Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trong nhóm biên dịch Minh Huệ

[MINH HUỆ 05-07-2021] Con xin kính chào Sư phụ! Chào các bạn đồng tu!

Đã gần 16 năm kể từ khi tôi tham gia nhóm biên dịch Minh Huệ tiếng Anh vào mùa thu năm 2005. Lần đầu tiên biết đến hạng mục này là một sự ngẫu nhiên khi có cơ hội gặp mặt một học viên là cộng tác viên cho trang web Minh Huệ. Anh ấy chủ động nói với tôi rằng: “Bạn nên tham gia vào nhóm biên dịch của trang web Minh Huệ. Bạn có kinh nghiệm soạn tiếng Trung và có bằng cấp tiếng Anh. Đó là điều bạn nên làm”. Không lâu sau, tôi đã gặp một học viên trong nhóm biên dịch của website Minh Huệ tiếng Anh và tham gia vào nhóm biên dịch của trang web Minh Huệ một cách ngẫu nhiên. Điều này giống như Sư phụ giảng rằng:

“Kỳ thực điều mà chư vị học cũng là vì chư vị có nguyện vọng như thế, ban đầu đã an bài cho chư vị như thế, vì nhu cầu trong chứng thực Pháp, chỉ vậy thôi”. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004)

Buông bỏ tự ngã và vị tư, kiên định hoàn thành thệ ước

Bởi vì Minh Huệ Net là một trang web đặc thù nên yêu cầu về bảo mật và giữ an toàn là đặc biệt cao. Các học viên tham gia hạng mục cần phải ẩn danh tính và bảo mật nghiêm ngặt. Giữa các đồng tu trong tổ hạng mục cũng không thể có bất cứ liên hệ nào, không biết người khác là ai, ở quốc gia nào và cũng không biết tên của họ là gì. Thậm chí khi bắt đầu cuộc họp chỉ có thể sử dụng hóa danh. Trong 15 năm, tôi chỉ tiếp xúc với ba đồng tu trong hạng mục vì họ là điều phối viên trong nhóm của tôi trước và sau này. Vì vậy, trong lúc tu luyện bình thường hoặc trong các chủng các dạng quan nạn trong hạng mục dường như không có ai chia sẻ ra, cũng không có nơi giao lưu chia sẻ, đều là tự mình suy xét, đối diện và giải quyết. Các học viên địa phương thường thảo luận về các hạng mục của họ nhưng tôi chỉ tránh mà không nói gì. Vì vậy có lúc mang lại sự hiểu lầm, cô lập thậm chí là áp lực cho các đồng tu địa phương.

Một hai năm tôi không cảm thấy gì nhưng mười mấy năm trôi qua, có rất nhiều lần tôi đều cảm thấy phi thường phi thường cô đơn. Tôi không biết sự phó xuất của tôi khởi tác dụng gì trong Chính Pháp. Tôi tự hỏi rằng vì sao cần tham gia phiên dịch trong Minh Huệ, ý nghĩa của việc phiên dịch trong Minh Huệ là gì. Đôi khi tôi thật sự muốn chuyển sang làm hạng muc khác, một hạng mục mà ít nhất thì tôi cũng có thể biết các đồng tu là ai hoặc ngay cả khi không biết đồng tu là ai nhưng vẫn có thể giao lưu chia sẻ cùng mọi người trong hạng mục.

Tôi động tâm vài lần như vậy nhưng cuối cùng, tôi vẫn ở lại vì cảm thấy cần có trách nhiệm đối với hạng mục. Nhưng để thật sự an định cái tâm này xuống là cần ngộ ra những tâm chấp trước mong muốn rời khỏi hạng mục và loại bỏ chúng.

Tôi nhận ra rằng sự tịch mịch cũng là một loại khó khăn khó phát hiện và làm tiêu mòn đi ý chí của một người tu luyện. Cảm giác tịch mịch chính xác là biểu hiện tâm không tĩnh. Suy nghĩ rằng không ai giao tiếp cùng cũng là chấp trước, hướng ngoại và muốn tìm đường tắt trong tu luyện. Đằng sau chấp trước này là sự không nguyện ý hướng nội. Tâm cho rằng không ai có thể giao lưu chia sẻ cũng là tâm hướng ngoại mà cầu, giống như nghe xem người khác tu như thế nào, muốn đi đường tắt trong tu luyện, đằng sau suy nghĩ này là không nguyện ý hướng nội tìm hoặc là bản thân không muốn vượt quan, ai có thể mau chóng nói cho tôi sự việc này nên làm như thế nào, chỉ cần chiểu theo đó làm là được rồi. Nhưng tu luyện không phải là đi xe thuận chiều gió, càng không có hình mẫu có thể học theo. Hơn nữa, ở tầng thâm sâu hơn mà nhìn, muốn thông qua việc giao lưu cùng đồng tu mà được khích lệ tinh tấn hơn thì bản thân suy nghĩ này đã không phải là chính niệm. Bởi vì đây không phải là chân chính dựa trên lý tính mà nhận thức Đại Pháp và chính tín đối với Sư phụ. Sư phụ từ lâu đã giảng cho chúng ta rằng:

