Bài viết của Lý Giai
[MINH HUỆ 28-06-2021] Nếu theo dõi cư dân mạng Trung Quốc trong thời gian gần đây, bạn có thể nhận thấy một thuật ngữ mới: “nằm dài”. Cũng như nhiều thuật ngữ tiếng lóng phổ biến, nằm dài xuất hiện trong giới trẻ Trung Quốc, nhất là vì áp lực và khó khăn mà họ gặp phải.
Khi bất mãn với xã hội, khi không tìm được lối thoát cho tình huống của mình, nhiều thanh niên Trung Quốc đã chọn sống một cách thụ động nhất có thể, như một cách phản đối thầm lặng chống lại chế độ hiện tại và hiện trạng xã hội. Họ gọi hành động biểu tình này là phong trào “nằm dài”.
Nguồn gốc của phong trào nằm dài
Phong trào “nằm dài” xuất phát từ một bài báo mạng có tiêu đề “Nằm dài là công lý”, đã được nhiều thanh niên Trung Quốc hưởng ứng.
Tác giả của bài viết nổi tiếng với bài xã luận trên mạng “Người lữ hành hảo tâm”. Anh cố gắng cắt giảm chi phí hàng tháng xuống khoảng 200 Nhân dân tệ (tương đương 31 đô la). Anh chỉ làm việc từ một đến hai tháng một năm, đóng vai nhân vật xác chết trong các tác phẩm điện ảnh của Hãng Phim truyện Truyền hình Hoành Điếm (nghĩa đen là “nằm dài”). Mặc dù “Người lữ hành hảo tâm” có tập thể dục và đi du lịch, nhưng trong hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, anh một mực làm sao chi tiêu ít nhất có thể và sống chậm lại – anh gọi đó là “chủ nghĩa nằm dài”.
Chủ nghĩa nằm dài đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng, và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của giới trẻ. Những người theo phong trào này nhấn mạnh vào việc không mua nhà, không mua xe, không kết hôn hay sinh con, tránh chi tiêu và duy trì mức sống tối thiểu.
Một đoạn video trên mạng mô tả cảnh một nam thanh niên nằm thảnh thơi dưới gầm cầu ven đường. Khi phóng viên phỏng vấn người thanh niên này, anh ta giải thích về ý nghĩa việc nằm dài của mình, với nụ cười trên môi.
Người thanh niên 35 tuổi này cho biết, khi mới ra trường, anh cũng đầy nhiệt huyết và làm việc quên mình. Nhưng mức lương của anh không theo kịp với giá nhà, khiến anh mãi mãi không thể mua nổi một căn nhà.
“Điều đáng sợ hơn cả nghèo đói là không tìm được hy vọng”, người thanh niên cho biết. “Nhờ vậy mà bây giờ tôi đã nhận ra ý nghĩa của cuộc sống, tôi sẽ chỉ là một thanh niên vô tư, không vật lộn, không la hét, phàn nàn; Tôi sẽ không kết hôn, sinh con hay mua nhà. Tôi chỉ cần yên tĩnh nằm dài thế này thôi.”
Nằm dài: Mối nguy hiểm đối với nền kinh tế?
Điều tưởng chừng như vô hại của giới trẻ này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhật báo Phương Nam đăng một bài báo với tiêu đề “Nằm dài là điều đáng xấu hổ, tinh thần trọng nghĩa ở đâu?” Bài báo hô hào người trẻ chiến đấu cho những gì họ muốn. Kênh Kinh tế của Đài Truyền hình Hồ Bắc còn công kích mạnh hơn: “Cam chịu số phận còn được, nằm dài thì không thể chấp nhận được.”
Xem ra phong trào nằm dài này đã khiến ĐCSTQ lo lắng. Ở Trung Quốc, có luật bất thành văn, đó là giữa chính quyền và nhân dân, đó là nhân dân không được can dự vào các sự vụ công cộng, không tuyên dương dân chủ, pháp trị, nhân quyền, nhưng lại phải làm việc chăm chỉ để nuôi Đảng Cộng sản. Nếu giới trẻ không sản xuất, chi tiêu tất sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Cư dân mạng Trung Quốc hiểu rất rõ luật bất thành văn này.
Có người nói: “Đảng Cộng sản cho phép người dân nhạo báng nó vì họ bị bóc lột và bị tước đoạt, nhưng không cho phép nói nằm dài. Tất cả là vì nằm dài là biểu lộ những bất công trong xã hội chúng ta.”
Cũng có cư dân mạng giải thích về phong trào nằm dài là: “Nhận thức rõ hiện thực, che đậy cái phồn vinh giả tạo, không làm kẻ ngốc đi đấu tranh, vứt bỏ gánh nặng mà đi, không bạo lực, không hợp tác.”
Ý nghĩa tích cực và triết lý của “nằm dài”
Thế hệ trẻ là tương lai của gia đình và xã hội. Từ hiện tượng xã hội “nằm dài” mà xét, nhiều thanh niên thuộc thế hệ 9X tham gia phong trào này từ nhỏ đã bị Trung Cộng tẩy não bằng văn hóa ĐCSTQ “tiểu phấn hồng”, từng tin rằng yêu Đảng là yêu nước.
Bây giờ, ngay cả nhiều người thuộc thế hệ “tiểu phấn hồng” này cũng nhận ra bản chất thực sự của Đảng Cộng sản và bắt đầu tư duy độc lập, chọn nằm dài làm phương thức phản kháng thầm lặng.
Khi tạm thời chấp nhận quan điểm thoạt nhìn có vẻ tiêu cực này, họ đã từ chối tuân theo ĐCSTQ để không còn bị nô lệ hay bóc lột. Thực ra, họ lại là những người có tư tưởng cởi mở và tích cực hơn nhiều so với những người đã quen đi theo mẹ Đảng. Họ muốn thoát khỏi tư tưởng tù túng hình thành qua giáo dục của Đảng và giành lại sự độc lập về nhân cách.
Từ khi ĐCSTQ thành lập đến nay đã gần 100 năm. Trong 100 năm này, người Trung Quốc hết thế hệ này đến thế hệ khác đã bị ĐCSTQ bắt hiến dâng mạng sống và đấu tranh đến chết vì Đảng. Hiện tại, đã có gần 380 triệu người Trung Quốc nhận ra bản chất của ĐCSTQ và chọn thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản, Đoàn Thanh niên Cộng sản, và Đội Thiếu niên Tiền phong. Ngày càng nhiều người trẻ chọn cách nằm dài và không hợp tác với ĐCSTQ. Điều này có ý vị gì?
Có lẽ những người trẻ nằm dài chính là những người đào mộ chôn ĐCSTQ. Mặc dù có thể họ không giàu có, không nổi tiếng, nhưng họ đang tự giải thoát cho chính mình khỏi ĐCSTQ để tránh bị liên lụy và đi xuống cùng với nó — Giống như “Tái ông mất ngựa”, biết đâu cuối cùng đó lại là phúc.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/28/427464.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/7/194482.html
Đăng ngày 13-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.