Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Michigan, Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 20-06-2021] (Tiếp theo Phần 2)

Học kỳ này, tôi kiên trì tham gia học Pháp tập thể, gia cường học Pháp, quy chính bản thân, trạng thái tu luyện khá tốt. Đồng thời, Sư tôn đã ban cho tôi trí huệ, để tìm ra lĩnh vực chuyên môn tương đối mới là “kinh tế học văn hóa” từ bảng phân loại chính thức của các lĩnh vực chuyên môn kinh tế trên trang web của Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ; như vậy, lên lớp giảng chân tướng và giảng văn hóa truyền thống sẽ chính quy hơn, khiến người thường có thể dễ tiếp thu bối cảnh và nền tảng của giới học thuật hơn. Cũng chính là nói ngày càng hợp lý hơn.

Dựa trên kinh nghiệm của những năm vừa qua, tôi thấy rằng nhiều sinh viên chưa nhận thức rõ về văn hóa truyền thống, thậm chí đôi khi còn nhầm những thứ phổ biến hiện đại hoặc các môn thể thao như bóng đá là một phần của văn hóa truyền thống. Vì vậy, học kỳ này, tôi quyết định đặt công phu chuẩn bị nội dung giảng dạy ở phương diện này tốt hơn và phong phú hơn.

Tôi dụng tâm chuẩn bị bài tập về nhà với chủ đề “Trân trọng văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển kinh tế” để giúp các sinh viên đọc hai quyển sách này được tốt hơn. Đồng thời tôi cũng sắp xếp bài tập chu đáo và phân thành bốn phần.

Phần thứ nhất: Nhận thức văn hóa truyền thống. Vì văn hóa Trung Quốc 5.000 năm đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, chúng ta sẽ lấy văn hóa truyền thống Trung Quốc làm ví dụ và đường lối chính, tiến thêm một bước hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của văn hóa truyền thống đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia trong dòng sông dài lịch sử.

Đầu tiên tôi chọn ra hơn 10 câu chuyện kinh điển trên trang web của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, bao gồm: Bàn Cổ khai thiên tịch địa, câu chuyện Nữ Oa vá trời và tạo ra con người, Đại Vũ trị thủy, Tây Du Ký, Nhạc Phi tinh trung báo quốc, Hoa Mộc Lan thay cha tòng quân, câu chuyện về Hàn Tín chịu nhục chui háng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Nhẫn nhục tế thế, Hoàng lương nhất mộng, v.v.. Tôi yêu cầu các sinh viên ghi lại giá trị truyền thống và mỹ đức truyền thống triển hiện trong mỗi câu chuyện, sau đó, giống như trang web của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đã liệt kê song song câu chuyện về Lão Tử ở phương Đông và Socrates ở phương Tây, tôi gợi ý các em nghĩ xem liệu có một câu chuyện tương ứng trong văn hóa phương Tây hay không.

Các sinh viên đọc các câu chuyện rất cẩn thận, cũng trả lời rất tinh tế tỉ mỉ, làm hết sức tốt. Ví như, có sinh viên nói: “Câu chuyện Bàn Cổ khai thiên tịch địa tương ứng với Sáng Thế Ký được đề cập trong Kinh Thánh ở văn hóa phương Tây. Câu chuyện Nữ Oa tạo ra con người tương ứng với câu chuyện trong Kinh Thánh về Đức Chúa Trời đã dùng bùn đất tạo ra Adam. Nữ Oa là mẹ của người Trung Quốc, câu chuyện Nữ Oa vá trời và bảo vệ con người khỏi thảm họa, gợi nhớ đến câu chuyện về thần tích của Đức Chúa tách Biển Đỏ sau khi Moses dẫn người Do Thái rời khỏi Ai Cập trong ‘Mười điều răn’, Đức Chúa yêu cầu ông ấy dùng gậy đập vào hòn đá, để nước trong đá chảy ra cho mọi người có nước uống giữa sa mạc khô khốc như thiêu đốt.”