“Chư vị muốn tu hay không, chư vị có thể tu hay không, [điều ấy] hoàn toàn xét trên việc chư vị đề cao tâm tính ra sao”. (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Kỳ thực, Sư phụ đã sớm nói với chúng ta rằng tại từng phương diện của các sự việc có thể gặp trong sinh hoạt, công tác và tu luyện trong xã hội là làm như thế nào rồi. Chính là xem xem bản thân có muốn học Pháp hay không, có thể nhập tâm học Pháp hay không, có tuân theo Pháp lý để giải quyết vấn đề hay không.

Mặt khác, bất kỳ khổ nạn nào mà chúng ta gặp phải đều nhất định là do tâm thái của bản thân chúng ta phản ánh xuất lai. Căn nguyên ẩn sâu của việc các đồng tu rất cần tôi tham dự hạng mục của họ, đó chẳng phải là do tâm chấp trước của bản thân tạo thành hay sao? Càng sợ bị hỏi thì càng gặp chủng tâm hiếu kỳ của học viên và càng bị hỏi nhiều hơn. Đồng thời cũng bộc lộ ra tâm cầu danh của bản thân, tâm cầu được công nhận. Lúc bản thân không nói ra được mình đang làm hạng mục gì, thái độ khinh thường của các đồng tu khác, từ ngữ sắc bén thật sự khiến tôi khó mà chịu đựng được, tâm ủy khuất bị dùi sâu vào. Nếu chúng ta không có chấp trước và không truy cầu kết quả, chúng ra sẽ không động tâm với những tình huống mà mình gặp phải. Ẩn sâu bên trong là tâm sợ làm mất lòng người khác. Sau này tôi ngộ ra rằng, không phải tự kỷ chân chính của tôi khó chịu mà là tâm bảo hộ bản thân, để bản thân không bị tổn hại mà thấy khó chịu. Sau khi tôi ngộ ra điểm này, tình huống bị truy hỏi, bị chỉ trích thậm chí tình huống bị coi thường cũng không xuất hiện nữa.

Tôi thường nghĩ đến các đồng tu ở điểm sản xuất tài liệu tại Đại Lục, chỉ có thể nói với máy móc và sự khô khan trong hạng mục, chỉ có thể nói hạ giọng và bảo mật, không ai có thể so với sự chịu đựng của họ, huống hồ con đường của họ chỉ hơi sai lệch một chút là phải đối diện với khảo nghiệm sinh tử. Đối chiếu như vậy thì một chút khổ ải đơn giản của chúng ta chẳng là gì cả.

Chuyển biến tâm thái và dành nhiều thời gian biên dịch hơn

Trong khoảng thời gian dài, tốc độ dịch của tôi thường là một hoặc hai bài viết mỗi tuần. Tôi cảm thấy tốc độ này là cực hạn rồi bởi vì công việc nơi người thường của tôi cũng bận rộn. Vào cuối tuần, tôi đều tham gia các hoạt động hồng Pháp luyện công khác. Mỗi năm vào giai đoạn quảng bá Thần Vận, tôi cũng thường xuyên đi đến các nơi khác treo dán áp phích. Vì vậy, mặc dù tôi rất muốn làm nhiều hơn một chút nhưng bấy lâu nay bất luận là nguyện vọng này mạnh mẽ đến đâu đều không thể đột phá. Cảm giác này giống như bản thân đã rất nỗ lực kéo tóc để bay lên nhưng làm thế nào cũng không thể bay lên được.

