Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 02-06-2021] Thời gian trước có một đồng tu lâu rồi không liên lạc với tôi, nay cậu ấy liên lạc lại, và nói rằng cậu ấy không có ý định tu tiếp nữa. Cậu ấy là một học sinh trung học, cậu ấy đắc Pháp thông qua chương trình vòng tròn văn hóa Trung Quốc do một số đồng tu ở Trung Quốc tổ chức vào mấy năm trước, lúc mới bắt đầu cậu ấy rất tinh tấn, gần đây ‘nghiện’ chơi game online, và không còn tinh tấn như trước nữa. Cậu ấy nói với tôi một chút về cách nghĩ và ý kiến của mình. Ngoài việc cảm thấy khó chịu khi cậu ấy không định tiếp tục tu luyện ra, thì từ câu chuyện của cậu ấy, tôi cũng nhận thấy chúng ta giúp đỡ đồng tu mới chưa được tốt lắm. Vì vậy tôi viết xuống bài này, để chia sẻ cùng các đồng tu.

Từ góc độ của cậu ấy mà nói, khi bản thân vừa đắc Pháp cũng cảm thấy may mắn vì được kho báu quý giá, thời điểm đó cậu phải đi học ở trường mỗi ngày, nên chỉ còn thời gian buổi tối để đọc sách (Pháp) điện tử do một đồng tu đưa, tuy nhiên cậu thường trốn trên giường hoặc trong nhà tắm để đọc. Cậu ấy nói khi đó không biết không thể học Pháp ở chỗ dơ bẩn như nhà vệ sinh, nhưng thời điểm ấy cậu mười phần tinh tấn, cảm thấy cuộc sống của bản thân phát sinh thay đổi rất lớn, học tập có tiến bộ rất lớn, hoàn cảnh gia đình cũng trở nên hòa hợp hơn.

Nhưng hiện nay, khi cậu ấy không học Pháp nữa, cảm thấy làm một đệ tử Đại Pháp giống như có một áp lực vô hình đè nặng lên cậu ấy, ước thúc cậu ấy. Chúng ta đều biết, thời gian bây giờ ngày càng cấp bách, tất cả nhân tố tà ác cũng đang làm đủ mọi cách để kéo các đệ tử Đại Pháp xuống. Cậu ấy nói, cũng từng có đồng tu nói với cậu rằng đây là can nhiễu của cựu thế lực, những suy nghĩ này không phải của cậu ấy, nhưng cậu ấy lại cảm thấy nói như vậy quá hư huyễn.

Từ câu chuyện của cậu ấy, tôi thấy được một số nguyên nhân khiến cậu ấy không muốn tiếp tục tu luyện là:

Cậu nhận thấy một số chuyện không tốt của một vài học viên Đại Pháp (thậm chí là người học viên từng giới thiệu cho cậu đắc Pháp trước đây), điều này không phù hợp với những gì tốt đẹp của Đại Pháp mà các học viên đã nói với cậu lúc đầu. Khi nhìn thấy ngay cả học viên Đại Pháp từng hồng Pháp cho mình cũng phạm phải lỗi lầm rất không nên phạm, khiến hình tượng Đại Pháp trong tâm cậu ấy tan vỡ. Mặc dù khẳng định trong đó có cựu thế lực can nhiễu, nhưng là đệ tử Đại Pháp, chẳng phải chúng ta cũng có trách nhiệm rất lớn hay sao? Đặc biệt là khi làm những việc mà người thường coi là đáng xấu hổ nhưng lại tự xưng là đệ tử Đại Pháp, liệu có xứng đáng với danh hiệu thần thánh này không?

Thành tích học tập của cậu ấy ở trường trung học cơ sở không tốt lắm, về sau đắc Pháp, trạng thái tổng thể của cậu ấy dần dần thay đổi, bắt đầu học tập nghiêm túc, thành tích học hành cũng tăng lên, nhưng sau đó điểm thi trung học không như ý, không đạt tiêu chuẩn như bình thường. Tuy nhiên, cậu lại được nhận vào một trường với số điểm cao hơn nhiều so với điểm của mình, cậu rất vui, cảm thấy bản thân rất may mắn, trong tâm cũng có chút cảm ơn Đại Pháp. Sau khi vị đồng tu giới thiệu Pháp cho cậu ấy biết chuyện này, đã nói với cậu ấy rằng, đây đều là nhờ Sư phụ giúp, đều là phúc báo có được do cậu đắc Pháp. Cậu ấy cảm thấy chẳng lẽ không có chút công sức nào của mình trong đó hay sao? Nếu bản thân mình không hành động cũng không có được thành quả hôm nay. Vị đồng tu ấy còn nói với cậu ấy rằng tất cả mọi thứ đều do thiên thượng an bài, v.v., khiến cậu ấy hơi phản cảm.