Một sinh viên khác nói: “Em thấy rằng, trong nền văn minh phương Tây, câu chuyện về Tổng thống Lincoln của Hoa Kỳ là tương ứng nhất với Nhạc Phi tinh trung báo quốc trong lịch sử. Tổng thống Lincoln cũng giống Nhạc Phi ở tấm lòng trung thành, Tổng thống Lincoln mang tinh thần trung thành thực sự với nước Mỹ, ông yêu nước và bảo vệ quốc gia, lãnh đạo Hoa Kỳ vượt qua nhiều thử thách và ma nạn trong giai đoạn khó khăn nhất, sau khi Nội chiến Nam Bắc và chế độ nô lệ kết thúc, từ đầu đến cuối, ông đều kiên định với những giá trị trong trái tim mình, và ông đã ra chiến trường vì quyền lợi của nhân dân.”

Có sinh viên nói: “Qua câu chuyện Đại Vũ trị thủy, em thấy được tinh thần cống hiến, hy sinh vì quốc gia cùng nghị lực và sự cố gắng trong công việc”.

Có sinh viên nói: “Hàn Tín báo đáp người phụ nữ thiện lương đã giúp đỡ ông ấy, cũng không hề mang tâm thù hằn kẻ đã ức hiếp ông thuở thiếu thời”.

Khi đọc bài tập về nhà của các sinh viên này, tôi rất cảm động, tôi nhớ đến Pháp của Sư phụ:

“Tất cả con người thế gian toàn thế giới đều từng là thân nhân của tôi.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Phần thứ hai: Viết báo cáo sau khi đọc “Cửu bình Cộng sản đảng” bản tiếng Anh. Lúc này, do đã có nền tảng chuẩn bị từ “nhận thức văn hóa truyền thống” ở phần một, các sinh viên càng minh bạch cụ thể vì sao Trung Cộng muốn dốc toàn lực phá hoại văn hóa truyền thống Trung Hoa và các điển hình đạo đức khác.

Phần thứ ba: Viết báo cáo sau khi đọc “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta” bản tiếng Anh. Lúc này, với nền tảng của phần thứ nhất và phần thứ hai, các sinh viên có thể dễ dàng hiểu rõ những thủ đoạn của tà linh ĐCSTQ được trình bày chi tiết trong cuốn sách này nhằm phá hoại văn hóa truyền thống toàn cầu.

Phần thứ tư: Trên một trang web bất kỳ, đề cập đến việc trân trọng các giá trị truyền thống của nước Mỹ và sự kính ngưỡng dành cho những người khai sáng ra bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Vậy, làm thế nào để trân quý những giá trị truyền thống trong cuộc sống hàng ngày? Các em có gợi ý cụ thể nào không?

Từ thực tế, tôi thấy rằng, đa số những sinh viên trẻ đến từ các gia đình truyền thống đều vẫn còn chân chất, một sinh viên đã tham gia ba khóa học mà tôi đã dạy từ năm nhất đến năm cuối cho biết: “Đây là lần thứ ba em đọc quyển ‘cửu bình Cộng sản đảng’. Em vẫn nhớ lần đầu đọc, khi nhìn thấy trong sách viết về con số 80 triệu người dân vô tội mà ĐCSTQ đã giết trong lịch sử, em rất sốc, ban đầu em còn cho rằng đó là lỗi đánh máy!”

Có sinh viên nói: “Cuốn sách ‘Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta’ viết rất tốt, rất dễ hiểu, đây cũng là cách mẹ em đã dạy em”.

Một số sinh viên nói: “Cuốn sách này có lý, có cơ sở và các nguồn tư liệu được liệt kê rõ ràng.”

Một sinh viên nói, rất nhiều người trẻ thời nay đều bị ảnh hưởng bởi cái gọi là quan niệm tự do biến dị hiện đại, cậu ấy nói, cuốn sách này “rất dũng cảm” khiến người đọc nghe được một tiếng nói khác.