Tôi nhận ra rằng nếu như không có lực lượng của Pháp, chỉ dựa vào suy nghĩ muốn tinh tấn thì sẽ không thể đề cao lên được. Chỉ có Pháp mới có thể cải biến bản thân, triệt để cải biến trạng thái tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm”. (Bài trừ can nhiễu, Tinh tấn yếu chỉ II)

Vì vậy, tôi bắt đầu học thuộc Pháp. Khi học thuộc, mỗi ngày Sư phụ từ bi đều triển hiện các Pháp lý khác nhau cho tôi. Trang thái tu luyện của tôi không ngừng đột phá nhanh chóng. Trạng thái trì trệ này cuối cùng cũng đột phá được sau khi học thuộc Pháp.

Đầu tiên, tôi vượt qua vấn đề không có thời gian. Tôi có công việc quản lý cao cấp tại xã hội chủ lưu. Bản thân bất tri bất giác hình thành và ý thức không ra tâm chấp vào sự nghiệp. Bị chi phối bởi tâm muốn phấn đấu sự nghiệp, mỗi việc giống người thường đều rất muốn hoàn thành vừa nhanh vừa tốt, kết quả là hình thành tuần hoàn ác tính khiến lượng công việc càng ngày càng lớn và tăng ca đã trở thành chuyện thường ngày. Mỗi ngày về nhà đều rất muộn. Trước giờ phát chính niệm buổi đêm, bản thân miễn cưỡng bảo đảm việc học Pháp, luyện công và cho rằng như thế là được rồi. Trong tình huống này, muốn dịch thêm thì căn bản là không thể được.

Sau khi nhận ra tâm chấp trước vào sự thăng tiến trong sự nghiệp, tôi quyết định loại bỏ nó và xin Sư phụ gia trì. Tôi hướng đến Pháp tượng của Sư phụ biểu đạt rằng tôi muốn buông bỏ tâm chấp trước vào sự nghiệp, có nguyện vọng muốn dành nhiều thời gian hơn làm các việc cứu người. Sư phụ đã nhìn thấy tâm nguyện của tôi. Ngài rất nhanh đã an bài một công ty môi giới tìm tôi với vị trí trong một công ty chỉ có 10 người. Tất nhiên, khảo nghiệm đến rồi, đồng thời cũng có công ty lớn hơn, vị trí lớn hơn đến tìm tôi. Đối diện với hai loại thăng tiến sự nghiệp khác nhau hoàn toàn này, tôi đã bị động tâm. Hơn nữa, tâm chấp trước vào sự nghiệp giảo hoạt không muốn bị tiêu hủy, vẫn còn tưởng tôi ở vị trí càng cao thì càng có thể tiếp cận với nhiều người ở xã hội thượng lưu và giới chủ lưu hơn, có thể chứng thực Pháp tốt hơn, càng quảng bá Thần Vận tốt hơn và giảng chân tướng tốt hơn. Tôi cũng biết rằng vị trí càng cao, công ty càng lớn thì trách nhiệm càng nhiều hơn, tất nhiên sẽ cần đến nhiều thời gian và tinh lực hơn. Như vậy sẽ rất khó để có thể tu luyện và đột phá hạng mục phiên dịch trong Minh Huệ Net vì vậy tôi đã xin nghỉ việc ở công ty cũ bằng mọi cách để đến làm việc ở công ty nhỏ.

Đã gần hai năm trôi qua, giờ đây tôi rất vui vì đã lựa chọn đúng. Công việc hiện tại của tôi thật sự dễ dàng hơn rất nhiều. Hơn nữa, tôi đã đặt ra quy định cho bản thân, trừ tình huống đặc thù ra thì đúng giờ sẽ tan làm. Như vậy, mỗi ngày cơ bản tôi sẽ có thêm hai tiếng để dịch bài rồi.

Tôi phát hiện rằng càng tinh tấn thì càng dễ dàng vượt qua ma nạn. Ví dụ, mỗi ngày tôi đều bận rộn, nên tôi cảm thấy bối rối khi không biết làm thế nào để cân bằng giữa việc biên dịch và luyện công. Sau đó, một đồng tu chia sẻ với tôi rằng cô ấy cô ấy thường dậy sớm để luyện công nên có nhiều thời gian hơn để làm hạng mục và cứu người. Tôi nhận thấy bản thân nghe được điều này không phải là ngẫu nhiên. Vì vậy, ngay hôm đó tôi đã thay đổi thời gian ngủ, tôi sẽ luyện đủ 5 bài công pháp sau nửa đêm hoặc là dậy sớm luyện công rồi mới đi làm. Như vậy, thời gian dành cho dịch bài sẽ nhiều hơn.