Cậu ấy so sánh rằng: Hôm nay cậu đang nói chuyện với tôi, nếu tôi không muốn nói chuyện với cậu ấy, vậy tôi có thể không nói, vậy xem ra không phải điều gì cũng do Thần an bài, tất cả đều là ý nguyện của bản thân tạo thành. Một số đồng tu vì muốn đồng tu mới thêm tin tưởng vào Đại Pháp và Sư phụ, nên đã nói với người thường hoặc đồng tu mới rằng, đắc được Pháp sẽ có phúc phận. Khi người ấy thực sự đắc được một số lợi ích nơi người thường, thì đồng tu càng nhấn mạnh rằng đây đều là ân đức của Đại Pháp, v.v.. Là học viên lâu năm, chúng ta đều biết điều này là sự thật, dẫu chúng ta có nỗ lực, nhưng cũng là “tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân). Nhưng chúng ta nhận thức được như vậy là nhờ sự thăng hoa dần dần trong quá trình tu luyện nhiều năm qua. Nếu chúng ta thông qua phương thức này khiến người ta đắc Pháp tu luyện, có thể khiến đồng tu mới mang theo tâm hữu cầu mạnh mẽ, hoặc vì đắc lợi ích mới bước vào tu luyện.

Mỗi khi tâm trạng chán nản, cậu ấy nói chuyện với đồng tu, các đồng tu đều bảo cậu học Pháp nhiều hơn, học Pháp nhiều hơn, chứ không quan tâm và giúp đỡ cậu ấy ở phương diện khác, câu nói này càng lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cậu ấy cảm thấy phiền chán, càng không muốn học hơn nữa. Mặc dù chúng ta biết đệ tử Đại Pháp xác thực rất bận, không có thời gian nói chuyện với người thường, nhưng hãy nghĩ ngược lại, giúp đỡ đồng tu mới bước đi trên con đường tu luyện cũng là điều rất quan trọng. Tất nhiên chúng ta biết rằng học Pháp nhiều rất trọng yếu, bởi vì tất cả mâu thuẫn, rắc rối đều có thể được hóa giải thông qua học Pháp, nhưng chỉ bằng lời nói bảo đồng tu mới học Pháp nhiều hơn cũng ít nhiều có phần vô trách nhiệm trong đó, chưa kể khi làm như vậy cũng có tâm không nhẫn nại phải không?

Trước đây tôi đọc một số bài chia sẻ của đồng tu cũng đề cập rằng: Một số đệ tử Đại Pháp vì khuyên người nhà làm tam thoái, mỗi lần gặp mặt đều nhiệt tình chủ động chào hỏi, hỏi han ân cần, đến khi làm tam thoái xong thì khi gặp mặt trở nên vội vã thờ ơ, khiến rất nhiều người hảo cảm với Đại Pháp bắt đầu bước sang hướng ngược lại. Và sự tổn thương này không thể bù đắp được dựa vào sự hỏi han ân cần trước đây, kiểu suy nghĩ này cho rằng có thể tiết kiệm thời gian nhưng cuối cùng khiến thành quả trước đây hỏng hết.