Đương nhiên, cũng có thiểu số sinh viên biểu thị, cảm thấy một số luận điểm trong cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta” có tính thiên kiến khó tiếp nhận, tôi biết những nhân tố chính đã động chạm đến quan niệm của các em. Tôi tôn trọng các em, cũng cố gắng trò chuyện với các em nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn, hiểu các em hơn, nghĩ cách để các em có thêm cơ hội tiếp xúc với các thông tin mang tính tích cực.

Sư phụ giảng:

“Chính là từ phía mặt chính, phía mặt Thiện mà thức tỉnh con người.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Tôi ngộ rằng, tôi phải nghĩ biện pháp bảo hộ thiện niệm và Phật tính của chúng sinh, những quan niệm hình thành hậu thiên và nghiệp lực thao khống các em viết ra những lời không phải là bản tính chân thực của các em. Đôi khi, tôi chia sẻ âm nhạc cổ điển và các video hòa nhạc của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun với sinh viên; thỉnh thoảng, sau khi giải thích lý thuyết kinh tế học hoặc sau một thời gian dài phân tích kinh tế kết hợp ứng dụng toán học, tôi thường cân bằng nội dung của lớp, tôi chia sẻ với sinh viên một số câu chuyện nhỏ thú vị, hoặc chọn một số video ấm áp có thể tạo ra những suy nghĩ thiện và tốt đẹp trong cuộc sống, để xoa dịu những cảm xúc trong trái tim của các em bị chi phối bởi các yếu tố tiêu cực trong xã hội. Ví dụ, một trường trung học nữ sinh tốt nhất ở Đài Loan đã dùng 29 mỹ đức truyền thống để đặt tên cho các lớp học, như là trung thành, hiếu thảo, nhân từ, yêu thương, tín nghĩa, hòa bình, công bằng, thành khẩn, siêng năng, cương nghị, ôn hòa, lương thiện, cung kính, tiết kiệm, khiêm nhường, lễ nhạc, v.v…

Tôi nhờ một người bạn ở Đài Loan giúp, và đã tìm thấy một bức ảnh có tên của lớp học trong trường này, kết hợp phát một video giới thiệu lịch sử về ngôi trường, để các em nhìn thấy phương thức mà những giá trị mỹ đức truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một xã hội khác tinh tế như thế nào. Sau khi tan lớp, một sinh viên nói với tôi rằng, nơi đây và trường trung học địa phương đó rất khác biệt, khiến em ấy có một cảm giác hoàn toàn mới lạ.

Trong mỗi chương và phần kết, tôi yêu cầu sinh viên trích dẫn một đoạn văn tiêu biểu nhất của chương và phần kết luận đó. Tôi ấn tượng sâu sắc trước câu trả lời của hai sinh viên, vì trong phần kết của cuốn sách này có trích dẫn kinh văn “Tu nội mà an ngoại” của Sư Phụ, hai em ấy đã chọn trích dẫn đoạn này trong phần kết. Tôi hiểu rằng, một mặt của bản tính thuần chân của các sinh viên đã nhìn thấy được Đại Pháp.

Kinh tế phát triển là một lĩnh vực chuyên môn rất thú vị trong kinh tế học, để tăng hứng thú học tập của sinh viên, khi giảng dạy môn này, tôi sẽ làm một bảng câu hỏi khảo sát và hỏi các em trước: “Em từng đi qua những quốc gia nào? Em muốn đến thăm những quốc gia nào nhất trong tương lai?” Sau đó, tôi tôn trọng kinh nghiệm và sở thích của các em, cho phép mỗi em tự chọn một quốc gia phù hợp cho một báo cáo chuyên đề chuyên sâu. Về phần lý thuyết và số liệu thống kê phát triển kinh tế, tôi hướng dẫn và giải thích chi tiết ở những trang đầu của bài tập, cũng đề ra yêu cầu nhất định đối với sinh viên. Đối với văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia, tôi khích lệ mỗi sinh viên cố gắng hết sức thu thập thêm tư liệu và làm thêm nhiều nghiên cứu.