Đồng thời, tôi cũng nỗ lực điều chỉnh thời gian học Pháp của bản thân để tham gia học Pháp tập thể. Tôi phát hiện ra rằng việc tôi tham gia vào nhóm học Pháp nhỏ mỗi ngày đã giúp tôi đề cao nhanh hơn, tôi không còn cảm giác ghi công nữa. Mỗi ngày tôi đều cảm thấy việc dịch bài chính là sứ mệnh của tôi.

Tu luyện tốt mới có thể làm tốt công việc dịch bài

Vô luận là làm hạng mục nào, trạng thái tu luyện sẽ phản ánh vào việc làm hạng mục và việc dịch bài cũng vậy. Hạng mục biên dịch sẽ dễ rơi vào trạng thái lặp đi lặp lại và nhàm chán: nhận sự phân công, dịch bài, nộp bài, nhận phân công khác, tiếp tục dịch và nộp bài. Nếu tâm tôi không ở trong trạng thái tu luyện, thì việc biên dịch sẽ kéo dài ra. Để đột phá điểm này, chúng ta cần phải thời thời khắc khắc nhớ rằng bản thân mình là người tu luyện. Chỉ cần coi bản thân là người tu luyện, dù không có sự kết nối với đồng tu trong hạng mục nhưng không có tâm nào mà không buông bỏ được.

Thỉnh thoảng có lúc tôi sẽ gặp những bài viết trình bày dài dòng và có những chi tiết không cần thiết được viết thêm vào bài dịch. Ngôn từ của một số bài viết không truyền tải được ý nghĩa và logic chưa rõ ràng, cần phải đọc lại nhiều lần mới có thể hiểu tác giả muốn nói gì. Một số bài viết có chấp trước mạnh vào thời gian, hoặc nói rằng bản thân cả ngày cầm xem điện thoại mà không thay đổi. Có bài viết thì sử dụng nhiều ngôn ngữ văn hóa đảng hoặc chụp ảnh luyện công gây mất an toàn. Mỗi khi nhìn những bài viết hay bài báo như vậy, những suy nghĩ phụ diện của tôi đều xuất ra, tôi vừa phàn nàn vừa biên dịch. Trong một đoạn thời gian rất lâu, tâm chê bai và coi thường người khác đều hình thành một cách tự nhiên, bản thân tôi cũng không nhận ra.

Ví dụ có một lần, tôi dịch một bài viết ngắn. Trạng thái của vị đồng tu này lúc đó không được tốt và đang nỗ lực đột phá. Nhưng ngoại trừ việc anh ấy nói bản thân đang trong trạng thái không tốt mà tôi hiểu ra thì khi đọc thêm lần nữa tôi vẫn không hiểu rằng rốt cuộc anh ấy muốn nói gì. Viết đi viết lại nhưng qua mấy ngày mà tôi vẫn chưa thể hoàn thiện để nộp đi được. Tâm nóng nảy sốt ruột và tâm bất mãn của tôi ngày càng trở nên tồi tệ, thậm chí tôi còn đề nghị người điều phối đổi bài viết khác cho tôi. Bản thân tôi cũng không dám xem bài dịch mà đồng tu Tây phương đã chỉnh sửa. Về sau lấy hết dũng khí xem lại thì thấy từng chỗ đều được chỉnh sửa. Tôi ngộ ra rằng cần tu chính bản thân sau sự việc này.

Tôi biết rằng coi thường người khác chính là tâm tật đố. Tôi nhận ra rằng bản thân tâm coi thường người khác đã hình thành một cách tự nhiên. Bản thân tôi rất muốn loại bỏ những tâm này. Thông qua học thuộc Pháp, tôi nhận ra rằng bản thân tôi mãi không loại bỏ được tâm này là vì chính tôi đã không cố gắng dứt bỏ nó. Việc nhận ra có tâm chấp trước và có nguyện vọng đề cao thôi là chưa đủ. Có đệ tử nào mà không muốn đề cao? Có đệ tử nào mà sau khi học Pháp thì tâm thái không tốt chứ? Then chốt là cần chân chính đạt được hướng nội tìm, có ý thức loại bỏ những tâm chấp trước đó mới là chân tu. Nhìn người khác, soi mói người khác. Vậy người khác tu tốt, làm tốt rồi nhưng còn bản thân mình thì sao? Kỳ thực, tất cả những gì bản thân nhìn không thuận mắt đều bộc lộ ra tâm chấp trước của bản thân, vậy có thể đề cao bản thân hay không?

