng trong 22 năm qua vì bị bức hại. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều. Nhiều người đã bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.
Có bằng chứng cụ thể cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại các học viên bị giam cầm để thu hoạch nội tạng của họ và cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức ngoài vòng pháp luật có quyền vượt trên cả hệ thống cảnh sát và tư pháp, và có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/30/430214.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/31/194867.html
Đăng ngày 04-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.