Học kỳ này, tôi dụng tâm giảng dạy chu đáo hơn, cung cấp cho từng sinh viên những tài liệu phù hợp mà tôi sưu tầm được, nó tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia, làm tài liệu tham khảo cho các em.

Ví dụ, đối với sinh viên nghiên cứu đất nước Ấn Độ, tôi đã tìm câu chuyện Đường Tăng thỉnh Kinh và các câu chuyện về Thích Ca Mâu Ni cho em ấy.

Đối với sinh viên nghiên cứu nước Nhật, tôi đã tìm cho em ấy lịch sử về các sứ thần được cử đến nhà Đường, cùng những bức ảnh kiến trúc chùa và đền thờ Nhật Bản theo phong cách thời Đường.

Đối với sinh viên nghiên cứu nước Hàn Quốc, tôi đã tìm cho em ấy video và bài báo tiếng Anh “Epoch Times” nói rằng hoa Ưu Đàm khai nở trên một bức tượng Phật trong một ngôi chùa ở Hàn Quốc lần đầu tiên vào năm 1997. Sau đó, khi sinh viên này báo cáo chuyên đề trên lớp, em ấy đã thuyết minh trước toàn thể các bạn học về loài hoa thánh khiết 3.000 năm mới nở một lần trong truyền thuyết Phật giáo, và ý nghĩa của nó là đại biểu cho Thánh nhân đến thế gian, lúc ấy có một sinh viên tỏ ra rất thích thú và giơ tay đặt câu hỏi.

Đối với sinh viên nghiên cứu nước Úc, tôi đã tìm cho em ấy video về văn minh tiền sử được minh họa bằng những bức tranh động đá cách đây hàng chục nghìn năm.

Đối với sinh viên nghiên cứu nước Pháp, tôi đã tìm cho em ấy những bức tranh hang động đá của Pháp và một video nhạc cổ điển hoành tráng do một nhạc sĩ biểu diễn cho Vua Mặt trời Louis XIV trong thời kỳ rực rỡ huy hoàng.

Đối với sinh viên nghiên cứu nước Ý, tôi đã thảo luận với em ấy để tìm một vài tác phẩm nghệ thuật kinh điển của thời kỳ Phục hưng, sau đó em ấy sẽ trình bày cho các bạn học trên lớp.

Đối với sinh viên nghiên cứu nước Hy Lạp, tôi đã tìm cho em ấy một số hình ảnh tượng Phật ở Hy Lạp cổ đại.

Vì Sư phụ đã giảng rằng:

“Mọi người nhìn thấy rất nhiều điêu khắc Phật từ thời rất xưa ấy, có hốc mắt sâu, xương chỗ lông mày và khuôn mặt đều giống khuôn mặt người Tây phương, là mũi thẳng, hơn nữa dáng người rất thẳng, nguyên nhân chính là cổ Hy Lạp đưa văn hoá tín ngưỡng Phật cổ xưa hơn ấy truyền vào Ấn Độ, rồi từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003], Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc và Mỹ thuật)

Tuy nhiên, đôi khi, tôi quá chấp trước vào nghiên cứu một thứ gì đó, thì các sinh viên sẽ không chọn dùng hướng dẫn ấy, hoặc đổi lại sẽ khăng khăng với các nội dung biến dị hiện đại, chẳng hạn như hoạt hình, trò chơi điện tử hoặc âm nhạc thịnh hành, v.v… Lúc này, tôi cảnh giác, nhanh chóng hướng nội tìm, nhắc nhở bản thân: mặc dù tận tụy cho công việc, nhưng cũng cần giữ vững bản thân, tu tốt từng ý từng niệm của bản thân, luôn luôn tôn trọng người khác, khi nhìn thấy những chủ đề không phù hợp với tiêu chuẩn trong tâm mình, cũng không được động tâm, không được phản cảm, không thể mang vật chất tiêu cực vào trường không gian của các sinh viên. Các em ấy là người thường bị chìm ngập trong thùng thuốc nhuộm lớn ở xã hội này, đôi khi các em không thể ngăn được bản thân bị dẫn động bởi những thứ bất hảo ấy, điều này cũng dễ hiểu thôi.