Tôi nhận ra rằng coi thường người khác, tâm tật đố với tự ngã là có sự liên hệ. Bởi vì tôi tự cho mình là đúng nên không nhận ra ưu điểm của người khác, không thể thiện ý lý giải và khoan dung đối với người khác. Hướng nội sâu hơn, tôi phát hiện rằng đây chẳng phải là đặc tính vị tư của cựu vũ trụ phản ánh trên thân thể mình sao? Cựu thế lực không phải bước ra từ vị tư sao? Nên mới đối với chúng sinh, đối với đệ tử Đại Pháp mà tiến hành làm cái gọi là khảo nghiệm mang tính phá hoại đó sao? Nếu như không thể thoát ra khỏi tự ngã và vị tư thì chính là bị ước chế bởi cựu thế lực. Vậy làm sao có thể trở thành sinh mệnh thuộc về tân vũ trụ?

Sau khi nhận ra được điều này, tôi đã lý giải được lời Sư phụ giảng rằng điều kiện tiên quyết là tu tốt bản thân mới có thể làm tốt các việc cứu người. Dần dần tôi đã học được cách nắm bắt được nhất tư nhất niệm. Mỗi niệm đầu xuất lai đều bắt lấy và xem xem nó có nằm trong Pháp hay không. Nếu không nằm trong Pháp thì đằng sau nó là ẩn chứa tâm gì. Dần dần, tôi có thể phân biệt những quan niệm không nằm trong Pháp và những chấp trước mà bản thân không ý thức đến, phân biệt đâu là giả ngã, bài trừ và phủ định chúng, không thuận theo những niệm đầu bất hảo này và dần dần tu khứ chúng.

Khi tâm của tôi nằm trong Pháp, nhất tâm muốn để đồng tu ngộ ra Pháp lý, sau khi chia sẻ với người học viên phương Tây về lòng cảm ân của tôi đối với Sư tôn hoặc là nói cho thế nhân biết sự mỹ hảo của Đại Pháp thì tôi thường xuyên ở trong trạng thái cảm ân Sư phụ mà dịch bài. Với tâm thái này, các bài viết mà tôi dịch không những nhanh mà còn chất lượng, sửa đổi rất ít. Nhưng nếu trạng thái không tốt, chẳng hạn như thấy khó xử, bất bình đồng tu viết không tốt, v.v. Ngay sau đó, não bộ như bị đứt mạch. Căng não ra cũng không có trí huệ, từng từ từng câu đều khó tìm nghĩa, càng làm càng sai.

Trong hạng mục dịch bài này, tôi cũng loại bỏ tâm hướng ngoại nhìn, yêu cầu khắt khe đối với tâm tính của người khác. Trong gần 16 năm, tôi chỉ liên lạc với ba vị đồng tu trong tổ biên dịch. Cả trước đó và sau này họ đều là điều phối viên của nhóm. Tôi có được thể ngộ vô cùng rõ ràng về sức mạnh của sự thiện lương trong họ và cũng thể nghiệm được rằng chỉ có lực lượng của chân thiện mới có thể cải biến con người. Bao năm qua, mỗi khi tôi giải đãi, nóng nảy, hoặc mắc sai sót, có lúc tôi nghĩ: “Mình sắp bị mắng rồi”. Hoặc tôi nghĩ: “Lần này khẳng định mình sẽ bị chỉ trích”. Tuy nhiên, mỗi khi tôi chuẩn bị bị chỉ trích thì lại nhận được sự khoan dung, thấu hiểu và khích lệ của đồng tu. Mỗi lần nhận được email từ những đồng tu này, tôi rất kinh ngạc, rất cảm động và nhất tâm kiên định ở lại hạng mục này.