Còn có một số đồng tu thường nói nước Mỹ tốt ra sao, còn Trung Quốc lại như thế như thế, Đảng Cộng sản bất hảo như thế như thế, hơn nữa mỗi khi nói về điều này thì tâm trạng sôi sục, mang theo tâm oán hận mạnh mẽ và cảm xúc người thường, lưu lại cho cậu ấy ấn tượng đồng tu là kiểu người thích bình luận ở khắp mọi nơi nhưng không làm những điều thực tế, đồng thời cậu ấy cảm thấy nước Mỹ cũng không tốt như vậy. Đúng là đệ tử Đại Pháp cần giảng thanh chân tướng cho mọi người, nhưng nếu không phải trong tình huống đang giảng chân tướng, mà liệt kê những hiện tượng bất hảo trong xã hội hiện nay với tâm trạng đầy oán hận và kích động, phải chăng sẽ khiến người thường hoặc đồng tu mới cảm thấy chúng ta là một nhóm người ôm tức tối đầy bụng với trạng thái tiêu cực hay sao? Trong khi là đệ tử Đại Pháp còn có vấn đề tu khẩu nữa mà!

Bên cạnh đó, cậu ấy cảm thấy làm đệ tử Đại Pháp có quá nhiều quy định cứng nhắc. Có thể do các đồng tu xung quanh thường yêu cầu cậu điều này, yêu cầu điều khác, khiến đồng tu mới cảm thấy nhất thời khó làm được, rất khó buông bỏ các chấp trước trong một thời gian ngắn, cho nên cảm thấy mặt nào cũng bị ước thúc. Đôi khi đồng tu yêu cầu đồng tu mới quá cao, nhưng lại không dành cho họ sự giúp đỡ và quan tâm thực sự, năm đó khi Sư phụ truyền Pháp cho chúng ta là từ nông cạn vào thâm sâu, từng bước một, ấy là thể hiện của tâm nhẫn nại.

Cậu ấy còn nhắc đến mẹ của mình cũng đắc Pháp cùng thời điểm, nhưng bà thường không học Pháp, chỉ nghe Pháp, còn thường nằm nghe, vừa làm việc vừa nghe, cậu ấy nói với mẹ làm thế là không kính Sư không kính Pháp, nhưng mẹ cậu mặc kệ không quan tâm, lúc dạy dỗ cậu vẫn thường la mắng, thậm chí còn đánh cậu ấy. Cậu ấy nói bề ngoài thì mẹ học Pháp, tu luyện, nhưng tác phong vẫn y nguyên như người thường, bình thường vì duy trì mối quan hệ với đồng tu mới phối hợp học Pháp với đồng tu khác (cùng học Pháp trên nền tảng internet), cậu ấy cảm thấy đây căn bản không phải là đệ tử Đại Pháp. Bình thường cậu cũng không tiếp xúc với các đồng tu khác, nên biểu hiện của mẹ khiến cậu cảm thấy học Pháp rồi cũng không có tác dụng, do đó cậu nói sẽ không học nữa.

Ngoài ra, cậu ấy cảm thấy đồng tu hễ giảng chân tướng liền bất ngờ nói ngay tam thoái, hơn nữa cảm thấy truyền thông nước ngoài nhìn chung thường nói Trung Quốc tồi tệ như thế nào, Mỹ tốt như thế nào, và chỉ trích lẫn nhau với truyền thông trong nước, khiến cậu ấy cảm thấy khó hiểu và khó có thể tiếp thu. Đồng tu mới chỉ vừa đắc Pháp, thời gian dài trước đây bị nhúng chìm trong văn hóa đảng, bị tà đảng tẩy não, một số điều mà chúng ta coi là đương nhiên và dễ hiểu có thể là thái quá và quá cực đoan trong mắt họ. Có lẽ khi giảng các vấn đề liên quan với đồng tu mới, cần chú ý từng bước một, tốt hơn nên để họ có một quá trình tiếp nhận.

Sau khi nói xong những lời này, cậu ấy đã xóa tôi khỏi danh sách bạn bè trò chuyện trực tuyến của mình.

Trên đây là nguyên nhân mà cậu ấy chia sẻ vì sao không muốn tiếp tục tu luyện, và một số suy nghĩ của tôi. Một sinh mệnh có thể đắc Pháp thật không dễ dàng gì, nếu vì đồng tu lâu năm chúng ta làm không tốt mà đẩy đồng tu mới ra, thì thực sự quá có lỗi với những sinh mệnh này!

Nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính! Hợp thập!

[Ghi chú của ban biên tập: Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, cùng quý đồng tu đối chiếu, để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu” (Hồng Ngâm)]

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/2/和一位修不下去的新同修交流所感-426450.html

Đăng ngày 11-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share