5. Giới thiệu hình ảnh và bài viết phù hiệu chữ Vạn trên trang web Minh Huệ Net

Tôi nghĩ, để sinh viên hiểu lịch sử phù hiệu chữ Vạn cũng có ích cho các em. Vì vậy, trong học kỳ này, tôi thử giới thiệu đến các sinh viên hình ảnh và bài viết phù hiệu chữ Vạn được đăng trên trang web Minh Huệ Net. Một hôm, tôi nói với các sinh viên rằng, nhiều quốc gia chủ yếu tín ngưỡng Phật giáo, đồng thời, phù hiệu chữ Vạn đã được tìm thấy trong di tích của nhiều nền văn minh cổ đại ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta nên xem giới thiệu về phù hiệu chữ Vạn trên trang web Minh Huệ Net, các sinh viên cảm thấy rất vui. Người phương Tây thường gọi phù hiệu chữ Vạn là Swastika.

Tôi hỏi các sinh viên, có ai biết lịch sử và ý nghĩa thực sự của phù hiệu chữ Vạn này không? Có hai sinh viên giơ tay. Hai em sinh viên này khá hứng thú với lịch sử và tôn giáo, đã đọc qua nhiều bài viết liên quan. Đa số các sinh viên khác không biết, và nhìn vào các bức ảnh, video một cách đầy thích thú.

Một sinh viên quốc tế đến từ Châu Âu đã nói với tôi rằng ở Châu Âu, do mọi người phản cảm với với Đức Quốc xã, nên không dễ gì đề cập đến chủ đề này. Sau đó, tôi hỏi một sinh viên khác cảm thấy thế nào khi học chủ đề này? Cô ấy vui vẻ nói: “Điều này khiến em mở rộng tầm mắt, em chưa bao giờ biết rằng có Swastika trong văn hóa Hy Lạp cổ đại! Em hỏi bạn cùng phòng: Bạn có biết có Swastika trong văn hóa Hy Lạp cổ đại không? Bạn ấy cũng không biết.” Cuối cùng cô bạn ấy nói một câu: “Chúng ta là sinh viên mà!”, ý là chúng ta đang học. Tôi lập tức ngộ ra rằng, Sư phụ đang điểm hóa cho tôi, đừng quá chú ý đến suy nghĩ của người khác, nếu có chỗ tốt cho chúng sinh thì cứ đường đường chính chính mà làm.

6. Tìm video giới thiệu về “Lò phản ứng hạt nhân hai tỷ năm trước”

Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ đã đề cập đến lò phản ứng hạt nhân lớn ở nước Cộng hòa Gabon Châu Phi, tôi hy vọng sẽ bắt đầu từ sự phát triển kinh tế của Châu Phi để giới thiệu về nền văn minh tiền sử mà tiêu biểu là lò phản ứng hạt nhân hai tỷ năm trước này, tạo cơ hội cho sinh viên suy ngẫm lại về “Thuyết tiến hóa”. Nhưng mà, khi tôi dùng công cụ tìm kiếm ra video này, hầu hết đều nói lò phản ứng hạt nhân ấy được “hình thành tự nhiên”, cũng chính là nói, rất nhiều người không tin vào văn minh tiền sử.

Tôi nghĩ, phần lớn người thường đều chấp mê vào khoa học thực chứng, nếu có một khoa học gia thuyết phục có thể chứng thực sự tồn tại của sự kiện này thì hay biết mấy. Tôi hoán đổi công cụ tìm kiếm, rất nhanh đã tìm thấy một video rất phù hợp, đơn giản và ngắn gọn, video dẫn lời một cựu Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử của một quốc gia, và ông cũng là giáo sư từng đoạt giải Nobel hóa học. Ông đã dùng kiến thức chuyên môn của mình để nghiên cứu quặng uranium trong nhiều năm và đưa ra kết luận rằng: Đây là do con người tạo ra, không phải tự nhiên. Tôi nghĩ, đây là điều mà tôi muốn tìm, và nó cũng rất phù hợp với sinh viên.