Có một ngày tôi tự hỏi bản thân rằng tại sao cách họ nói chuyện lại khiến tôi kinh ngạc đến vậy. Nếu tôi là họ thì tôi sẽ không đối đãi như vậy. Tôi sẽ đối đãi vấn đề này như thế nào? Tôi sẽ dùng tiêu chuẩn mà mình nhận thức là đúng, nếu người khác không đạt thì “thẳng thắn” phê bình. Hơn nữa, từ xưa đến nay những đồng tu này không hề hỏi những câu kiểu như: “Bạn không biết phải làm gì làm gì sao?” , “Không phải đã nói cho bạn là làm thế nào rồi sao?”, “Tại sao bạn lại làm thế này?”,v.v Những lời này đều là thói quen mà tôi dưỡng thành, đều là từ miệng tôi mà phát xuất ra. Họ nói không nhanh không chậm, nhẹ nhàng từ tốn, khiến tôi cảm thấy rằng đây chính là người tu luyện. Thông qua ngôn hành của họ, tôi cũng không ngừng đối chiếu bản thân, tỷ học tỷ tu và cải biến cách nói chuyện chỉ trích phê bình trong văn hóa đảng, trong lời nói cũng chú ý quan niệm thâm căn cố đế và nhân tố văn hóa đảng. Dần dần sau khi đạt được điều này, tâm thái của tôi cũng trở nên bình tĩnh hơn và hiệu quả bài dịch cũng nâng cao.

Ngoài ra, sau khi dần dần loại bỏ các chủng tâm chấp trước, tự ngã càng ngày càng nhỏ đi. Cùng với việc tu bỏ tự ngã, càng ngày tôi càng có thể phối hợp, càng ngày càng có thể cân nhắc đến các đồng tu khác và cân nhắc đến toàn thể hạng mục. Tôi bắt đầu chú ý cẩn trọng đến các sự việc trong bài viết, tự giác đọc qua vài lần xem xem bài viết hướng đến loại độc giả nào, sau đó mới bắt đầu dịch bài. Làm thế nào để có thể chỉnh sửa bài viết mà đồng tu đề cập đến các pháp lý tại cao tầng và hiện tượng siêu thường để sửa lại thành ngôn từ mà người Tây phương không tu luyện cũng có thể lý giải được và để họ nhận ra được vẻ đẹp của Đại Pháp? Nếu tôi dịch một bài báo, đầu tiên tôi có thể sẽ nhanh chóng xem qua một hai lượt bài báo tương tự đã được xuất bản, cách biểu đạt như thế nào rồi bắt tay vào biên dịch. Sau khi dịch xong, tôi không còn chủng tâm thái rằng cuối cùng mình cũng có thể giao bài tập về nhà nữa. Tôi không quan tâm rằng đến ngày là bàn giao mà coi bản thân là độc giả, trước khi giao lại bản thảo thì đọc lại ít nhất hai lần cả bài xem xem liệu độc giả có thể liễu giải được không, còn có phương thức diễn đạt nào tốt hơn không?

Tôi cũng phát hiện thói quen không tốt ở bản thân là hay lo lắng, lời nói nhanh, đi vội vàng và tay nhanh hơn não. Những thói quen này cũng phản ánh vào bài dịch của tôi nên trước đây tôi thường dịch vội vàng. Quy trình giới thiệu công việc và chú ý các việc chỉ là cưỡi ngựa xem hoa. Tất nhiên kết quả bất quá chỉ là kỹ thuật bề mặt và thường mắc phải một số sai sót thông thường. Nó đã chiếm phần lớn thời gian của các đồng tu để chỉnh sửa định dạng cơ bản. Hiện tại, tôi vẫn chưa hoàn toàn loại bỏ được vật chất nóng nảy này và đôi khi mắc sai sót khi vội vàng nộp bản dịch trước khi phát chính niệm. Kết quả là bản thảo được gửi đi với sự lo lắng và vội vàng – không ngoại lệ, nó sẽ có thiếu sót ở đâu đó hoặc là tôi quên không kiểm tra định dạng. Có một lần thật bất ngờ, bản dịch được truyền tải không chính xác. Không những không tiết kiệm được thời gian mà còn làm lãng phí công sức của các đồng tu hơn. Tôi nhận ra rằng đây đều là tâm mong muốn nhanh chóng thành công, nhanh chóng thu lợi hình thành từ văn hóa đảng. Từ nay trở đi, tôi sẽ chú ý tu khứ những chủng vật chất bất hảo này, tâm thái bình hòa vững vàng hơn.

Nâng cao tiêu chuẩn biên dịch

Tôi là sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ và văn học Anh. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Lẽ ra tôi cần làm tốt hơn về chất lượng bài dịch. Tuy nhiên, chất lượng bài dịch của tôi không được cải thiện trong một thời gian dài. Nói cách khác, căn bản tôi không quan tâm đến tiêu chuẩn bài dịch có cải thiện hay không. Bởi vì tôi cảm thấy mình đã làm việc rất chăm chỉ, phối hợp dịch các bài viết mà đồng tu phân bổ dù bất luận khẩn cấp đến đâu, tôi đều có thể bỏ dở công việc, ăn uống hay ngủ nghỉ và vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành đúng thời hạn. Về chất lượng bài dịch, tôi nghĩ rằng tiêu chuẩn này không phải bản thân tôi muốn cải thiện là được. Dù cố gắng hết sức thì vấn đề chất lượng vẫn ngoài tầm kiểm soát của mình.

Tuy nhiên, sau khi đề cao trong tu luyện, tôi dùng tiêu chuẩn cao hơn để yêu cầu bản thân. Chẳng hạn như sau khi Chính Pháp kết thúc, đối diện với Sư tôn, liệu tôi có thể không hổ thẹn nói với Sư tôn sau khi bản thân đã làm hết sức rồi? Tôi không dám nói rằng mình đã dụng tâm tận sức để làm. Bởi vì tôi ngộ ra rằng về phương diện đề cao tiêu chuẩn nghiệp vụ tôi vẫn chưa làm tốt. Tôi không hề cũng không nguyện ý tại tầng diện người thường mà dành thêm thời gian và nỗ lực đề cao nhận thức về tiêu chuẩn chuyên nghiệp. Tôi đã không nghiêm túc đọc các bài đã qua chỉnh sửa của các đồng tu phương Tây, không đối chiếu xem bản dịch có chỗ nào chưa tốt. Tôi cũng rất ít khi vào trang web Minh Huệ Anh ngữ, tạm thời không đọc được nên vội vàng kiểm tra tư liệu. Kỳ thực, nếu như mỗi ngày tôi có thể đọc dù chỉ một bài Minh Huệ tiếng Anh, nghiêm túc xem xét các bài viết đã qua chỉnh sửa, dần dần như vậy thì tiêu chuẩn bài dịch cũng sẽ nâng cao.

Tâm không nguyện ý dành thời gian để nâng cao tiêu chuẩn biên dịch là xuất phát từ vị tư, xuất phát từ tự ngã. Tôi cũng nhận ra rằng chất lượng bản dịch cũng liên quan đến việc liệu tâm anh ấy có nghĩ cho các đồng tu phụ trách chỉnh sửa hay không để tự mình làm tốt nó. Đương nhiên cũng sẽ tiết kiệm phần lớn thời gian cho các đồng tu trong quá trình này và cũng tiết kiệm tài nguyên và thời gian cho cả chỉnh thể đệ tử Đại Pháp, có thể khiến bài viết được đăng nhanh hơn, khiến các đồng tu ở ngôn ngữ khác có thể bắt đầu việc phiên dịch nhanh hơn, có thể khiến các đồng tu khác có nhiều thời gian học Pháp, luyện công và phát chính niệm hơn. Cộng đồng đều tu tốt bản thân để hạng mục thực thi tốt hơn nữa.

Tại đây, tôi cũng muốn nhắc nhớ các bạn đồng tu ở hạng mục khác. Tôi thường xuyên nghe thấy câu nói rằng: “Dù sao thì tôi đã làm xong rồi. Họ thích sửa thế nào thì sửa”. Tôi cũng nghe rất nhiều đồng tu từ các hạng mục khác nói rằng họ đến đây là vì tu luyện, không có thời gian nâng cao kiến thức chuyên môn. Kỳ thực, đây là thể hiện của sự thiếu phối hợp và lười biếng của bản thân đối với hạng mục. Nếu thật sự muốn hạng mục thực thi được tốt, chỉ cần dụng tâm học hỏi, dành một chút thời gian nâng cao kiến thức chuyên môn thì tựa như dao tuy cùn nhưng một khi được mài sắc thì chặt củi vẫn sẽ nhanh hơn. Sư phụ sẽ cấp trí huệ cho chúng ta. Chúng ta thật sự có thể trong thời gian rất ngắn mà biến không thể thành có thể. Hạng mục của chúng ta cũng sẽ thực thi tốt hơn.

Thụ ích từ việc biên dịch trong hạng mục

Trong vài năm làm biên dịch trong hạng mục, tôi đã hình thành thói quen vào Minh Huệ Net trong một thời gian dài. Đặc biệt là các bài tâm đắc thể hội của học viên. Tôi rất chú trọng đọc nó. Mỗi ngày vào trang web Minh Huệ giống như mỗi ngày tham gia Pháp hội hoặc học Pháp tập thể. Có thể từ giao lưu tâm đắc thể hội của đồng tu mà đắc được điểm hóa, thu hoạch không nhỏ. Mười năm trôi qua, thói quen này đã khởi tác dụng đề cao rất lớn trong tu luyện của bản thân tôi.