Tuy nhiên, tôi nhìn vào tên người này, tôi cảm thấy hơi quen quen, như thể tôi đã nhìn thấy ở đâu đó. Tôi kiểm tra lại và ngạc nhiên phát hiện ra rằng, hóa ra đây chính là vị giáo sư được lập đài tưởng niệm tại trung tâm tưởng niệm ngay cổng vào của tòa nhà giảng dạy nơi tôi từng đến dạy sinh viên ở đó. Bởi vì ông sinh ra ở một thành phố không xa nơi đây, sau đó chuyển đến nơi khác để học tập và giảng dạy tại một trường đại học nghiên cứu. Ông từng là Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử của một quốc gia và là cố vấn cho một số cựu tổng thống trong những năm đầu của mình. Nhà trường và những người dân gần đó rất kính trọng và tự hào về ông ấy, vì vậy, trung tâm tưởng niệm này được thành lập nhân danh ông để ghi nhận những cống hiến của ông. Hóa ra, nguồn tư liệu chứng thực Pháp phù hợp cho việc giảng dạy này “xa tận phương trời, gần ngay trước mắt”! Tôi nghĩ, trước đây mình hoàn toàn không để ý đến môi trường xung quanh, ít khi quan tâm, sau này mình cần quan sát nhiều hơn và quan tâm nhiều hơn một chút.

Có sinh viên tự tìm kiếm trên máy tính, cũng bị công cụ tìm kiếm tìm ra những kết quả gây hiểu lầm, chỉ nhìn thấy các video mô tả lò phản ứng hạt nhân được “hình thành tự nhiên”. Một sinh viên khác trả lời rằng: “Trên thế giới này có quá nhiều điều mà chúng ta không biết”, ý của cậu ấy là chúng ta nên giữ một thái độ khiêm tốn đối với những điều này. Sau đó, tôi nghĩ đến Newton và Einstein được đề cập trong giảng Pháp của Sư phụ. Tôi đã tra ra câu chuyện của hai nhà khoa học này để nói với các sinh viên rằng, hai nhà khoa học thành công như Newton và Einstein đã phải đối mặt với nhiều nghi ngờ và thách thức khi họ đưa ra lý luận của mình. Tôi hy vọng khía cạnh này có thể truyền cảm hứng cho các sinh viên.

7. Chiếc bàn tính có ý nghĩa đặc biệt

Một học kỳ bận rộn căng thẳng sắp kết thúc sau kỳ thi cuối cùng, khi gác thi, tôi nhắc nhở các em sinh viên không nên vội vàng nộp bài, mà kiểm tra lại nhiều lần để tránh sai sót. Đồng thời, trong tâm tôi thầm niệm chín chữ chân ngôn, mang từ bi đến cho các em, chúc phúc cho các em có một tương lai tốt đẹp.

Các sinh viên lần lượt nộp bài, có một sinh viên sau khi nộp bài cho tôi thì không rời đi, cậu ấy lấy từ trong cặp ra một chiếc bàn tính lớn có viền vàng, và nói: “Thưa giáo sư, em cảm ơn Thầy đã dạy dỗ, em muốn tặng Thầy món quà này, mong Thầy nhận nhé”. Những điều này nằm ngoài sự mong đợi của tôi, khiến tôi rất ngạc nhiên, kể từ khi ra nước ngoài, rất lâu rồi tôi không nhìn thấy chiếc bàn tính như vậy, có thể thấy đây là món quà đặc biệt mà cậu ấy đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Tôi xúc động không biết phải nói gì, đồng thời, tôi cũng thấy trong số các sinh viên đang xếp hàng chờ nộp bài phía sau, còn có em cầm thiệp trong tay, v.v…