Nhìn thấy được các đồng tu đã từ ma nan giả tướng nghiệp bệnh mà buông bỏ sinh tử, rõ ràng thực tại thấy tiền tài, công việc thậm chí là nơi ở bị mất đi rồi hướng nội vô điều kiện trong tình huống chịu đựng ủy khuất như thế nào, học thuộc Pháp, đột phá khổ nạn và can nhiễu của tình ra sao. Tôi nhìn thấy đồng tu trong các chủng loại chấp trước xẻo tim khoan xương, tất cả đều dựa vào Pháp của Sư tôn, kiên định chính tín mà bước vượt qua. Khi đọc những bài chia sẻ này, phảng phất bên cạnh đồng tu hình ảnh họ khởi lên thế nào là chính niệm, thế nào là chính hành, thế nào là chính niệm chính hành triển hiện ra ân Sư hạo đãng.

Rất nhiều lúc sau đó, tôi đã vượt quan, cũng chính là công việc biên dịch tôi vừa đề cập đến. Các đoạn trích dẫn Pháp của Sư phụ trong bài viết của đồng tu cũng đều có tính nghiêm túc hiển lộ ra vấn đề của tôi. Sư phụ từ bi tại từng thời từng khắc đều đang bảo hộ các đệ tử khiến tôi sau khi tiêu trầm đều có thể kiên định chính niệm, không bị quan niệm bất hảo chi phối. Sau khi gặp ma nạn, đều hết lần này đến lần khác đứng lên bước tiếp giống như các đồng tu, tâm chứa Pháp của Sư tôn, tiếp thêm sức mạnh, làm theo lời dạy của Sư tôn và vượt qua quan nạn.

Kết bài

Quay đầu nhìn lại mười mấy năm qua, rớt lên rớt xuống, tôi đã từng lưu lại rất nhiều ân hận và những việc làm chưa tốt, đồng thời bản thân càng cảm ân Sư tôn từ bi khổ độ. Vô luận đệ tử làm chưa tốt như thế nào, Sư tôn đều chỉ nhìn xem một điểm thiện niệm rằng đệ tử muốn làm tốt mà bảo hộ đệ tử, động viên đệ tử sau khi thực thi được tốt, cảnh tỉnh đệ tử khi làm chưa tốt, điểm hóa hết lần này đến lần khác khi đệ tử không ngộ, dẫn dắt đệ tử đi trên con đường của Thần.

Tại đây, tôi cũng muốn nhân cơ hội này cảm ơn Minh Huệ Hán ngữ và tất cả các học viên đang phó xuất cho Minh Huệ đa ngữ. Để tránh những thắc mắc và rắc rối không cần thiết, các đồng tu trong Minh Huệ không thể giống như các đồng tu khác tại địa khu sở tại chia sẻ thể hội tu luyện với mọi người. Các học viên Minh Huệ Hán ngữ đã phải chịu áp lực lớn hơn, đặc biệt là vào mỗi dịp lễ hội và ngày kỷ niệm, một lượng lớn các lời chúc, bài chia sẻ và các báo cáo từ các đệ tử Đại Pháp khắp nơi trên thế giới và các khu vực khác nhau ở Trung Quốc đại lục. Có thể tưởng tượng được rằng các đồng tu không quản ngày hay đêm để biên soạn và xuất bản các bài viết này.

Chỉ có Sư phụ vĩ đại, Pháp vĩ đại mới có thể khiến các đồng tu trong Minh Huệ Net vượt qua những ma nạn và và áp lực từ bên ngoài. Mười năm, hai mươi năm, trong năm tháng lâu dài cô độc tịch mịch không thấy điểm dừng mà ở trong hạng mục âm thầm lặng lẽ ngày qua ngày. Tôi viết bài chia sẻ này cũng là mong cùng các đồng tu khích lệ, nhắc nhở lẫn nhau, tỷ học tỷ tu và không phụ ân Sư phụ. Vô luận con đường từ nay trở đi dài bao nhiêu, chúng ta hãy cùng nhau nỗ lực tinh tấn, báo đáp ân Sư từ bi khổ độ!

Con xin khấu tạ Sư tôn!

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/5/427779.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/6/193963.html

Đăng ngày 12-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share