Tôi chân thành nhận chiếc bàn tính và đặt nó trên bàn, rồi cảm ơn em ấy từ tận đáy lòng, chúc em ấy một kỳ nghỉ vui vẻ. Nhìn theo bóng cậu sinh viên khuất dần, tôi chợt nhớ, bình thường cậu ấy hiếm khi chủ động nói chuyện hoặc hỏi các vấn đề, cậu ấy cũng giống như bao cậu bé phương Tây vui vẻ và tự tin khác, sau giờ học tán gẫu với bạn bè ở bàn bên cạnh, nhưng cậu ấy chưa bao giờ nghỉ học và điểm thi của cậu rất tốt. Sau khi cậu ấy đọc xong cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta” bản tiếng Anh, cậu ấy đã viết một đoạn trong báo cáo khiến tôi ấn tượng sâu sắc: “Cuốn sách này không chỉ giúp em hiểu nhiều vấn đề mà chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã mang lại cho xã hội và nền kinh tế của chúng ta, mà còn giúp em nhận ra: quá trình chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội xâm nhập vào quốc gia chúng ta cũng giống như con ngựa thành Troia vào thành trong “Con ngựa thành Troia trong cuộc chiến thành Troia”. Cậu ấy giải thích thêm rằng, do đa số người ta chán ghét chủ nghĩa cộng sản, vì vậy mà một số kẻ có động cơ ngầm đã hoán đổi danh từ chủ nghĩa xã hội thành một vỏ bọc khác. Trên thực tế, hai từ này có nghĩa giống nhau. Điều mà chúng đại biểu là hình thái ý thức vô cùng nguy hiểm, mang đến sự uy hiếp to lớn cho quốc gia vĩ đại của chúng ta.

Sau giờ học, tôi viết một email cảm ơn cậu ấy một lần nữa. Tôi nói với cậu rằng, tôi rất trân trọng món quà đặc biệt này, nó làm tôi nhớ đến thời cắp sách đến trường, nhớ kỉ niệm vui về chiếc bàn tính mà bố mẹ chuẩn bị cho tôi trong cặp khi học môn toán ở trường.

Cậu ấy đã viết trong thư trả lời của mình rằng:

“Thưa giáo sư, em rất vui khi biết Thầy thích món quà của em, em cũng thực sự rất vui có thể mang đến cho Thầy một món quà khiến Thầy cảm thấy rất ý nghĩa. Em tìm thấy món quà này trong một cửa hàng có tên là công ty Liên Hoa chuyên sản xuất bàn tính gỗ Trung Quốc. Đây là một chiếc bàn tính cổ Trung Quốc, nó làm em nhớ đến môn kinh tế học, vì nó được dùng cho các phép tính toán học. Em thực sự rất cảm ơn Thầy vì tất cả những gì Thầy đã làm cho sinh viên chúng em, em thấy rằng Thầy rất quan tâm chúng em, hơn nữa, Thầy còn nỗ lực rất nhiều trong công việc, muốn chúng em nhận được sự giáo dục tốt cùng nhiều giá trị tốt đẹp khác. Em thực sự rất thích môn học này, bởi vì, em không chỉ được học về kinh tế học, mà còn được học nội dung liên quan đến ĐCSTQ và chủ nghĩa cộng sản, chưa kể còn có âm nhạc cổ điển.

Em rất yêu thương bố mình, ông thường nói với em về chủ nghĩa cộng sản là như thế nào trong thời gian ông sống ở Liên Xô. Bố em từng là một nghệ sĩ piano chuyên nghiệp ở Romania, ông đã đi đến khắp nơi trên thế giới và tham gia các cuộc thi, đồng thời ông cũng là một nhà soạn nhạc cổ điển. Vì vậy, được học những nội dung này trên lớp của Thầy có ý nghĩa rất lớn với em.

Em cảm thấy, việc học những nội dung này cũng rất quan trọng đối với các bạn sinh viên khác, bởi vì Trung Cộng có ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc, và Trung Cộng cũng có mối quan hệ mật thiết với quốc gia của chúng ta. Ngoài ra, âm nhạc cổ điển rất tốt cho trí não và sức khỏe thể chất của sinh viên. Thầy biết không? Có nghiên cứu chỉ ra rằng, cho thực vật nghe âm nhạc cổ điển có thể giúp thực vật phát triển lớn hơn, nhanh hơn; đổi lại, cho thực vật nghe nhạc rock và các loại nhạc khác thì chúng sẽ không phát triển tốt. Vậy nên, Thầy cho sinh viên nghe nhạc cổ điển có thể giúp chúng em phát triển tốt hơn trong tương lai, đồng thời cũng thông minh hơn. Em thực sự rất cảm ơn Thầy đã dạy chúng em những nội dung này.

Được biết Thầy thích món quà của em, em rất vui, em hy vọng nó có thể là một món quà mà Thầy sẽ luôn trân trọng trong những ngày tới. Đây là cách mà em bày tỏ lòng biết ơn đối với những người có ý nghĩa to lớn với em.

Cảm ơn Thầy đã dạy dỗ chúng em trên lớp, em thực sự rất cảm ơn Thầy vì tất cả những gì Thầy đã làm cho chúng em.”

Tôi đã rơi nước mắt khi đọc những lời từ tận đáy lòng của cậu sinh viên thiện lương và thuần chân này.

Tôi đã in lá thư này ra, cung kính đặt lên trước Pháp tượng Sư tôn, dâng lên Sư tôn, cảm ơn Sư tôn đã cứu độ chúng sinh. Tôi tin rằng, vào một ngày trong tương lai, các em ấy đều sẽ nhìn thấy Phật ân hạo đãng của Sư tôn, sẽ cảm tạ ân từ bi cứu độ của Sư tôn.

8. Lời kết

Sư phụ giảng:

“Kỳ thực chư vị ngày ngày đều ở bên cạnh tôi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])

Sư phụ giảng:

“Tu chính là tu tư tưởng của con người, từ tư tưởng mà thay đổi, tư tưởng của chư vị thuần tịnh tới mức độ nào, thì đó chính là quả vị.” (Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Trịnh Châu, Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Cảm tạ Sư tôn từ bi vĩ đại thời thời khắc khắc chăm sóc đệ tử, bảo hộ đệ tử, điểm hóa cho đệ tử khi đệ tử làm không đúng, ban trí huệ cho đệ tử, vì đệ tử mà chuẩn bị nền tảng trên con đường giảng chân tướng. Cảm ân Sư tôn đã cứu độ đệ tử, cứu độ chúng sinh. Cũng cảm ơn sự giúp đỡ vô tư của các đồng tu trong nhiều năm qua.

Sư phụ dùng sức chịu đựng to lớn để kéo dài thời gian, để các đệ tử cứu nhiều người hơn, ban cho chúng sinh cơ hội minh bạch chân tướng và được cứu. Sư phụ ơi, Ngài vất vả quá! Cảm tạ Sư phụ! Đệ tử hy vọng có thể thực sự tu tốt bản thân, dùng tâm thái thuần tịnh hơn nữa để làm tốt ba việc, cộng đồng đồng tu cùng tinh tấn, để con đường từ nay về sau càng tốt đẹp hơn.

Cảm tạ Sư phụ từ bi vĩ đại đã dạy bảo Pháp lý cho chúng con, để chúng con phản bổn quy chân, trở thành sinh mệnh mới đồng hóa với “Chân-Thiện-Nhẫn”. Cảm tạ ân từ bi cứu độ của Sư tôn!

Cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn các đồng tu!

(Pháp hội Quốc tế Trực tuyến năm 2021)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/20/【国际网上法会】大学讲台传真相(下)-427215.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/26/193841.html

Đăng ngày 09-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share